Về khuôn khổ pháp lý

Một phần của tài liệu Quản lý nợ nước ngoài ở việt nam thể chế và nội dung (Trang 38 - 39)

Cơ cấu dư nợ của chính phủ phân loại theo tiền tính đến 31/12/

3.1.Về khuôn khổ pháp lý

Đối với nguồn vốn ODA

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về quản lý nguồn vốn này để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Việt Nam và tiến tới từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế bằng cách: Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và triển khai có hiệu quả một số cơ chế quản lý, quy chế cho vay lại, thuế đối với các dự án ODA, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, chính sách đối với chuyên gia; hoàn thiện cơ chế thẩm định dự án, thẩm định giá, thẩm định mức chi tiêu, phí tư vấn đối với các cơ quan trong và ngoài nước, quy chế kiểm tra, kiểm soát đối với các dự án ODA. Ban hành quy chế trách nhiệm kèm theo chế độ thưởng, phạt đối với các đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc sử dụng ODA; nghiên cứu và ban hành quy chế thu hồi vốn trực tiếp và hoàn trả một phần vốn vay nước ngoài từ nguồn thu phí đối với một số công trình công cộng như giao thông vận tải, cấp thoát nước, ý tế… để nâng cao trách nhiệm quản lý sử dụng vốn và giảm một phần gánh nặng nợ nước ngoài cho ngân sách nhà nước.

30

Đối với việc vay và trả nợ thương mại nước ngoài của khu vực doanh nghiệp

Cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ các khoản vay thương mại thông qua hạn mức vay thương mại hàng năm, xây dựng cơ chế thích hợp trong việc quản lý các khoản vay thương mại ngắn hạn nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đồng thời ổn định kinh tế vĩ mô; nghiên cứu lộ trình và bước đi cụ thể đối với việc tự do hóa thị trường vốn trong điều kiện hội nhập quốc tế; tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính; tạo khả năng huy động nguồn vốn gián tiếp nước ngoài phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước; nghiên cứu ban hành Luật quản lý đầu tư gián tiếp…

Về dài hạn, cần xây dựng Luật hoặc Pháp lệnh quản lý nợ nước ngoài. Tiền đề của việc nghiên ứu ban hành Luật hoặc Pháp lệnh phải xuất phát từ khâu tổ chức đến khâu thực hiện, gạt bỏ sự chồng chéo hoặc mâu thuẫn trong việc phân công. Luật hoặc Pháp lệnh về quản lý nợ nước ngoài sẽ là văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất về quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý nợ nước ngoài. Pháp lệnh được xây dựng phù hợp với thực tiễn trong từng giai đoạn phát triển kinh tế, là căn cứ hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về nợ nước ngoài.

Việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý nợ nước ngoài sẽ chỉ có tác dụng thực sự nếu như hiệu lực thi hành các quy định về nợ nước ngoài được đảm bảo và ngày càng được nâng cao. Như vậy phải quán triệt nhận thức đối với cả người quản lý và đối tượng được quản lý, tăng cường công tác kiểm tra giám sát quá trình thực hiện, áp dụng cơ chế thưởng-phạt một cách nghiêm minh, công khai.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ nước ngoài ở việt nam thể chế và nội dung (Trang 38 - 39)