Tâm bình thế giới bình

Một phần của tài liệu thanh-tam-de-thanh-cong-thich-thanh-nghiem (Trang 35 - 37)

Nếu trong lòng luôn cảm thấy mất cân bằng thì mọi sự sẽ luôn tranh giành, Giành giật, muốn thay đổi người khác sẽ thực sự làm họ bị tổn thương, Giành giật, muốn thay đổi thiên nhiên sẽ làm tổn hại đến thiên nhiên, Nếu trái tim nhỏ bé của mỗi người luôn cảm thấy yên bình thì cả thế giới sẽ luôn yên bình.

Chỉ cần trái đất có người sống và chỉ cần có người sống trên trái đất một ngày thì sẽ có thiên tai nhân họa. Thời kỳ nguyên thủy, mặc dù chưa có những tai họa do khoa học kỹ thuật hiện đại gây ra như bây giờ, nhưng thời đó cũng đã có lũ lụt, rắn độc, thú dữ,...

Trong hoàn cảnh như vậy, con người và tự nhiên phải cải thiện để thích ứng với nhau, mà không cần phải tranh đấu.

Tại nạn với lửa, nước, gió, động vật, côn trùng là những tai nạn mà cả thời xưa và thời nay đều gặp phải. Những trận đại dịch châu chấu ngày xưa bây giờ không còn nữa, nhưng thay vào đó là côn trùng gây bệnh, đâu đâu cũng thấy côn trùng, to nhỏ đều có. Vì thế ngày nay con người dùng rất nhiều các loại thuốc trừ sâu, kết quả là dùng càng nhiều thuốc trừ sâu thì khả năng kháng thuốc của côn trùng càng mạnh. Một loại côn trùng bị tiêu diệt thì lại xuất hiện một loại khác. Càng tiếp xúc với nhiều loại thuốc trừ sâu thì côn trùng càng có khả năng miễn dịch. Hơn nữa, dùng càng nhiều thuốc trừ sâu để diệt côn trùng sẽ càng làm tổn hại đến sức khỏe con người.

Những tai họa đến từ thiên nhiên gọi là thiên địch. Khi tồn tại quá nhiều một loài nào đó, sẽ xuất hiện một loài khác có khả năng chế ngự được chúng.

Phải chăng khoa học kỹ thuật càng phát triển, con người càng cần phải được bảo vệ nhiều hơn?

Dân số thế giới ngày càng tăng, càng xuất hiện nhiều các loại bệnh tật và tai họa. Vì thế, những vấn đề này hoàn toàn không phải hiện tượng của ngày tận cùng thế giới.

Đầu thế kỷ 20, thời điểm cách đây gần 100 năm, những ghi chép về cuộc sống con người lúc đó như thế nào? Lúc đó đã có thiên tai nhân họa hay chưa? Tất nhiên là có rồi, tuy nhiên lúc đó chưa có những tai nạn về máy bay như hiện nay.

Ngày nay, khoa học kỹ thuật càng hiện đại, dường như con người càng được bảo vệ an toàn hơn. Trên thực tế sự an toàn của con người không phụ thuộc vào sức mạnh của khoa học kỹ thuật. Rút cuộc liệu khoa học kỹ thuật càng phát triển thì con người có càng được an toàn hơn

hay không? Vấn đề này vẫn đang được nghiên cứu.

Người Trung Quốc từng nói: nhân định thắng thiên, hàm ý sức mạnh con người sẽ chiến thắng được thiên nhiên. Vì khi lòng người đã yên bình sẽ hòa hợp được với lẽ trời. Khi lòng người và lẽ trời được dung hòa, con người sẽ nhận được sự giúp đỡ từ thiên nhiên, ngược lại nếu có sự bất hòa, sẽ phải chịu hình phạt từ thiên nhiên.

Vìsao đánh mất sự kiểm soát?

Phải chăng con người sống trong những năm đầu tiên của thế kỷ này dường như phải đối mặt với rất nhiều hiểm họa. Chúng ta không nên nghĩ như thế, hãy cứ làm việc hết mình còn thành công hay không do tự nhiên quyết định; theo quan điểm của Phật giáo thì hãy thúc đẩy nhân duyên, tiếp nhận nhân quả.

Trong hoàn cảnh hiện nay, lòng người muốn có sự yên bình hay không thì trước tiên bản thân chúng ta hãy bớt gây tai họa cho thiên nhiên. Khi lòng người không yên bình sẽ gây ra nhiều tội ác như: cướp bóc, bạo loạn, giết người... Đây chính là những biểu hiện của hành vi mất kiểm soát.

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho lòng người bất ổn. Không thể nói một ai đó sinh ra đã thích bị phản bội, hoặc một người nào đó bị người khác hãm hại mà ép anh ta phạm tội. Nguyên nhân thì nhiều, nhưng ở đây chúng ta nói đến nhân duyên.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiên tai, hiểm họa: thứ nhất là vấn đề tâm lý của con người, một nguyên nhân khác nữa là tình hình hiện tại của thế giới, điều này hoàn toàn không phải do con người quyết định, nếu con người cho rằng có thể dùng trí tuệ khống chế thế giới để đạt được sự yên bình đến một mức độ nào đó thì đó là một suy nghĩ sai lầm, sẽ không bao giờ đạt được mục đích đó. Ví như trận cháy rừng lớn ở Inđônêxia hay Đài Loan, khi mới xuất hiện điểm cháy, quy mô cháy chưa lớn thì vẫn có thể cứu được rừng, nhưng khi đám cháy lan rộng thì không có cách nào có thể cứu, chỉ chờ có một trận mưa như trút nước mới có thể làm dập tắt được đám cháy. Nếu thời tiết hanh khô, không có mưa, thì quả thực không có cách nào cứu nổi.

Tai họa do con người gây ra Tai họa có thể do tự nhiên gây ra, cũng có thể do con người gây ra. Đặc biệt là những tai họa trong thời buổi hiện đại hóa ngày nay, như diện tích các khu rừng nhiệt đới bị giảm bớt, tầng ôzôn bị tổn hại... tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến sự cân bằng của hệ sinh thái trái đất.

Nguyên nhân dẫn đến thiên tai, có khi là con người nhưng cũng có khi không phải. Vì thế con người không nên quá nhạy cảm. Khi đối mặt với thiên tai, điều quan trọng vẫn là phải thật bình tĩnh. Phải bình tĩnh ôn hòa trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Bằng lòng với số mệnh chứ không phải tranh giành với thiên nhiên hay người khác. Như vậy, thế giới sẽ bớt được đi rất nhiều tai họa.

Nếu lòng người không cân bằng, luôn luôn tranh giành, cướp bóc, tham lam, không thỏa mãn với những thứ đang có, sẽ gây nên sự tranh giành giữa con người với thiên nhiên, con người với con người, vợ chồng, ruột thịt với nhau. Con người cải tạo thiên nhiên, thu lợi từ thiên nhiên, và cuối cùng lại phá hoại thiên nhiên. Con người muốn cải tạo kẻ khác nhưng thực ra là làm tổn hại đến chúng.

Lòng người muốn yên bình trước hết phải làm yên lòng mình sau đó mới làm yên lòng kẻ khác; khi thiểu số đã an bình thì mới yên lòng được đa số. Điều này có liên quan đến những nhà tôn giáo, chính trị gia, các nhà khoa học và có liên quan đến từng người. Cho dù bạn là người bình

thường hay nhân vật quan trọng, bình tâm mới có thể bình thân, bình thân mới có thể an gia, an nghiệp mới có thể bình định thiên hạ sau rồi bình định cả thế giới.

Một phần của tài liệu thanh-tam-de-thanh-cong-thich-thanh-nghiem (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)