Nên tích cực, không nên cố chấp

Một phần của tài liệu thanh-tam-de-thanh-cong-thich-thanh-nghiem (Trang 48 - 49)

Giữa sự tích cực và cố chấp có điểm gì không giống nhau? Lòng tham và tâm nguyện có gì khác biệt?

Trong thời đại danh từ hỗn loạn, ý nghĩa đảo lộn, làm thế nào để phân biệt đúng sai, thiết lập nhân sinh quan đúng đắn?

Thái độ tích cực không phải là kiên trì sự cố chấp của bản thân; thái độ cố chấp là không có tinh thần tiến thủ tích cực. Xã hội hiện đại thay đổi nhanh chóng, cạnh tranh khốc liệt, sự xung đột giữa con người với nhau càng nhiều. Chủ động nghĩ cách để hóa giải những xung đột sinh ra hiểu lầm là một thái độ tích cực;

bị người khác hiểu lầm mà ôm hận trong lòng mới là cố chấp. Ví dụ, mắng chửi người khác là một việc không nên, bị người khác mắng chửi cũng có lúc nên nhường nhịn. Khi bị người khác mắng chửi, trước tiên đừng vội giận dữ, qua một thời gian, nhờ một người thứ ba nào đó giải thích với anh ta hoặc tìm một thời điểm thích hợp tự nói lời xin lỗi anh ta, có thể hiểu lầm sẽ từ đây mà hết. Đương nhiên cũng có người nghĩ rằng, lỗi không phải ở mình, tại sao mình phải xin lỗi?

Trên thực tế, để người khác hiểu lầm đã là lỗi của mình. Hơn nữa, bất kể mâu thuẫn lớn hay nhỏ, hòa giải chính là kết quả tốt cho cả hai bên, cổ nhân từng nói “oan gia nên giải không nên kết”. Có được nhận thức như thế này, tâm lý mỗi người mới được nhẹ nhàng, đồng thời mới có thể làm cho đối phương cảm thấy ôn hòa nhã nhặn. Nếu mọi người đều làm được như thế thì thế giới của chúng ta sẽ càng thêm hòa bình.

Tâm nguyện không đồng nghĩa với lòng tham Có những danh từ nhìn qua thì có vẻ giống nhau nhưng ý nghĩ của chúng lại không giống nhau. Trong xã hội hiện đại ngày nay, thông thường do ý nghĩa bị xáo trộn mà làm ảnh hưởng đến nhân sinh quan của rất nhiều người. Ví dụ, lòng tham và tâm nguyện, tích cực và cố chấp, nhìn qua thì giống nhau, nhưng thực chất không phải vậy. Lòng tham được ví với sự ích kỷ, tâm nguyện lại là khát vọng. Tâm nguyện mặc dù là cho bản thân, nhưng mục đích cũng chỉ là nâng cao tài năng, nhân phẩm, trí tuệ và lòng từ bi; lòng tham lam thì không quản có nâng cao nhân phẩm hay không, không quản được mất gì, hợp lý hay không, miễn sao đạt được, cho dù việc đó có thể hay không thể, nên hay không nên. Nhìn từ góc độ khác, lòng tham sẽ biến những thứ không phải của mình thành của mình, còn tâm nguyện biến thứ không có thành có. Chỉ quan tâm đến bản thân và người thân có cơm ăn hay

không, không cần biết người khác có cơm hay không, đây chính là sự tham lam; nghĩ cách có thật nhiều lương thực cho mọi người cùng ăn, mới là tâm nguyện.

Có thể thấy, tham lam khi so sánh thiệt hơn là những phiền muộn của người cố chấp; tâm nguyện dốc hết sức mình mới là thái độ tích cực.

Nhận thức nguyên nhân tụt hậu Tích cực và cố chấp hoàn toàn không giống nhau. Sự cố chấp là suy nghĩ cho bản thân, xuất phát từ quyền, thế, danh, vị, lợi; còn sự tích cực chưa hẳn đã là ích kỷ, tích cực để làm bản thân trưởng thành và cũng là hi sinh cho người khác. Hầu hết các bạn học sinh đều nói rằng “khi lớn lên tôi sẽ cống hiến cho đất nước, xã hội và tập thể,...” nhưng trong lòng ai cũng biết rõ rằng, đây chỉ chẳng qua chỉ là khẩu hiệu thể hiện chí hướng tương lai mà thôi. Giả sử khẩu hiệu này kết hợp thành một với nhân cách của bản thân, để trở thành một tâm nguyện to lớn, đây mới chính là sự tích cực.

Nhiều người hiểu lầm ý nghĩ đích thực của sự không cố chấp, biến nó trở thành cái cớ của việc không tiến bộ. Con người phải luôn hướng về phía trước, hoặc có người còn dương dương tự đắc nói rằng “làm đổng sự trưởng hay tổng giám đốc thì có gì đáng tự hào, họ ăn cơm, nghỉ ngơi, ta cũng ăn cơm, nghỉ ngơi”. Con người ta không ngừng theo đuổi tiến bộ, bản thân mình lại không có tinh thần cầu tiến, còn nói là không cố chấp, đây là thái độ tự ti, hèn nhát. Họ không nghĩ được rằng, con người ta sẽ trưởng thành thông qua việc không ngừng học tập. Không chỉ danh lợi, địa vị, tài năng, nhân cách, sự bao dung,... mà các mặt khác cũng không ngừng tiến bộ. Nếu không tích cực nắm bắt nhân duyên, cơ hội phía trước, hoặc vì sợ khó khăn mà không tiến về phía trước, thì chỉ có thể dùng ba chữ “ti liệt mạn” để nói về người đó; không chỉ có thái độ không tự ti mà còn tỏ ra ngạo mạn để che đậy sự mặc cảm của người đó.

Nếu thế gian có nhiều người như thế, xã hội sẽ không thể tiến bộ. Không cố chấp là việc toàn tâm toàn lực, thực hiện hết trách nhiệm, không tính toán kết quả sẽ như thế nào, mọi việc đều có thể nhìn nhận một cách công bằng. Cũng chính là nói, thành công không kiêu ngạo, thất bại cũng không nản lòng.

Khi tôi còn học tiến sĩ ở Nhật Bản, có lần một người bạn học của tôi nói rằng: “Người anh em, hình như anh đã học lái xe và đã có bằng lái xe, nhưng vẫn không có xe để lái”. Suy nghĩ đầu tiên của tôi lúc đó không phải là cướp xe của ai đó để lái mà nghĩ rằng không có xe để lái thì thôi, nhưng trong lòng vẫn hi vọng ngày nào đó có thật nhiều xe để lái cho người khác xem, đây là mục tiêu của tôi. Mục tiêu này của tôi chính là động lực để tôi bắt đầu tiền đồ tích cực của mình.

Một phần của tài liệu thanh-tam-de-thanh-cong-thich-thanh-nghiem (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)