CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
5.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU SUẤT CHÁY THAN PHÙ HỢP
5.2.1. Giải pháp điều chỉnh các tham số vận hành chính của lò hơi
Điều chỉnh phụ tải lò hơi chính là điều chỉnh nhiên liệu cháy tuần hoàn trong buồng đốt. Đối lò vừa mới được đốt lửa đưa vào vận hành, thì trong một thời gian dài sẽ rất khó đạt tới phụ tải. Nguyên nhân, do tầng liệu khá mỏng, nhiên liệu cháy tuần hoàn ít, tỷ lệ tuần hoàn thấp, vì vậy không lập được chu trình vật liệu. Khi nhiên liệu tuần hoàn đạt được nồng độ nhất định và tỷ lệ nhất định thì sẽ rất dễ tăng phụ tải.
Thực tế vận hành cho thấy khi hạt liệu tuần hoàn càng nhỏ, tỷ lệ tuần hoàn càng lớn, hiệu suất nhiệt càng cao, vật liệu dễ cháy trong tro càng ít, thì càng dễ chịu tải, vận hành lò càng kinh tế và ngược lại. Vì vậy, khi vận hành lò phải đảm bảo than vào lò có độ hạt nhất định và một tỷ lệ nhất định các cấp hạt. Cỡ hạt đề xuất: hạt <1mm chiếm 50%, 1~5mm chiếm 30%, 5~8mm chiếm 10%, 8~13mm chiếm 10% là tốt nhất.
Nếu tro đưa vào lò có độ hạt lớn và không đồng đều (tỷ lệ các cấp độ hạt không lý tưởng), hệ số nghiền của than thô thấp và khả năng thành tro kém thì không những khiến áp lực mặt liệu lớn, dòng chảy kém thông suốt, làm tăng vật liệu dễ cháy trong tro, tỷ lệ tuần hoàn giảm, cấp gió với cường độ mạnh sẽ khiến hiệu suất nhiệt bị giảm, hiệu suất lò cũng giảm theo, lượng mài mòn cũng sẽ tăng nhanh
chóng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn trong vận hành lò (do chất lượng than phụ thuộc vào đơn vị cấp nhiên liệu - mỏ Đồng Rì).
Vì vậy các tham số như độ hạt của than, tỉ lệ gió cấp 1, cấp 2, lượng dẫn gió, tỷ lệ các cấp độ hạt than, hệ số nghiền than gốc, tỷ lệ tuần hoàn, tốc độ lưu chuyển của 2 loại vật chất khí và rắn, hàm lượng ôxi trong khói, nhiệt độ trong lò thì ngoài việc phải theo đúng thiết kế, cần thiết phải trải qua khởi động nóng, khởi động lạnh để có được giá trị tốt nhất cho từng điều kiện làm việc, sau đó mới vận hành là hợp lý và an toàn nhất (hạn chế và loại bỏ những điều chỉnh tham số theo kinh nghiệm không có căn cứ và thường xuyên).
Phương thức điều chỉnh đề xuất vận hành lò hơi:
(1) Khống chế nghiêm ngặt lượng gió vào lò, điều chỉnh tỷ lệ gió cấp 1, cấp 2 một cách hợp lý trong điều kiện đảm bảo gió cấp 1 lưu thông bình thường, tỷ lệ gió cấp 1 chiếm 50~60%, gió cấp 2 chiếm 40~50%, giảm tốc độ khói, giảm sự mài mòn ống sinh hơi.
(2) Khống chế chênh áp trong buồng đốt lò và tầng liệu ở mức hợp lý. Tránh tình trạng chênh áp ở tầng liệu quá lớn dẫn đến lượng gió lưu thông tăng cao, giảm tình trạng mài mòn cũng như lượng tiêu hao trong ống sinh hơi của lò.
(3) Khống chế nhiệt độ buồng đốt lò ở mức thích hợp, khi tăng nhiệt từ 8000C lên 950 0C để rút ngắn thời gian đốt hạt carbon (thời gian đốt cháy hoàn toàn của các độ hạt khác nhau sẽ được rút ngắn 6 - 7 lần). Đối với loại than hiện tại đang sử dụng có lượng chất bốc thấp và tro cao, khi cháy ở nhiệt độ 950 0C (cần thiết có giải pháp để vận hành ổn định lò ở nhiệt độ 950 0C), thì thời gian đốt cháy hoàn toàn của than cỡ 1-10mm sẽ ngắn hơn thời gian lưu trú của nó trong trường nhiệt độ buồng lửa. Như vậy, cỡ hạt than 1-10mm chỉ có thể được đốt cháy hoàn toàn trong điều kiện nhiệt độ không quá 950 0C. Khi tăng nhiệt đốt, sẽ rút ngắn thời gian đốt cháy hoàn toàn của các loại cỡ hạt khác nhau, hàm lượng carbon trong xỉ ở đáy sàn sẽ giảm mạnh, có lợi cho việc giảm lượng carbon trong tro bay, chọn mức gần 920 0C để khử lưu huỳnh và đảm bảo vận hành của lò hơi được ổn định.
(4) Tăng độ dày tầng liệu vận hành trên cơ sở tầng liệu hiện có. Nguyên tắc điều chỉnh vận hành là “sàn nhiệt cao tầng liệu thấp”, tức là khi duy trì nhiệt độ đốt hợp lý, độ dày tầng liệu cố gắng duy trì trong giới hạn độ dày hợp lý cho phép, kết
hợp với đặc tính của than không khói và thực tế kinh nghiệm thì cần khống chế chênh áp tầng liệu trong khoảng 6,0-7,0 kPa, không được thấp hơn 6.0 kPa.