GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu 6959 (Trang 29 - 32)

1. Tăng cường công tác tuyên truyền và vận động nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh bao thức trách nhiệm của các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm các nôi dung sau:

- Các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; các nội dung môi trường (17.2, 17.3, 17.5, 17.6 và 17.7) thuộc tiêu chí 17 về môi trường và an toàn thực phẩm trong Bộ tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới giai đoạn 2017-2020.

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ gia đình phải thực hiện lập hồ sơ môi trường theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ (trừ các đối tượng được miễn thực hiện hồ sơ môi trường theo Phụ lục IV của Nghị định 18/2015/NĐ-CP nhưng tuyệt đối không được xả thải trực tiếp vào môi trường, mà phải thu gom và xử lý tất cả các loại chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đạt quy chuẩn kỹ thuật trước khi thải ra môi trường).

Riêng đối với trường hợp các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động trước ngày 01/4/2015 mà chưa có hồ sơ môi trường thì theo quy định tại Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ sở này được phép lập Đề án bảo vệ môi trường trong thời gian giới hạn từ 01/4/2015 đến hết ngày 01/4/2018, cụ thể như sau:

+ Các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (quy định tại Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) thì lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết theo quy định tại Điều 4 - Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT và nộp về Sở Tài nguyên và Môi trường.

+ Các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường (quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) thì lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo quy định tại Điều 11 - Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT nộp về Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, nếu là hộ gia đình, cá nhân thì nộp về Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Phát động xây dựng và nhân rộng các mô hình về bảo vệ môi trường như: mô hình thùng rác compost, mô hình đoạn đường không rác, mô hình đường hoa nhà hoa, mô hình một hố rác một cây xanh, mô hình nông dân chung tay bảo vệ môi trường, mô hình tổ tự quản về bảo vệ môi trường tại các ấp…

- Công khai trên các phương tiện thông tin hiện có về phương án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải tại địa phương, lịch trình thu gom, vận chuyển của các tổ thu gom vận chuyển rác thải để huy động sự tham gia giám sát của cộng đồng; Lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn để giảm thiểu lượng rác thải phát sinh, góp phần giảm bớt chi phí từ ngân sách hỗ trợ công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải.

- Đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo:

+ Không sử dụng thuốc thú y thủy sản, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản;

+ Không xây dựng khu nuôi trồng thủy sản tập trung trên bãi bồi đang hình thành vùng cửa sông ven biển;

- Đối với các khu vực công cộng:

+ Không được xả nước thải và rác thải sinh hoạt ra các khu vực công cộng sông, ao, hồ, kênh, mương, bờ đê, đường làng ngõ xóm gây mất vẻ mỹ quan.

+ Không được thải bỏ bừa bãi ra môi trường các vỏ bao gói, dụng cụ đựng các sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi đã sử dụng.

+ Chuồng trại chăn nuôi phải đảm bảo hợp vệ sinh, chất thải chăn nuôi phải được xử lý, không xả trà lan ra khu vực xung quanh: có các công trình xử lý môi trường; áp dụng các biệp pháp khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi (mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học, ứng dụng các chế phẩm trong xử lý môi trường, xây hầm/túi biogas...).

- Các hộ gia đình trồng cây xanh, hoa kiểng trước cửa nhà; phối hợp cùng với chính quyền địa phường trồng các cây xanh, thảm cỏ ở các tuyến đường nội bộ liên ấp; tăng cường cải tạo các kênh, mương nội đồng tạo cảnh quan xanh sạch đẹp.

- Các hộ gia đình xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh để xử lý chất thải nhằm không gây mùi hôi, không tạo môi trường cho ruồi muỗi và các côn trùng sinh sản, tiêu diệt được các tác nhân gây bệnh có trong phân (virut, vi khuẩn).

2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

- Hằng năm chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã được quy định tại Khoản 3 Điều 143 Luật Bảo vệ môi trường 2014. Đồng thời, xây dựng kế hoạch duy trì và nâng chất thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng xã nông thôn mới.

- Nâng cao vai trò và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; đặc biệt là Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

- Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện rà soát các đối tượng phải lập hồ sơ môi trường theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP để tiếp tục hướng dẫn lập hồ sơ môi trường theo quy định.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Phương án số 3810/PA-STNMT ngày 11/9/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường về thu gom rác thải nông thôn trên địa bàn xã hoặc Phương án của huyện/xã nhằm đảm bảo thu gom rác thải trên địa bàn nông thôn.

- Tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh và các hộ gia đình chăn nuôi có khả năng gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn các xã xây dựng xã nông thôn mới.

- Tăng cường vai trò giám sát của Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và các hộ gia đình trong công tác bảo vệ môi trường; tăng cường giám sát trách nhiệm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của các cấp.

- Nâng cao vai trò của Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội trong công tác tuyên truyện vận động các đoàn viên, hội viên và các hộ gia đình tham gia thực hiện các tiêu chí 17.2, 17.3, 17.5, 17.6 và 17.7 góp phần bảo vệ môi trường nông thôn.

3. Giải pháp về nguồn vốn

- Hàng năm cân đối nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường ở các cấp theo quy định, hoặc từ các nguồn khác nhằm đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường thường xuyên và thực hiện tốt các nội dung của chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

- Ưu tiên thực hiện nguyên tắc bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân và hộ gia đình; các chế độ về tài chính đối với tổ chức cá nhân phát sinh chất thải được thực hiện theo nguyên tắc về bảo vệ môi trường của luật bảo vệ môi trường.

4. Giải pháp về tăng cường sự tham gia của cộng đồng

- Bảo vệ môi trường nông thôn không chỉ là nhiệm vụ của riêng các cơ quan, đơn vị làm công tác quản lý môi trường mà là sự tham gia và quan tâm chung của toàn xã hội, của các cấp, các ngành và của mỗi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong cộng đồng. Do đó, để thực hiện tốt nhiệm vụ này rất cần sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, mà cụ thể là cộng đồng người dân địa phương.

- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng, bảo đảm tạo cơ hội thuận lợi và bình đẳng để người dân được hưởng lợi và tham gia một cách tích cực, chủ động vào các hoạt động bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

- Việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới phải gắn liền với việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, khuyến khích sự tham gia tích cực, chủ động của mỗi người dân trong cộng đồng dân cư ở địa phương để giải quyết các vấn đề có liên quan đến các công tác thu gom, xử lý rác thải, nước thải, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc hợp vệ sinh...;

Một phần của tài liệu 6959 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)