Chất lượng sản phẩm của Công ty so với các Đơn vị cùng ngành

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thông tin tín hiệu tại Công ty Thông tin tín hiệu Đường sắt Sài Gòn” pdf (Trang 48 - 53)

Bảng 4. Chất lượng sản phẩm của các Công ty trong năm 2007

ĐVT: phần trăm (%)

TT Tên sản phẩm Sài Gòn Đà Nẵng Hà Nội

1 Đường truyền tải 99.44 98.70 99.05

2 Trạm & Tổng đài 99.64 99.21 99.37

3 Tín hiệu ra, vào ga 99.34 98.90 98.96

4 Thiết bị khống chế 98.99 99.10 99.03

5 Thiết bị điều khiển 99.40 98.47 99.51

6 Cáp tín hiệu 99.56 98.85 99.43

7 Thiết bị nguồn điện 99.42 99.05 99.20

(Trích Báo cáo đánh giá chất lượng sản phẩm TTTH năm 2007 của Ban Quản lý cơ sở hạ tầng đường sắt)

So sánh chất lượng sản phẩm giữa các Cơng ty TTTH 96.00 96.50 97.00 97.50 98.00 98.50 99.00 99.50 100.00 1 2 3 4 5 6 7 Sn phm C ht l ư ợ n g ( % ) Sài Gịn Đà Nẵng Hà Nội

Hình 9. Biểu đồ so sánh chất lượng sản phẩm TTTH giữa các Công ty trong năm 2007 Nhận xét:

- Về tổng thể, có thể nhận thấy chất lượng các sản phẩm thông tin tín hiệu của 2 Công ty TTTH ĐS Hà Nội và Sài Gòn khá tương đồng với nhau và cao hơn so với Công ty TTTH ĐS Đà Nẵng.

- Về chi tiết, chất lượng sản phẩm của Công ty TTTH ĐS Sài Gòn nhìn chung là bằng hoặc cao hơn so với các Công ty còn lại, trong đó:

Chất lượng sản phẩm thông tin (gồm 2 sản phẩm đường truyền tải và trạm, tổng đài) của Công ty Hà Nội và Sài Gòn cao hơn nhiều so với Công ty Đà Nẵng.

Ngoại trừ 2 sản phẩm thiết bị điều khiển và cáp tín hiệu của Công ty Đà Nẵng tương đối thấp thì chất lượng các sản phẩm tín hiệu còn lại tương đối đồng đều.

Kết quả này là do:

- Về mặt đầu tư: Hà Nội và Tp.HCM là 2 trung tâm kinh tế, chính trị và đầu mối giao thông lớn nhất của đất nước nên cũng được Ngành và Tổng Công ty quan tâm tập

trung đầu tư với nhiều dự án, công trình trọng điểm trong đó quan trọng nhất là dự án hiện đại hóa thông tin tín hiệu Hà Nội - Vinh và Tp.HCM - Nha Trang đã được nghiệm thu và chính thức đưa vào khai thác, sử dụng từ cuối năm 2006.

- Về mặt công nghệ: Công ty bước đầu đã có những nghiên cứu và triển khai nhiều ứng dụng trên nền của hệ thống cáp quang (ngoài những tiện ích đã được Tổng Công ty trang bị) phù hợp với đặc thù và yêu cầu công việc, qua đó góp phần nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng sản phẩm như: hệ thống đóng đường tự động giữa 2 ga sử dụng cáp quang, sử dụng đường truyền cáp quang tạo thành mạng LAN kết nối các Trung tâm ... Riêng Công ty Đà Nẵng hiện tại mặc dù có tuyến cáp quang đi qua khu vực quản lý nhưng chưa được đầu tư các trang bị để khai thác (thuộc dự án hiện đại hóa thông tin tín hiệu Vinh - Nha Trang đang trong giai đoạn khảo sát thiết kế) nên chủ yếu vẫn sử dụng các trang thiết bị cũ trước đây. Bên cạnh các dự án trên thì Công ty Hà Nội và Sài Gòn cũng thường xuyên hợp tác với các công ty, tập đoàn nước ngoài như Siemens (Đức), Huawei, ZTE (Trung Quốc) ... triển khai nhiều mô hình ứng dụng công nghệ hiện đại.

- Về mặt quản lý: Công ty Sài Gòn, Đà Nẵng chủ yếu quản lý dọc theo tuyến ĐS Thống Nhất Hà Nội - Tp.HCM. Riêng Công ty Hà Nội ngoài tuyến ĐS Thống Nhất ra còn phải quản lý thêm các tuyến nhánh khác như Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai ... với các trang thiết bị còn cũ kỹ, lạc hậu nên mặc dù cũng được tập trung đầu tư nhiều nhưng chất lượng các sản phẩm TTTH nói chung của Công ty Hà Nội chưa có những bước đột phá như tại Công ty Sài Gòn. Đối với Công ty Đà Nẵng do địa bàn quản lý phức tạp, có nhiều cầu, hầm, đồi, núi hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt ... nên cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy tu, bảo dưỡng, bảo quản thiết bị.

- Về mặt nhân lực: sau khi thực hiện Nghị định 41/2002/NĐCP ngày 11/4/2002 về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước, các Công ty đã tổ chức bố trí lại nhân sự một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi đơn vị. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu hiện tại và chuẩn bị cho tương lai, các Công ty đã chú trọng nhiều hơn đến việc đào tạo bồi dưỡng và trẻ hóa đội ngũ cán bộ nòng cốt cũng như không còn bó hẹp trong việc chỉ tuyển dụng nhân sự từ các trường đào tạo

chuyên ngành đường sắt mà mở rộng thu hút nguồn nhân lực từ bên ngoài với các lĩnh vực công nghệ cao như: viễn thông, công nghệ thông tin, điều khiển, tự động hóa ... Bên cạnh đó là việc tạo cơ chế thông thoáng hơn để nhân viên, đặc biệt là những nhân viên trẻ có nhiều điều kiện để phát huy hết khả năng của mình.

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THÔNG TIN TÍN HIỆU TẠI CÔNG TY TTTH ĐS SAØI GÒN Là Doanh nghiệp hoạt động trong một chuyên ngành hẹp với đặc điểm công nghệ chủ yếu là duy tu, bảo dưỡng các loại máy móc, thiết bị, do đó, mục tiêu quan trọng nhất của Công ty là không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ của mình nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn cho công tác vận tải đường sắt.

Để đạt được mục tiêu đó, Công ty đã mạnh dạn thiết lập và vận hành hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 vào mọi hoạt động của Công ty, xem đó như một phương cách hữu hiệu để hiện thực hóa các chính sách chất lượng của mình và là một bước chuẩn bị cho quá trình hội nhập khu vực và toàn cầu trong tương lai của ngành.

Trong quá trình thiết lập và vận hành Công ty cũng như bao doanh nghiệp khác tất yếu bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Công ty nỗ lực hết sức để kiểm soát được mọi quá trình hoạt động. Trong mỗi quá trình dù có thay đổi ít hay nhiều thì đều được nhận biết và xác định hệ quả của nó đối với các quá trình còn lại của hệ thống, mặt khác vẫn luôn hướng đến sự thỏa mãn cho khách hàng và người sử dụng, kể cả những khách hàng nội bộ của Công ty.

Cùng với việc nhận biết, xác định trình tự và mối tương tác của các quá trình, Công ty TTTH ĐS Sài Gòn áp dụng và quản lý một hệ thống các quá trình nhằm kiểm soát tất cả các hoạt động đang diễn ra tại đơn vị vào bất cứ thời điểm nào. Mô hình dưới đây thể hiện bao quát sự kết nối của các quá trình trong HTQLCL của Công ty.

Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty được hình thành dựa trên các quá trình chính yếu:

- Quá trình các hoạt động quản lý. - Quá trình cung cấp nguồn lực.

- Quá trình quản lý, duy tu và sửa chữa hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt. - Quá trình đo lường, phân tích và cải tiến.

Mỗi quá trình chính yếu này bao gồm nhiều quá trình nhỏ và được liên kết với nhau tạo thành một hệ thống vòng tròn khép kín. Hệ thống này được thiết lập dựa trên

các cơ sở và 8 nguyên tắc của HTQLCL phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và luôn được cải tiến ngày càng tốt hơn. HTQLCL của Công ty bao gồm 19 quá trình tương tác với các mức độ mạnh yếu khác nhau từ công tác hoạch định, thực hiện, kiểm tra cho đến các hoạt động khắc phục, phòng ngừa và cải tiến liên tục.

Trong quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, Ban lãnh đạo của Công ty cũng gặp không ít khó khăn vì tâm lý CBCNV cảm thấy gò bó, mọi hoạt động không được thực hiện tùy tiện, tự do như trước. Trước thực tế đó, Ban lãnh đạo Công ty đã có quyết tâm cao và nhận thấy cần phải thực sự đổi mới tư duy và xác định rõ hệ thống quản lý phải có hiệu quả khi được áp dụng, cải tiến trong bộ máy tổ chức mà người thực hiện trước tiên phải là ban lãnh đạo sau đó là toàn bộ CBCNV trong Công ty.

Tất cả các hoạt động Ban lãnh đạo đề ra luôn tạo điều kiện cho toàn bộ CBCNV thấu hiểu và thực hiện, giúp cho việc áp dụng các thủ tục, quy trình của ISO 9001 được nhanh chóng, thuận lợi. Từ đó ngày càng phát hiện ra nhiều điểm cần hoàn thiện và góp phần mang lại hiệu quả cao trong việc áp dụng.

Trên cơ sở đưa HTQLCL vào vận hành và áp dụng tại Công ty cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau đây:

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thông tin tín hiệu tại Công ty Thông tin tín hiệu Đường sắt Sài Gòn” pdf (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)