Mô tả những nội dung hoạt động đã tham gia tại cơ sở thực tập

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần giống gia cầm sao việt, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 31)

3.2.1. Tham gia trải nghiệm thực tế kỹ thuật chăn nuôi gà mái đẻ.

* Những công việc cụ thể: + Dọn dẹp và quét vôi nền

+ Sát trùng nền thật kỹ bằng thuốc sát trùng hoặc quét nước vôi đặc. + Dải chấu + Đảo phân + Rửa máng ăn + Đếm số lượng máng ăn + Chăn nuôi gà + Hỗ trợ phân loại gà

+ Tổng vệ sinh trong trại và xung quanh trại hàng ngày * Kết quả đạt được:

+ Học hỏi được các phương pháp nuôi gà đẻ

+ Tìm hiểu được những thuận lợi, khó khăn trong quá trình chăn nuôi gà đẻ. + Cách để phòng chống và xử lý khi gà bị bệnh.

+ Tổng vệ sinh chuồng trại để đảm bảo vệ sinh xung quanh trại. * Bài học rút ra:

+ Sau 4 tháng thực tập và học tập trải nghiệm bản thân em đã học hỏi được một số kỹ năng và phương pháp chăn nuôi gà đẻ một cách hiệu quả. Bên cạnh những công việc trên bản thân em, cũng đã dành thời gian sau những giờ làm việc để tìm hiểu thêm về một số vấn đề liên quan đến gà thịt để sau khi ra trường nếu có cơ hội được thực hiện một ý tưởng hay một dự án về chăn nuôi

gà. Thì bản thân em cũng có những kiến thức cơ bản nhất định để thực hiện ý tưởng hay một dự án nào đó.

3.2.2. Tham gia các hoạt động như nhặt và xếp trứng gà

* Những công việc cụ thể:

+ Gà hậu bị thường đẻ trứng liên tục từ khi bắt đầu đẻ, thường đẻ nhiều vào thời điểm từ 10-11h trưa và 2h chiều đến 4h chiều. Thu nhặt trứng vào liên tục khi gà đẻ cách 10 phút nhạt 1 lần để tránh trứng không bị gà làm bẩn hoặc bị dập, vỡ. Trứng xếp vào khay để chuyển vào kho lạnh để bảo quản.

+ Để trứng sạch sẽ. Trứng sau khi nhặt xong được phân làm nhiều loại: + Trứng ấp (là loại to đều, không méo, lớp vỏ trứng dày, không dập vỡ

1 khay trứng phải đạt 1,8kg.)

+ Trứng loại nhỏ (là trứng không đủ tiêu chuẩn ấp, vỏ bị biến dạng hoặc vỏ mỏng.)

+ Trứng hai lòng (là loại trứng to hơn bình thường, soi thấy 2 lòng đỏ bên trong).

+ Trứng dập.

Trứng bẩn có thể rửa bằng dung dịch có sát trùng, tỷ lệ pha 1/300, nhiệt độ nước trong quá trình rửa là 370C. Trong quá trình rửa trứng tuyệt đối không được rửa trứng bằng nước lã, nước bẩn, vì như thế sẽ dễ dàng làm cho vi sinh vật xâm nhập và làm trứng thối.

Trứng cần được bảo quản ở nhiệt độ 15 - 200C và bảo quản từ 7 – 10 ngày. Nếu để lâu tỷ lệ chết phôi trong quá trình ấp sẽ tăng.

*Kết quả đạt được:

+ Nắm bắt được giờ đẻ của gà. + Cách vệ sinh trứng an toàn. +Cách bảo quản trứng.

+ Phân loại được trứng. * Bài học rút ra:

+ Qua một quá trình thăm hoạt động nhặt trứng, thì kỹ thuật nhặt trứng phải hết sức cẩn thận vì trứng rất dễ vỡ. Và phải bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, một cách cẩn thận để tỷ lệ sinh nở của trứng được đạt hiệu quả cao nhất.

+ Trong việc chọn và phân loại trứng cũng vậy phải đảm bảo tiêu chuẩn tỷ lệ của trứng để đảm bảo tỷ lệ nở 90_97%.

3.2.3. Thực hiện công việc đảo trộn, bổ sung đệm lót chuồng

* Những công việc cụ thể:

+ Phương pháp làm đệm lót với nguyên liệu là trấu:

- Đối tượng áp dụng: Sử dụng cho chuồng nuôi gà thịt gà úm gà gà đẻ.

- Tùy vào diện tích chuồng và loại chế phẩm cần sử dụng mà tính toán ví dụ như: 50 bao trấu dùng cho một ô gà với diện tích chuồng là 700m2.

- Các bước làm đệm lót sinh học từ trấu:

+ Bước 1: Rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dày khoảng 10-15 cm, sau đó phun thuốc đảo đều.

+ Bước 2: Để từ 7-10 ngày.

+ Bước 3: Thả gà vào các ô trong chuồng.

*Kết quả đạt được:

+ Đảm bảo vệ sinh chất lượng chuồng trại. * Bài học rút ra:

+ Qua việc thực hiện đảo trộn, bổ sung đệm lót chuồng ta thấy đây cũng là một công việc không thể thiếu trong quá trình chăn nuôi gà. Để đảm bảo chất lượng gà cũng như đảm bảo cho gà có một môi trường phát triển tốt nhất.

3.2.4. Thực hiện việc vệ sinh chuồng trại

+ Vệ sinh chuồng trại là một công việc hết sức quan trọng vì nó cũng là một phần quyết định đến dịch bệnh của gà.

* Những công việc cụ thể như sau. + Vệ sinh máng ăn, máng uống cho gà.

Các loại máng đựng thức ăn, nước uống cho gà là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, vì vậy trước khi cho gà ăn cần phải được cọ rửa hàng ngày và được khử trùng thường xuyên.

+ Thay máng phân.

Chuồng nuôi gà đẻ trứng có ổ đẻ gà nhảy lên ỉa vào thì phải quét dọn đi. Sau một ngày máng nào cũng đầy phân dơ bẩn nên cần được lấy ra cọ rửa cho sạch sẽ rồi mới để vào chỗ cũ dùng tiếp. Để hợp vệ sinh hơn, mỗi chuồng nên rửa thường xuyên, máng dùng hôm qua đã được cọ rửa sạch sẽ và phơi nắng sát trùng sẽ dùng cho hôm nay. Còn cái máng bẩn hôm nay sẽ được làm vệ sinh sạch dành dùng cho ngày mai.Quét dọn thức ăn vương vãi.Gà có thói quen khi ăn thường dùng mỏ quẹt qua quẹt lại vào thành máng, mục đích là cố tìm thức ăn khoái khẩu để ăn trước nên thức ăn mới bị văng tung tóe ra ngoài. Ít con gà nào chịu khó nhặt nhạnh từng hạt rơi hạt rụng đó, nên ta cần phải quét dọn cho sạch sẽ. Nếu cứ để vương vãi như vậy, khi gà ăn vào thì gà sẽ bị chết khi ăn cả trấu vào ruột. Càng gây hại cho sức khỏe của gà.

+ Quét dọn chuồng trại.

Những lối đi trong chuồng gà và hành lang xung quanh khu vực chuồng gà cần phải được quét dọn sạch sẽ luôn. Có như vậy mới ngăn ngừa được những mầm mống bệnh tật từ bên ngoài xâm nhập vào khu vực chăn nuôi …

+ Những công việc cần làm hàng tháng.

Có nhiều việc không đòi hỏi bạn phải vệ sinh chuồng trại nuôi gà hàng ngày mà hàng tuần hay hàng tháng mới làm một lần như:

Tẩy uế các dụng cụ trong chuồng trại.

Những dụng cụ trong chuồng trại nuôi gà như cuốc xẻng, xe rùa, thau sồ, thúng rổ, chổi … cần được tẩy uế sau mỗi lần sử dụng mới hợp vệ sinh. Thế

nhưng, thường thì ta chỉ rửa qua loa cho sạch đất cát mà thôi, sau đó khi cần lại lấy ra dùng tiếp.

Khử mùi hôi.

Chuồng gà nếu làm đúng kỹ thuật, lúc nào cũng được thông thoáng mát mẻ và giữ gìn vệ sinh tốt thì mùi hôi thối cũng không đến nỗi quá nồng nặc, khó ngửi.

Mùi hôi thối không những gây khó chịu cho người mà còn có hại đến sức khỏe của loài gà, vì gà rất mẫn cảm với mùi xú khí này, dễ bị bệnh đường hô hấp.

Ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập.

Một cách giữ gìn vệ sinh chuồng trại nuôi gà tránh được mầm bệnh xâm nhập chính là khử trùng chuồng trại định kỳ hàng tháng. Ngoài cũng nên khử trùng những người có phận sự quét dọn, cho gà ăn uống trước khi vào chuồng gà. Một trong những dung dịch diệt khuẩn được các trang trại sử dụng rộng rãi hiện nay chính là Arusan, dung dịch diệt khuẩn tự nhiên, rất an toàn cho người sử dụng.

Khử trùng chuồng gà.

Bên cạnh việc vệ sinh chuồng trại thì vấn đề khử trùng để tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh cho vật nuôi cũng phải được thực hiện thường xuyên.

Phun khử trùng chuồng trại định kỳ.

Sát trùng định kỳ chuồng trại chăn nuôi: Pha loãng theo tỷ lệ 1:400 (2,5 ml/lít nước). Định kỳ 10 -15 ngày/lần.

Tiêu độc hố sát trùng, xác động vật: pha loãng 1:100 (10 ml/lít nước).

Sát trùng xe vận chuyển gia súc, nhà giết mổ gia súc, nhà vắt sữa, lò ấp trứng: pha loãng 1:500 (2 ml/lít nước).

Khử trùng trứng trước khi ấp (nhúng trứng): Pha loãng 1:1.000 (1 ml/lít nước). Khử trùng nước uống cho vật nuôi: pha loãng 1:2.000 ( 0,5 ml/lít nước ).

Tẩy trùng thiết bị: 1:500 (2 ml/lít nước). Rửa sạch dụng cụ, sau đó dùng thuốc đã pha loãng phun, xịt hoặc ngâm dụng cụ.

*Kết quả đạt được:

+ Đảm bảo an toàn vệ sinh chuồng trại. + Chuồng trại luôn thoáng mát.

+ Hạn chế bệnh tật cho gà. * Bài học rút ra:

+ Qua những công việc đã cùng tham gia cho ta thấy việc thực hiện vệ sinh chuồng trại là rất cần thiết. Nó cũng là yếu tố quyết định tình trạng phát triển của gà. Từ những công việc hằng ngày đến những công việc hằng tháng, cần phải thực hiện một cách nghiêm túc và đảm bảo thực hiện đúng cách, để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình chăn nuôi gà.

3.2.5. Kiểm tra chọn cách ly gà yếu, ốm

Việc kiểm tra chọn và cách ly gà yếu, ốm là một công việc rất quan trọng, để tránh lây bệnh giữa các con gà trong chuồng. Để đảm bảo gà luôn khỏe mạnh.

* Những công việc cụ thể:

+ Tập trung gà :( dồn vào một góc của ô, để thuộc lợi cho quá trình chọn gà.) + Chọn những con gà ốm yếu ngồi im một chỗ hoặc không ăn, màu đỏ, sưng vù, bị mù mắt.

+ Xong khi chọn gà ốm yếu xong sẽ đưa vào một ô gà riêng gọi là ô gà loại, để đảm bảo an toàn cho các con gà khác trong chuồng để tránh lại lây bệnh ra các con khác.

+ Đối với gà đẻ thì việc phân loại gà cách một tuần ta nên thực hiện một tuần. * Kết quả đạt được:

+ Biết cách chọn gà + Phân loại được gà + Cách để cách ly gà

* Bài học rút ra:

+ Từ những công việc trên cho ta thấy việc kiểm tra và chọn gà yếu là một việc rất quan trọng. Nếu ta không kiểm tra và loại bỏ kịp thời thì khi 1-2 con trong chuồng bị bệnh thì sẽ dẫn đến việc lại lây nhiễm ra các con khác rất cao. Từ đó kéo đến cả chuồng sẽ bị bệnh làm cho hiệu quả kinh tế giảm, mất nhiều chi phí thuốc thang không đáng có.

3.2.6. Tham gia việc tiêm vacxin cho gà

* Những công việc cụ thể:

Tham gia tiêm vaccine cho đàn gà bố mẹ.

+ Chuẩn bị dụng cụ (xilanh, thùng đựng vaccine, đá khô), vaccine (theo lịch) + Pha nước điện giải và vitamin C

+ Nhỏ vaccine(nhỏ mắt), tiêm ức hoặc tiêm dưới da cổ. * Kết quả đạt được.

+ Hoàn thành các công việc vacxin cho gà + Đảm bảo gà không chết

* Bài học rút ra

+ Quy trình vaccine phòng bệnh trên đàn gà bố mẹ

+ Để giảm stress sau khi vaccine và đáp ứng tạo miễn dịch tốt hơn nên pha dung dịch vitamin C và điện giải.

3.2.7 Tham gia chuẩn bị chuồng cho lứa mới.

* Những công việc cụ thể: + Dọn chất độn chuồng

+ Rửa chuồng bằng máy áp lực + Sửa chuồng bằng bặt sườn + Rửa ổ đẻ

+ Phun sát trùng lần 1 + Rải trấu độn chuồng

+ Phun đồng sunfat (CuSO4) 2 lần + Xử lý nấm mốc ở trấu

+ Phun sát trùng lần 2

+ Thời gian trống chuồng từ 15-20 ngày trước khi vào lứa gà mới * Kết quả đạt được:

+ Tham gia chuẩn bị 2 chuồng cho lứa gà mới * Bài học rút ra:

+ Sau một lứa gà xuất đi thì dọn dẹp chuồng trại lại từ đầu là một công việc hết sức quan trọng. Để đảm bảo an toàn vệ sinh, chống dịch bệnh hay những vấn đề xấu ảnh hưởng đến lứa mới cho nên việc tham gia chuẩn bị chuồng cho lứa mới là rất cần thiết.

3.3. Kết quả tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanhtại Công ty Cổ phần Giống gia cầm Sao Việt tại Công ty Cổ phần Giống gia cầm Sao Việt

3.3.1. Tìm hiểu mô hình tổ chức tại Công ty Cổ phần Giống gia cầm SaoViệt Việt

3.3.1.1. Phòng Hành chính kế toán

a - Sơ đồ tổ chức

Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức Phòng Hành chính – Kế toán

- Quản lý toàn bộ hồ sơ cán bộ công nhân viên, đề xuất giải quyết các vấn đề liên quan đến chế độ lương, thưởng, BHXH.

- Hạch toán tài chính và báo cáo thuế.

- Thực hiện các hoạt động giao dịch mua bán trang thiết bị, máy móc, vật tư, con giống, thức ăn chăn nuôi,…Trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.

- Bảo vệ tài sản, an ninh trật tự tại văn phòng công ty, tại trang trại giống và trạm ấp trứng nở giống gia cầm của đơn vị.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc trực tiếp giao.

* Nhân viên 1:Phụ trách công tác tài chính kế toán:

+ Tham mưu xây dựng phương án tài chính, tiền lương và theo dõi việc thực hiện phương án tiền lương, tiền công, tiền thưởng, lập bảng lương và BHXH.

+ Tổng hợp theo dõi nhập – xuất tài sản, sản phẩm, cân đối và báo cáo tài chính hàng ngày, định kỳ và quyết toán thuế với cơ quan nhà nước.

+ Thực hiện và làm các nhiệm vụ khác do sự phân công của trưởng phòng.

* Nhân viên 2:Phụ trách hành chính

+ Tham gia xây dựng phương án nhân sự, kiểm tra theo dõi và đôn đốc tiến độ thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Quản lý con dấu của công ty.

+ Giải quyết những vấn đề liên quan đến nhân sự như tuyển dụng, chế độ lương, thưởng, BHXH và quản lý toàn bộ hồ sơ cán bộ công nhân viên trong công ty.

* Nhân viên

3:Phụ trách kinh doanh

+ Tham gia xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, theo dõi việc thực hiện của các hợp đồng kinh tế.

+ Thực hiện tốt các hoạt động quảng bá, tiếp cận khách hàng, giao dịch mua bán và chăm sóc khách hàng.

+ Theo dõi đôn đốc thu các khoản nợ trong năm.

+ Thực hiện tốt các nhiệm vụ khác do trưởng phòng phân công.

* Tạp vụ kiêm lái xe

+ Thực hiện nhiệm vụ đưa đón lãnh đạo đi công tác.

+ Quản lý, bảo quản, bảo dưỡng xe và các trang thiết bị tại văn phòng công ty.

+Thực hiện và làm các nhiệm vụ khác dưới sự phân công của trưởng phòng.

* Tổ bảo vệ

+ Chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác bảo vệ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công tại khu văn phòng công ty, tại trang trại gà giống, tại trạm ấp trứng nở.

+ Nhận báo chí, công văn đi và đến. Vào sổ lưu trữ.

+Thực hiện và làm các nhiệm vụ khác dưới sự phân công của trưởng phòng.

3.3.1.2. Trang trại gà giống

Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức trang trại gà giống - Công ty CP Giống gia cầm Sao Việt

B. Chức năng và nhiệm vụ :

- Huy động nguồn nhân lực, vật tư, trang thiết bị phục vụ cho quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng gà hậu bị và gà mái đẻ tại trang trại.

- Chăm sóc, nuôi dưỡng 2 trại gà hậu bị với số lượng đàn khoảng 3 vạn con.

- Chăm sóc, nuôi dưỡng 2 trại gà đẻ trứng với số lượng đàn khoảng 6 vạn con.

- Phụ trách công việc phòng chống dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại và môi trường chăn nuôi an toàn.

- Thực hiện việc chuyên môn kỹ thuật trong việc lai ghép giống theo chỉ đạo của Ban Giám đốc đúng kỹ thuật.

- Kiểm tra, kiểm soát số lượng và chất lượng trứng trong quá trình sản xuất đảm bảo chất lượng để đem ấp nở.

- Quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa chuồng trại, trang thiết bị vật tư phục vụ cho sản xuất tại trang trại. Tiêu thụ phân thải và thanh lý gà mái già sau khai thác trứng.

- Bảo vệ tài sản, an ninh trật tự tại trang trại giống.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc trực tiếp giao.

- Quản lý chung và điều hành toàn bộ hoạt động của trang trại gà giống, kiêm phụ trách kỹ thuật phối hợp với cán bộ kỹ thuật công ty.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần giống gia cầm sao việt, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 31)