Phân tích sinh trưởng, phát triển và hình thái của các dòng đậu tương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ CRISPRCas9 trong tạo đột biến gen GmGOLS03, GmGOLS19 trên cây đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) nhằm giảm lượng đường họ raffinose trong hạt. (Trang 86 - 88)

4. Những đóng góp mới của luận án

3.5.1 Phân tích sinh trưởng, phát triển và hình thái của các dòng đậu tương

tương mang đột biến định hướng

Như đã trình bày bên trên, nhằm phục vụ định hướng chọn tạo giống đậu tương Việt Nam có chất lượng tốt phục vụ công tác gieo trồng và chế biến trong tương lai, luận án tập trung nghiên cứu và phân tích sinh trưởng, phát triển, thành phần hạt của dòng đậu tương đột biến thu được của giống ĐT26 trong điều kiện nhà lưới ở miền Bắc nước ta.

3.5.1. Phân tích sinh trưởng, phát triển và hình thái của các dòng đậu tương mang đột biến đột biến

Lựa chọn các cây đậu tương đột biến đồng hợp T2 (thế hệ con của DT1.1-4, DT1.1-5, DT1.1-6, DT1.1-7, DT1.1-14) và cây wild-type ĐT26 để trồng trong điều kiện nhà lưới nhằm phân tích hình thái (Hình 3.21, Hình 3.22).

Hình 3.21.Hình thái của các dòng đậu tương đột biến trồng trong nhà lưới

A. Cây trồng sau 40 ngày; B. Lá của cây trồng sau 40 ngày

Kết quả thực tiễn ghi nhận không có sự khác biệt có ý nghĩa về hình thái cây giữa các dòng đột biến GmGOLS và cây không mang đột biến (WT-wild-type). Cây đột biến và cây WT cũng cho số lóng tương tự nhau (13±1). Số cành cấp 1 có sự thay đổi nhẹ giữa cây WT (5 ± 1) và dòng đột biến (4 ± 1), nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (Hình 3.22A). Hơn nữa, chiều dài và chiều rộng lá trung bình của

các dòng đột biến cũng tương đương với các cây WT, một lần nữa sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (Hình 3.22B).

Hình 3.22. Biểu đồ thể hiện sự sinh trưởng và khối lượng hạt của các dòng đậu

tương đột biến

Biểu đồ thể hiện sự sinh trưởng (A, B) và khối lượng 100 hạt (C) của các dòng đậu tương đột biến

Trong điều kiện nhà lưới, cây đậu tương đột biến GmGOLS được kiểm tra cho thấy khối lượng hạt không thay đổi so với cây wild-type (Hình 3.22C). Nhìn chung, những dữ liệu này chỉ ra rằng đột biến bất hoạt gen GmGOLS03GmGOLS19

kiện nhà lưới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ CRISPRCas9 trong tạo đột biến gen GmGOLS03, GmGOLS19 trên cây đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) nhằm giảm lượng đường họ raffinose trong hạt. (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)