Phương pháp dập tấm đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng ở Việt Nam do tính ưu việt nổi trội của nó Một số nghiên cứu khảo sát về công nghệ dập tấm được đề cập trong các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ và các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp
Luận án tiến sĩ [49]“Nghiên cứu công nghệ tạo hình chi tiết dạng vỏ mỏng bằng
phương pháp dập thủy tĩnh” do TS Lê Trung Kiên thực hiện đã được nghiên cứu trong
khuôn khổ dập tạo hình thủy tĩnh chi tiết tấm đơn với mục đích làm chủ công nghệ tạo hình kim loại bằng công nghệ dập thủy tĩnh Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến khả năng tạo hình chi tiết tấm Xây dựng miền làm việc và hàm quan hệ của thông số công nghệ chính: lực chặn, độ sâu tương đối của sản phẩm và xác định ảnh hưởng của các thông số công nghệ cơ bản đến độ chính xác hình học của sản phẩm đáp ứng yêu cầu chế tạo các chi tiết trong ngành công nghiệp ôtô, xe máy
Luận án tiến sĩ [50] “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ cơ bản
trong dập thủy cơ vật liệu tấm” do TS Nguyễn Văn Thành thực hiện đã nghiên cứu, thu
thập và xử lý số liệu đo các thông số công nghệ chính, xác định mối quan hệ tương hỗ giữa các thông số tạo hình, xây dựng miền làm việc và mô hình toán học mối quan hệ thông số công nghệ ảnh hưởng đến độ chính xác hình học sản phẩm là độ côn Tuy nhiên, nghiên cứu này tập trung nghiên cứu về công nghệ dập thủy cơ chi tiết dạng cốc từ phôi tấm
Luận án tiến sĩ [51] “Nghiên cứu công nghệ dập tạo hình đồng thời cặp chi tiết dạng
tấm mỏng bằng nguồn chất lỏng áp suất cao” do TS Đinh Văn Duy thực hiện đã nghiên
cứu phương pháp và quy trình mô phỏng số, phương pháp thiết kế, xây dựng hệ thống thực nghiệm làm cơ sở cho việc phát triển công nghệ Xác định được các quy luật tác động của các thông số công nghệ ( lực chặn, áp suất lòng cối) và thông số hình học của dụng cụ ( bán kính lượn miệng cối) đến quá trình tạo hình thủy tĩnh cặp phôi tấm hàn và không hàn
Ngoài ra còn có các đề tài Luận án nghiên cứu về công nghệ dập ở trạng thái nóng như: Luân án tiến sĩ [52]“Nghiên cứu công nghệ biến dạng tạo hình siêu dẻo сhi tiết
rỗng có hình dạng phức tạp từ hợp kim nhôm hệ Al - Zn - Mg – Cu” do TS Nguyễn
Mạnh Tiến thực hiện đã nghiên cứu công nghệ tạo hình siêu dẻo tấm kim loại bằng áp suất khí nén trong trạng thái biến dạng tự do Trên cơ sở phân tích các bài toán biến dạng, xác định các thông số công nghệ chính ảnh hưởng đến quá trình tạo hình siêu dẻo và nghiên cứu các phương pháp làm nhỏ hạt kim loại, áp dụng cho hợp kim nhôm độ bền cao AA7075
Luận án TS Phan Thị Hà Linh [53] và TS Bùi Khắc Khánh [54] đã sử dụng mô phỏng số áp dụng trong gia công áp lực và nghiên cứu các ảnh hưởng các thông số công nghệ, hình học đến các chỉ tiêu đầu ra bằng phương pháp mảng trực giao Taguchi và kết hợp với các mô phỏng phương pháp phần tử hữu hạn (FEM)