Giải pháp khác

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 72 - 82)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.6. Giải pháp khác

* Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong giải quyết khiếu nại

Cải cách thủ tục hành chính trong công tác giải quyết khiếu nại là một đòi hỏi cấp thiết nhằm phục vụ mục đích đơn giản hóa thủ tục và tránh gây phiền hà cho công dân khi có vấn đề về khiếu nại. Cải cách hành chính theo hướng loại bỏ các thủ tục không nhất thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, tổ chức khi khiếu nại. Tuy nhiên, trong công tác giải quyết khiếu nại, việc đơn giản hóa các thủ tục phải bảo đảm nguyên tắc, loại bỏ các thao tác không cần thiết, phiền hà nhưng cũng không thể qua loa, sơ sài, bỏ qua các thủ tục quan trọng, dẫn đến sơ hở trong kết luận vấn đề đúng, sai.

Trên cơ sở quán triệt tinh thần trên, huyện An Lão cần ban hành quy trình xử lý đơn thư khiếu nại phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương và rút ngắn thời hạn giải quyết khiếu nại so với quy định của pháp luật, quy định rõ các khâu, các bước trong giải quyết khiếu nại và quy định rõ trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị, địa phương, cán bộ, công chức tham mưu giải quyết khiếu nại; quy định cụ thể trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Giải quyết kịp thời, rút ngắn thời hạn giải quyết khiếu nại để đáp ứng nhu cầu bức thiết của người khiếu nại, đồng thời đáp ứng tiến độ của các dự án, chương trình, kế hoạch của nhà nước có liên quan đến khiếu nại. Bên cạnh đó, cần công khai các khâu, các bước và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết khiếu nại để các cơ quan nhà nước giám sát trách nhiệm lẫn nhau, người khiếu nại giám sát được quá trình giải quyết của các cơ quan, cán bộ, công chức, hạn chế trường hợp công dân không biết nơi nào nhận đơn, đơn đã nhận được chuyển đi đâu, các cơ quan xử lý như thế nào, bao giờ được người có thẩm quyền xem xét, giải quyết [10, tr.68].

* Tổ chức thi hành nghiêm các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật

Ngay sau khi Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cần có kế hoạch và chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức thi hành theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp người khiếu nại cố tình không chấp hành thì kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp khiếu nại đúng được quyết định giải quyết khiếu nại công nhận và có hình thức phục hồi quyền lợi hoặc được bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính bị khiếu nại gây ra thì khẩn trương thực hiện các biện pháp khôi phục quyền lợi hoặc bồi thường thiệt hại để cũng cố lòng tin của nhân dân vào nhà nước. Trường hợp có biện pháp xử lý các cơ quan, cán bộ, công chức sai phạm trong công tác quản lý thì cũng kịp thời có biện pháp xử lý và công khai để nhân dân biết. Một mặt cũng cố lòng tin của nhân dân vào nhà nước, mặt khác thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước nói chung và trong giải quyết khiếu nại hành chính nói riêng.

* Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với công tác giải quyết khiếu nại

Tăng cường thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại đối với thủ trưởng và cán bộ, công chức có trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới, tập trung vào những nơi có nhiều vụ việc khiếu nại kéo dài, vượt cấp, đông người, phức tạp; chất lượng, hiệu quả giải quyết khiếu nại thấp; không chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của cấp trên... để làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, kiến nghị chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém, xử lý công khai, nghiêm minh những cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, vi phạm pháp luật trong giải quyết khiếu nại nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương, tăng cường hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại.

Phát huy vai trò giám sát của Đại biểu HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong hoạt động giải quyết khiếu nại. Đổi mới hoạt động giám sát của Đại biểu Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại. Tăng cường giám sát việc thực hiện kiến nghị sau giám sát. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cần làm tốt vai trò đại diện quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, đoàn viên, kiến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi có tranh chấp. Giải thích, thuyết phục công dân chấp hành các quyết định giải quyết khiếu nại và kết luận, quyết định xử lý đã được xác định là đúng chính sách, pháp luật. Đẩy mạnh công tác hoà giải, đối thoại, vận động, thuyết phục công dân chấm dứt khiếu nại không đúng, giảm thiểu các tranh chấp, khiếu nại ngay từ cơ sở.

* Thực hiện tốt hoạt động tiếp dân và tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại

Cơ quan nhà nước phải củng cố và chấn chỉnh công tác tiếp công dân, thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp dân. Đối với những vụ việc phức tạp, các đồng chí lãnh đạo phải đích thân tiếp dân, đối thoại với công dân và trực tiếp chỉ đạo giải quyết với tinh thần "giải quyết để bảo đảm yên dân chứ không giải quyết xong việc". Khi xảy ra khiếu nại đông người, các cơ quan nhà nước phải tăng cường sự phối hợp để tiếp dân và vận động công dân trở về địa phương, đồng thời, có biện pháp giải quyết kịp thời, dứt điểm, không để kéo dài, tái khiếu nại. Để bảo đảm thực hiện nghiêm túc Luật Tiếp công dân và tạo sự đồng bộ về cơ cấu, tổ chức cơ quan tiếp công dân, huyện An Lão cần chỉ đạo các xã thành lập Tổ Tiếp công dân của xã, bố trí cán bộ, công chức có đủ năng lực, trình độ thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân.

Đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính việc tổ chức đối thoại chỉ quy định bắt buộc trong trường hợp khiếu nại lần hai, còn trong trường hợp giải quyết khiếu nại lần đầu thì việc tổ chức đối thoại nếu yêu cầu

của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau; đối với khiếu nại quyết định kỷ luật thì phải tổ chức đối thoại ở tất cả các lần khiếu nại. Tuy nhiên, dù giải quyết khiếu nại lần đầu hay giải quyết khiếu nại lần hai thì việc tổ chức đối thoại với người khiếu nại sẽ đem lại hiệu quả cho việc giải quyết khiếu nại. Qua đối thoại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trực tiếp gặp gỡ, trao đổi để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của người khiếu nại, nguyên nhân dẫn đến bức xúc, khiếu nại và các vấn đề có liên quan; đồng thời giải thích các quy định của pháp luật có liên quan đến nội dung khiếu nại hiểu các quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, hiểu được những quy định của pháp luật có liên quan đến nội dung khiếu nại. Qua đối thoại, có thể giúp cho người khiếu nại hiểu pháp luật và nhận thức được việc khiếu nại của mình là sai, khiếu nại chỉ tốn kém thời gian của mình và của nhà nước nên rút nội dung khiếu nại. Từ đó hạn chế được những trường hợp khiếu nại không đáng có, khiếu nại kéo dài, vượt cấp.

Trong những năm qua, công tác đối thoại trong giải quyết khiếu nại đã được người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ở huyện An Lão quan tâm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Riêng ở cấp huyện, tất cả các trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện đều được tổ chức đối thoại, giải quyết tại buổi tiếp công dân định kỳ (dù là khiếu nại lần đầu). Đây là cách làm hay và hiệu quả, cần phải nhân rộng thực hiện trong toàn huyện, tỉnh. Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại trong toàn tỉnh Bình Định nói chung và toàn huyện An Lão nói riêng.

Kết luận chương 3:

Thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại hành chính của huyện An Lão thời gian qua; trên cơ sở pháp lý và lý luận về công tác giải quyết khiếu nại hành chính, tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính đối với huyện An Lão nói riêng và cả

tỉnh Bình Định nói chung, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà và của cả tỉnh trong thời gian đến.

PHẦN KẾT LUẬN

Khiếu nại là quyền con người được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận. Khiếu nại hành chính là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do pháp luật về khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Giải quyết khiếu nại hành chính là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại theo đúng quy định của Luật Khiếu nại về trình tự, thủ tục, thời hạn, thời hiệu, thẩm quyền.

Những năm qua, huyện An Lão, tỉnh Bình Định đã tập trung thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Song song với quá trình phát triển, nhiều dự án, công trình được xây dựng; một số chủ trương, chính sách mới được ban hành đã trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, làm phát sinh khiếu nại. Nhìn chung, các cấp thẩm quyền trong huyện đã quan tâm chỉ đạo giải quyết kịp thời, đúng pháp luật những vụ việc khiếu nại phát sinh, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người dân, ổn định được tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác giải quyết khiếu nại hành chính ở huyện An Lão vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của một số người dân, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với chính quyền các cấp.

Với nội dung 3 chương của Luận văn, tác giả đã nghiên cứu, tìm hiểu kỹ những vấn đề lý luận và pháp lý về giải quyết khiếu nại hành chính từ thực tiễn

của huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình giải quyết khiếu nại của huyện, luận văn đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại của huyện An Lão nói riêng và của cả tỉnh nói chung, đó là: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác giải quyết khiếu nại; tiếp tục hoàn thiện pháp luật về khiếu nại và một số luật chuyên ngành; thường xuyên quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại; thực hiện tốt hoạt động tiếp dân và tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại cho cán bộ, công chức và nhân dân; đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong giải quyết khiếu nại; tổ chức thi hành nghiêm các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với công tác giải quyết khiếu nại hành chính.

Những giải pháp được đề cập trong luận văn góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, đồng thời góp phần đảm bảo ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tác giả Hồ Thị Thu An “Một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện

pháp luật về tiếp công dân”,

2. Võ Ngọc Anh (2019), Đề án Khoa học và Công nghệ Phát triển tổng thể

kinh tế - xã hội huyện An Lão đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035.

3. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2002), Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 06/3/2002

về một số vấn đề cấp bách cần được thực hiện trong việc giải quyết khiếu

nại tố cáo hiện nay.

4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2014), Chỉ thị số 35-CT/TW ngày

26/5/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

5. Bộ Chính trị (2008), Thông báo số 130-TB/TW ngày 10/01/2008 về tình

hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo.

6. Chính phủ (2011), Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính

phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai

đoạn 2011 – 2020.

7. Chính phủ (2020), Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy

định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại.

8. Chính phủ (2014), Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định

chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân.

9. Chủ tịch nước (2003), Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980, 1992; Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Trần Tiến Cường (2013), Giải quyết khiếu nại hành chính từ thực tiễn

thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện

11. Trịnh Anh Dũng (2013), Giải quyết khiếu nại hành chính của công dân qua

thực tiễn thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học

Xã hội. Võ Khánh Vinh (2011), Quyền Con người, Nxb Khoa học xã hội.

12. Hoàng Ngọc Dũng (2015), Giải quyết khiếu nại hành chính trong công

cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính

công, Học viện hành chính Quốc gia.

13. Bùi Thị Đào (2008), Khiếu nại và giải quyết khiếu nại dưới góc nhìn dân

chủ, Tạp chí Dân chủ và pháp luật (số 11).

14. Nguyễn Đức Giao, Nguyễn Văn Hoan, Nguyễn Đắc Bình (2000), Giải

quyết khiếu nại, tố cáo, Nxb Bộ Tư pháp.

15. Hoàng Ngọc Giao (2009), Cơ chế giải quyết khiếu nại – thực trạng và giải

pháp, Nxb Công an nhân dân.

16. Nguyễn Mạnh Hùng (2010), Những bất cập của pháp luật trong công tác

giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai, Tạp chí Thanh tra (số 6).

17. Trần Minh Hương (2009), Giáo trình thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố

cáo, Nxb Công an nhân dân.

18. Nguyễn Tuấn Khanh (2008), Việc áp dụng pháp luật để giải quyết khiếu

nại về đất đai, Tạp chí Thanh tra (số 5).

19. Nguyễn Tuấn Khanh (2019), Tài liệu tập huấn Luật Khiếu nại năm 2011,

Luật Tố cáo năm 2018, Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018.

20. Đinh Văn Minh (2000),"Tìm hiểu Luật khiếu nại, tố cáo", Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

21. Quốc hội (1998), Luật Khiếu nại, tố cáo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Quốc hội (2003), Luật Đất đai.

23. Quốc hội (2011), Luật Khiếu nại.

25. Quốc hội (2012), Nghị quyết số 39/2012/QH13 về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định hành chính về đất đai.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 72 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)