Agha, trong bản dịch của HT Minh Châu là “bất hạnh”.

Một phần của tài liệu VÔ NGÃ & SILAVANTA (Trang 47 - 49)

II. Giới Thiệu Các Uẩn

1 Agha, trong bản dịch của HT Minh Châu là “bất hạnh”.

Đến đây thì chúng ta đã nghiên cứu được bảy phương diện cuả ngũ uẩn, đó là vô thường, là

khổ, là căn bệnh kinh niên, là ung nhọt, là mũi tên, là bất thiện (sầu khổ), và là sự ốm đau. Cả bảy

pháp này là những phương diện của khổ - dukkha. Như vậy năm uẩn có thể được thấy như là

dukkha - khổ hoặc thấy dưới dạng bảy phương diện riêng lẻ này. Khi thấy năm uẩn là căn

bệnh, mũi tên, ung nhọt v.v… là chúng ta đang thấy phương diện khổ của năm uẩn.

Phương diện kế tiếp là “xa lạ”. Một người được xem là xa lạ (ngoại kiều) thì không nằm trong khả năng của chúng ta. Bởi vì anh ta phải phục tùng đất nước khác, anh ta là một người ngoài, và chúng ta không có thẩm quyền đối với anh ta. Vì thế chúng ta xem anh ta là người xa lạ hay ngoại kiều. Năm uẩn phải được xem là xa lạ, không thuộc về chúng ta, và là một cái gì đó chúng ta không thể kiểm soát được. Phương diện xa lạ này thuộc về vô ngã – Anattā, và bây giờ chúng ta đi đến nghiên cứu bản chất vô ngã của các pháp.

Giáo lý vô ngã – anattā là một nét đặc thù nhất của Phật Pháp. Nó được xem là khó hiểu nhất, dễ hiểu lầm nhất, và dễ giải thích sai nhất về những lời dạy của Ngài. Đức Phật xuất hiện vào thời điểm mà hầu hết mọi người đã tin tưởng mãnh liệt vào sự hiện hữu của một thực thể bẩm sinh gọi là attā (ngã) trong Pāḷi, và ātman trong Sanskrit. Hầu như mọi tín ngưỡng khác đều tin nơi một loại attā thế này hay thế khác. Nhưng Đức Phật xuất hiện, và Ngài dạy rằng không có attā (ngã). Chỉ có năm uẩn, và năm uẩn thì không phải là attā.

Để hiểu được Vô Ngã – Anattā, trước tiên chúng ta cần phải hiểu attā hay ngã, mà vào thời Đức Phật được người ta xem như những thứ khác nhau – như một ông chủ, như một người sống vĩnh hằng ở đâu đó, như một người chủ động, và như một người kinh nghiệm trọn vẹn cả lạc lẫn khổ. Theo những quan niệm này thì không có gì gọi là một cái ngã (attā) cư trú trong thân người, và cái ngã này là một ông chủ. Nó là ông chủ của chính nó và cũng là ông chủ của thân.

Có số người nghĩ rằng những cái ngã ấy là những ông chủ của họ. Chúng làm cái gì chúng muốn làm, nói cái gì chúng muốn nói, ăn cái gì chúng muốn ăn, và đi chỗ nào chúng muốn đi. Nếu những người này nghĩ rằng chúng là những ông chủ của họ, thì họ cứ thử ngồi thiền trong năm phút và thấy xem chúng có giữ được tâm trên đối tượng không. Lúc đó họ sẽ thực sự thấy chúng có phải là ông chủ của họ hay không. Tâm họ cứ thường xuyên phóng đi, không chịu ở lại chỗ ông chủ của chúng muốn chúng ở lại. Đối diện với năm uẩn, có sự bất lực này trong chúng ta.

Mặc dù chúng ta cho là chúng ta có thể nghĩ về bất cứ điều gì chúng ta muốn nghĩ, song nếu chúng ta thử tập cho tâm mình ở yên trên một đối tượng, chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta không phải là những ông chủ của chúng ta. Chúng ta phó mặc cho tâm của chúng ta. Và như vậy ý nghĩa của anattā, hay vô ngã, tự nó sẽ thể hiện cho chúng ta thấy khi chúng ta cố gắng hành thiền. Lúc đó chúng ta mới biết với sự đoan chắc rằng chúng ta không phải là những ông chủ của chính chúng ta. Thực sự ra, không có gì được xem là ông chủ của thân cả.

Một số người vẫn nghĩ rằng phải có một cái gì đó gọi là attā hay cái ngã đang sống trong thân này. Nó đi vào thân chúng ta ngay khoảnh khắc thụ thai hay khoảnh khắc tái sinh, và nó sống trong thân cho đến hết đời. Khi chúng ta chết, nó sẽ lìa bỏ thân của chúng ta và nhập vào một thân mới. Nó cứ tiếp tục như thế và không bao giờ chết, dù cho thân vật lý này có chết. Đây là một niềm tin vào tự ngã –attā – mà rất nhiều người chấp nhận trong thời Đức Phật .

Bạn có thực sự thoát khỏi ý niệm này không? Một số Phật tử thậm chí cũng nói một điều gì tương tự như thế. Họ nói rằng có linh hồn hay attā, và rằng khi chúng ta chết linh hồn ấy sẽ thoát ra khỏi miệng hay mũi của chúng ta. Vì vậy ngay cả người Phật tử còn có niềm tin như thế huống hồ chi là người khác. Đây gọi là niềm tin vào tự ngã – attā – như một cái gì đó thường trú trong chúng ta . “Thường” ở đây có nghĩa là nó sẽ chuyển đổi từ thân này sang

thân khác, và cứ tiếp tục như vậy chứ không bị vô thường. Ngã là thường, và đi hết đời này sang đời khác, hết thân này sang thân khác.

Chỉ có xác thân vật lý hư hoại và chết đi. Niềm tin này được so sánh với việc mặc quần áo mới. Khi quần áo đã cũ và dơ bẩn, người ta bỏ nó và thay những bộ đồ mới vào. Theo cách giải thích ấy thì cái ngã này thường trú trong thân, và khi thân trở nên già và chết, cái ngã sẽ di chuyển sang một thân mới, v.v…

Sự hiểu biết này tất nhiên sẽ có một số hậu quả khủng khiếp. Có một lời dạy trong cuốn sách nọ (không phải sách Phật giáo) nói rằng bạn không thể giết được linh hồn hay cái ngã. Vì thế nếu bạn giết một người, bạn chỉ giết cái thân vật lý của họ, chứ không phải linh hồn. Điều đó rõ ràng đã cho việc giết người là được, nếu thấy cần phải giết. Giả sử bạn tham dự vào một trận chiến, và phải giết người trái với ý muốn của bạn. Những người chủ trương “ngã kiến” sẽ nói, “Tiến lên và giết chúng đi - phận sự của bạn là giết sạch mọi kẻ thù. Dù bạn giết họ, bạn cũng

không giết linh hồn hay cái ngã của họ đâu. Linh hồn không thể nào bị giết.” Chúng ta thấy loại quan niệm như vậy có những hậu quả thật khủng khiếp, nếu đi quá xa.

Cũng có những người tin có một cái ngã –attā, và attā này làm mọi thứ chúng ta muốn. Khi chúng ta làm một điều gì, không phải chúng ta làm những hành động đó, mà chính attā làm. Bất luận hành động nào chúng ta làm thực sự là hành động của attā. Đó cũng là một quan niệm về attā. Có một quan niệm khác cho rằng chính attā kinh nghiệm, thọ hưởng hạnh phúc hay khổ đau. Khi chúng ta thọ hưởng một cái gì, thì đó không phải chúng ta thọ hưởng, mà là attā, và khi chúng ta đau khổ chính là attā đau khổ. Khi chúng ta kinh nghiệm bất cứ một điều gì, chính là attā kinh ngiệm, không phải chúng ta. Đối với những người tin theo cách này, Attā hay cái ngã là rất thực.

Đức Phật bác bỏ hết những lý thuyết này, và trong bài pháp thứ hai1 cũng như trong những bài pháp sau đó của ngài, Đức Phật dạy rằng sắc (rūpa) không phải là tự ngã (attā), thọ

(vedanā) không phải là tự ngã, v.v… Bởi vì ngài biết rõ sự thực về vô ngã – anattā, nên ngài bác bỏ quan niệm về một thực thể thường hằng, quan niệm về tự ngã – attā. Điều quan trọng là chúng ta phải thấy được bản chất vô ngã của năm thủ uẩn và của danh - sắc. Để thấy được bản chất vô ngã của các pháp bạn phải hành thiền Minh Sát (vipassanā). Chỉ qua thiền vipassanā bạn mới có thể thấy ra rằng sắc (rūpa) và các uẩn khác hay năm uẩn không phải là ngã và không phải attā. Không có cái ngã nào trong sắc hay trong năm uẩn .

Một đêm khi tôi đang hướng dẫn khoá thiền ở Florida, tôi cũng nói về vô ngã, anattā, như thế này,và trong buổi trình pháp ngày hôm sau, một nữ thiền sinh đã báo cho tôi biết rằng bà không thể nào ngủ được đêm hôm đó, vì bà hoàn toàn bị đảo lộn bởi bài giảng của tôi. Bà tin nơi sự hiện hữu của attā, và khi tôi nói không có attā, điều đó làm bà rất giận, bà nói.

Vì thế mà tôi bảo bà, “Tôi là một tu sĩ Phật giáo. Khi tôi thuyết giảng tôi sẽ nói rằng, theo những lời dạy của Đức Phật , không có cái ngã hay attā nào cả. Đừng chấp nhận lời tôi nói về điều đó; thậm chí cũng đừng vội tin những lời của Đức Phật. Mà lần tới khi hành thiền, bạn cố gắng để tìm cái ngã xem. Nếu bạn tìm thấy nó, hãy giữ chắc lấy nó, và kể như Đức Phật sai. Còn nếu bạn không tìm thấy, hãy làm điều gì bạn thích.” Nhưng bà ta đã không trả lời gì cả những ngày sau đó, vì thế tôi không chắc là bà có tìm thấy nó hay không.

Khi bạn thực hành vipassanā, bạn theo dõi danh , sắc, những ý nghĩ, những cảm xúc, hơi thở, những chuyển động của bụng, và v.v… Và khi định hay sự hiểu biết của bạn chín mùi, bạn bắt đầu thấy đối tượng, danh và sắc (tâm và thân), hay năm uẩn một cách rõ ràng. Khi bạn bắt

Một phần của tài liệu VÔ NGÃ & SILAVANTA (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)