Thẩm quyền thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai

Một phần của tài liệu Thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai từ của UBND tỉnh phú thọ (bỏ đi em nhé vì theo quy định không có) (Trang 32 - 41)

Chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai là các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền theo quy định pháp luật. Căn cứ Luật Đất đai năm 2013; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai; Luật Khiếu nại năm 2011, có thể thấy các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai bao gồm các cơ quan sau đây:

TT Quyết định hành chính về quản lý đất đai Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai Tên quyết định Cơ quan

thực hiện

1.

Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo UBND cấp tỉnh Chủ tịch UBND cấp tỉnh Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

2. Giao đất đối với người Việt

Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

3.

Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

4.

Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình,

UBND cấp huyện Chủ tịch UBND cấp huyện Chủ tịch UBND cấp tỉnh

26 TT Quyết định hành chính về quản lý đất đai Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai Tên quyết định Cơ quan

thực hiện

cá nhân

5.

Cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn UBND cấp xã Chủ tịch UBND cấp xã Chủ tịch UBND cấp huyện 6.

Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài UBND cấp tỉnh Chủ tịch UBND cấp tỉnh Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường 7.

Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn

8.

Quyết định thu hồi đất mà trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng là tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…và đất công ích của xã, phường, thị trấn UBND cấp tỉnh Chủ tịch UBND cấp tỉnh Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường UBND cấp huyện (được ủy quyền) Chủ tịch UBND cấp huyện Chủ tịch UBND cấp tỉnh

27 TT Quyết định hành chính về quản lý đất đai Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai Tên quyết định Cơ quan

thực hiện

9.

Cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư UBND cấp tỉnh Chủ tịch UBND cấp tỉnh Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Sở Tài nguyên và Môi trường (được ủy quyền) Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Chủ tịch UBND cấp tỉnh 10. Cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

UBND cấp huyện Chủ tịch UBND cấp huyện Chủ tịch UBND cấp tỉnh 11.

Sang tên Giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng khi

Phòng Tài nguyên và Môi trường Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường Chủ tịch UBND cấp huyện

28 TT Quyết định hành chính về quản lý đất đai Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai Tên quyết định Cơ quan

thực hiện

chuyển nhượng, tặng cho…của hộ gia đình, cá nhân

12.

Sang tên Giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng khi chuyển nhượng của tổ chức

Sở Tài nguyên và Môi trường Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Chủ tịch UBND cấp tỉnh 13.

Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau

Chủ tịch UBND cấp huyện Chủ tịch UBND cấp huyện Chủ tịch UBND cấp tỉnh 14.

Quyết định giải quyết tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Chủ tịch UBND cấp tỉnh Chủ tịch UBND cấp tỉnh Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trong cơ chế giải quyết khiếu nại, bên cạnh quy định về thẩm quyền, pháp luật còn quy định khá chặt chẽ thủ tục giải quyết khiếu nại. Khoản 2,

Điều 204 Luật Đất đai năm 2013 quy định:“Trình tự, thủ tục giải quyết

khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại” [19].

29

Dưới góc độ pháp luật thực định, thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai được thực hiện theo trình tự và cách thức do Luật khiếu nại năm 2011 quy

định với thiết kế hai cấp thẩm quyền giải quyết bao gồm “trình tự giải quyết

khiếu nại lần đầutrình tự giải quyết khiếu nại lần hai”[18]. Thông qua

mục II và mục III của Chương III của Luật khiếu nại năm 2011 quy định về

giải quyết khiếu nại, có thể thấy ở hai cấp giải quyết khiếu nại, tuy có sự khác biệt nhất định thẩm quyền, cách thức tiến hành nhưng cả hai đều thực hiện theo trình tự các bước: Thụ lý giải quyết; thẩm tra, xác minh; kết luận

và ra quyết định giải quyết khiếu nại [18].

Như vậy, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai (gọi chung là thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai) không được quy định và thực hiện theo Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn mà được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 và các văn bản hướng dẫn, cụ thể:

TT Nội dung

Thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai

lần đầu

Thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai

lần hai

1. Cách thức khiếu nại Khiếu nại bằng đơn hoặc khiếu nại trực tiếp

2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại Bước 1: Gửi đơn và tiếp nhận đơn khiếu nại

- Người khiếu nại gửi đơn và các tài liệu có liên quan (nếu có) cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.

- Nếu khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì người có

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại

30

TT Nội dung

Thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai

lần đầu

Thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai

lần hai

thẩm quyền tiếp nhận đơn.

không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai (Đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày).

- Hồ sơ khiếu nại lần hai gồm: Đơn khiếu nại; Quyết định giải quyết khiếu nại lần

đầu; Các tài liệu có

liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

Nơi nộp: Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

Bước 2: Thụ lý đơn

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại quyết định hành

31

TT Nội dung

Thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai

lần đầu

Thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai

lần hai

quyết của mình, người có thẩm quyền thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết.

chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết mà việc khiếu nại lần hai có đủ điều kiện theo quy định thì phải thụ lý giải quyết.

- Trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do trong văn bản thông báo cho người khiếu nại.

Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại

Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm sau:

- Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai căn cứ vào nội dung, tính chất của việc khiếu nại, tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại và kiến nghị giải quyết

32

TT Nội dung

Thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai

lần đầu

Thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai

lần hai

quyết định giải quyết khiếu nại ngay;

- Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.

khiếu nại.

Bước 4: Tổ chức đối thoại

Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu tổ chức đối thoại nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau. Việc đối thoại phải được lập thành biên bản.

Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh tổ chức đối thoại. Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại và gửi kết

- Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.

- Người giải quyết khiếu nại lần hai phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.

33

TT Nội dung

Thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai

lần đầu

Thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai

lần hai

quả giải quyết khiếu nại

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho: Người khiếu nại; Thủ trưởng cấp trên trực tiếp hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến; Cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.

- Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần hai phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho: Người khiếu nại; Người bị khiếu nại;

Người giải quyết

khiếu nại lần đầu; Người có quyền, nghĩa vụ liên quan; Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến.

Tuy nhiên trong phạm vi của luận văn này, tác giả muốn tập trung đề cập đến thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai của Chủ tịch UBND cấp tỉnh để làm nổi bật được những bất cập và giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai từ thực tiễn UBND tỉnh Phú Thọ.

Một vụ việc giải quyết khiếu nại chưa thể kết thúc ở khâu ra quyết định giải quyết khiếu nại mà nó được kết thúc ở khâu cuối cùng là hoàn

34

thành việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật. Có như vậy thì mọi quyết định giải quyết khiếu nại mới được thực hiện trên thực tế và mục đích của việc giải quyết khiếu nại mới đạt được như mong muốn của nhà quản lý. Do đó, xét cả về khía cạnh lý luận, pháp lý và thực tiễn thì việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật là chế định bắt buộc của pháp luật khiếu nại. Tuy nhiên, với thiết kế quy

định “thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật” tại một

mục riêng (mục 4) trong Luật Khiếu nại năm 2011 cho thấy, nhà làm luật đã

xác định đây là một thủ tục tách biệt với thủ tục giải quyết khiếu nại và thủ tục này chỉ được thực hiện khi quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật [18]. Do đó, tác giả cho rằng, giải quyết khiếu nại phải thực hiện theo trình tự các bước: Thụ lý giải quyết; thẩm tra, xác minh; kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại.

Một phần của tài liệu Thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai từ của UBND tỉnh phú thọ (bỏ đi em nhé vì theo quy định không có) (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)