Pháp đạt thông (Dhammapaṭisambhidā), là trí hiểu rõ pháp, biết rõ các nguyên lý của ý nghĩa; tuệ có khả năng tổng trì pháp đề.

Một phần của tài liệu VÔ NGÃ & SILAVANTA (Trang 29)

II. Giới Thiệu Các Uẩn

2. Pháp đạt thông (Dhammapaṭisambhidā), là trí hiểu rõ pháp, biết rõ các nguyên lý của ý nghĩa; tuệ có khả năng tổng trì pháp đề.

được hoàn hảo cho đến mức có thể. Vì thế Ngài sẽ rút từ những bài kinh và chú giải có liên quan khác để gồm chúng vào trong những bài giảng của ngài. Sau đó những buổi giảng được ghi chép lại và xuất bản, kết quả là cuốn sách lên đến cả năm trăm trang.

Chọn bài kinh Sīlavanta này để thuyết giảng trong khoá tu tập, tôi quyết định theo lối trình bày của Mahāsī Sayadaw. Mặc dù ngài dành mười sáu buổi giảng cho bài kinh, tôi chỉ có thể dành ra chín, bởi vì khoá tu tập của chúng ta chỉ có chín ngày. Vì thế một số điều sẽ phải bỏ ra. Nhưng tôi sẽ bao gồm tất cả những gì được xem là cần yếu cho việc hiểu bài Kinh này và cho việc hiểu pháp hành thiền.

Sīlavanta Sutta là một cuộc thảo luận giữa hai vị sư lỗi lạc của Đức Phật, Tôn giả Sāriputta (Xá-lợi-phất) và Tôn giả Mahākoṭ ṭhika (Ma ha Câu-hi-la). Tôn giả Sāriputta có lẽ đã quá nổi tiếng cho nên không cần phải giới thiệu ở đây. Tôi hy vọng tất cả các bạn đều đã biết ngài là ai rồi. Ngài là bậc thượng thủ thinh văn của Đức Phật, được Đức Phật tuyên bố là tối thắng trong số các vị đệ tử có trí tuệ của ngài (trí tuệ đệ nhất). Tức là trong lĩnh vực trí tuệ ngài là người thứ hai chỉ đứng sau Đức Phật mà thôi.

Nhưng Tôn giả Mahākoṭ ṭhika không được nổi tiếng lắm như ngài Sāriputta, vì thế các bạn không nghe nói nhiều về ngài. Ngài được Đức Phật tuyên bố là tối thắng trong số những vị đệ tử có paṭisaṁbhidā, tứ tuệ phân tích hay bốn loại trí phân tích mà chỉ các bậc A-la-hán và các

bậc đã đạt đến giác ngộ mới đắc được. Tuy nhiên, một trường hợp ngoại lệ là tôn giả Ānanda, người được mô tả như đã đắc tứ tuệ phân tích2, paṭisambhidā, trong lúc chỉ là bậc Thánh Tu-đà-hoàn (Sotāpanna), vào thời Đức Phật.

Trong bản dịch Anh ngữ, tên của Tôn giả Mahākoṭ ṭhika được viết tận cùng với ‘ta’ (MahāKoṭ ṭhita). Nhưng trong kỳ Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ Sáu, tên ngài được đọc là Mahākoṭ ṭhika, tận cùng với ‘ka’. Tuy nhiên, trong các bản in kinh của kỳ Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ Sáu và trong các bản dịch khác nó lại xuất hiện như Mahākoṭ ṭhita, tận cùng với ‘ta’. Vì thế mà trong các bản in bằng tiếng Miến (Burmese) cả hai tên đều được thấy. Dẫu sao, tên ngài có là Mahākoṭ ṭhika hay Mahākoṭ ṭhita cũng không ảnh hưởng gì đến những nghiên cứu của chúng ta về bài kinh này.

Khi bài kinh Sīlavanta này xảy ra, cả hai vị - Sāriputta và Mahākoṭ ṭhika - đều đang trú ở Bārāṇasī (Balanại) trong vườn Lộc Uyển tại Isipatana, nơi đây Đức Phật đã thuyết bài pháp đầu tiên của Ngài (Kinh Chuyển Pháp Luân). Hiện nay nó là một nơi rất nổi tiếng của những người hành hương Phật tử, và bất cứ khi nào vườn Lộc Giả tại Isipatana được đề cập, người ta luôn luôn nghĩ đến bài kinh Chuyển Pháp Luân. Nhưng nếu có dịp đi đến đó, bạn cũng nên nhớ đến bài kinh Sīlavanta, dù nó không phải do Đức Phật thuyết. Mặc dù bài kinh chỉ là một cuộc thảo

1 Sīlavanta : Hán dịch là Trì Giới Giả , tức bậc giữ gìn giới hạnh. Để ngắn gọn chúng tôi giữ nguyên tên kinh bằng Pāḷi. ND.

2 Tứ tuệ phân tích hay tuệ vô ngại giải, gồm có:

1. Nghĩa đạt thông (Atthapaṭisambhidā), là trí hiểu thấu đáo nghĩa lý của pháp đế ; trí có khả năng phân giải chi tiết những điều được nói tóm tắt.

2. Pháp đạt thông (Dhammapaṭisambhidā), là trí hiểu rõ pháp, biết rõ các nguyên lý của ý nghĩa; tuệ có khả năng tổng trì pháp đề. đề.

Một phần của tài liệu VÔ NGÃ & SILAVANTA (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)