Thực tiễn thực hiện pháp luật về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo,

Một phần của tài liệu Pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện (Trang 60 - 121)

7. Kết cấu luận văn

2.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo,

quản lý cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nƣớc nói chung, của hệ thống chính trị - hành chính nói riêng của cả nƣớc cũng nhƣ của một tỉnh, thành phố đƣợc quyết định bởi phẩm chất năng lực và kết quả công tác của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Phẩm chất của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ngoài khả năng và tinh thần tự học tập, lại phụ thuộc rất nhiều vào công tác đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng xuyên kiến thức và kỹ năng thực hành cho họ. Trong điều kiện đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ở nƣớc ta hiện nay mặc dù đã đƣợc quan tâm trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng tuy nhiên vẫn chƣa đƣợc chuẩn hoá theo tiêu chuẩn chức danh, chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, xây dựng nền kinh tế thị trƣờng, mở cửa để hội nhập với khu vực và quốc tế, đặc biệt là trong điều kiện khoa học công nghệ và thông tin phát triển nhƣ vũ bão, thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tin học vào hiện đại hoá nền hành chính, công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Vấn đề thực hiện pháp luật trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đặc biệt là cấp huyện là vấn đề cần đƣợc quan tâm giải quyết một cách thiết thực.

2.3.1. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện theo các văn bản pháp luật

Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức nói chung và cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những kiến thức cần thiết về quản lý nhà nƣớc, cải cách hành chính, kiến thức về hội nhập và kỹ năng thực thi công việc để phục vụ yêu cầu của công dân, tổ chức ngày

càng tốt hơn. Thông qua đó, giúp họ nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm đƣợc giao, đồng thời hoàn thiện các tiêu chuẩn của ngạch và của từng vị trí chức danh đang đảm nhiệm. Thời gian qua, hoạt động áp dụng pháp luật về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cũng nhƣ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã đƣợc thực hiện tƣơng đối tốt, song vẫn còn không ít những hạn chế cần đƣợc tiếp tục đổi mới, khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện đáp ứng yêu cầu của tình hình mới hiện nay.

Trong một thời gian dài từ năm 1945 đến năm 1998, do điều kiện đặc thù của đất nƣớc có chiến tranh, mặc khác do nhận thức chƣa cao về tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức nên các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp cũng nhƣ công tác tổ chức thực hiện trên thực tế chƣa đƣợc nhà nƣớc quan tâm đúng mức.

Từ năm 1998 đến nay, các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp đã đƣợc nhà nƣớc ta quan tâm ban hành và dần tạo thành một hệ thống cơ sở pháp lý tƣơng đối đầy đủ cho hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp.

Trong nhiều năm qua, Chính phủ và Bộ Nội vụ đã ban hành nhiều văn bản nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức cũng nhƣ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện. Trong đó, có các văn bản quan trọng nhƣ: Quyết định số 161/2003/QĐ- TTg, ngày 04/8/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ về ban hành quy chế đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức; Nghị định số 101/2017/NĐ-CP, ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức; Thông tƣ số 01/2018/TT-BNV, ngày 08/01/2018 của Bộ trƣởng Bộ Nội vụ hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP, ngày

01/9/2017 của Chính phủ; Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 18/9/2018 của Thủ tƣớng Chính phủ về đẩy mạnh bồi dƣỡng trƣớc khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức; Quyết định số 1374/QĐ- TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2015; các Quyết định của Bộ trƣởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tài liệu bồi dƣỡng ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, tài liệu đào tạo, bồi dƣỡng lãnh đạo cấp phòng ở địa phƣơng, cấp sở và tƣơng đƣơng, cấp vụ và tƣơng đƣơng…

Để nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức, viên chức, cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều văn bản hƣớng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức cũng nhƣ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Nhờ vậy mà chất lƣợng đội ngũ công chức, viên chức, cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp trên địa bàn tỉnh ngày một nâng cao. Nội dung chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng từng bƣớc đƣợc đổi mới, thiết thực, phù hợp với từng đối tƣợng, bƣớc đầu đã kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, nâng cao khả năng giải quyết tình huống. Sự phối hợp giữa cấp ủy và cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn trong việc lựa chọn, cử cán bộ, công chức đi học. Thông qua công tác đào tạo, bồi dƣỡng, đã phát hiện những công chức có tài để tiếp tục tạo nguồn để bố trí, sử dụng hợp lý và mạnh dạn đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển nhất là những công chức trẻ, nữ,... Qua đó, đã góp phần xây dựng đội ngũ công chức, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp mà đặc biệt là cấp huyện chuyên nghiệp, có năng lực, tích cực cống hiến và xây dựng, phát triển quê hƣơng, đất nƣớc ngày một giàu đẹp hơn.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV, XVI, đều đề ra chƣơng trình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực là một trong các chƣơng trình

trọng tâm của tỉnh. Đặc biệt, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã ban hành Đề án về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức tại cơ sở nƣớc ngoài, đào tạo theo chức danh,...

Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đã căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn của ngạch công chức, tiểu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị, đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng công chức, công khai, dân chủ trong việc cử công chức đi đào tạo, bồi dƣỡng, đồng thời đề cao vai trò tự học và quyền của công chức trong việc lựa chọn chƣơng trình theo vị trí việc làm.

Nội dung đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện của tỉnh bao gồm: lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ; kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nƣớc và quản lý chuyên ngành; tin học, ngoại ngữ... Vì vậy, chất lƣợng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện trên địa bàn tỉnh từng bƣớc đƣợc nâng cao trình độ mọi mặt.

Hình thức bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện của tỉnh thực hiện theo các văn bản quy định, hƣớng dẫn của Đảng và Nhà nƣớc nhƣ: Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 (đƣợc áp dụng thực hiện trƣớc tháng 9/2017), Nghị định 101/2017/NĐ-CP, ngày 01/9/2017 của Chính phủ, Thông tƣ 01/2018/TT-BNV, ngày 08/01/2018... với các hình thức nhƣ: bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; bồi dƣỡng trƣớc khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý; bồi dƣỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm (thời gian thực hiện tối thiểu là 01 tuần/01 năm; một tuần đƣợc tính bằng 05 ngày học, một ngày học 08 tiết).

2.3.2. Đánh giá hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện theo các văn bản pháp luật

2.3.2.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy và cấp ủy đảng các cấp luôn quan tâm đến việc áp dụng pháp luật cũng nhƣ công tác đổi mới nội dung, chƣơng trình và nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và xem đây là nhiệm vụ thƣờng xuyên, lâu dài. Việc đào tạo, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức nhƣ đào tạo, bồi dƣỡng tại địa phƣơng, ở trƣờng chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dƣỡng chính trị cấp huyện; cử cán bộ, đảng viên đi học tập tại các trƣờng, các học viện chính trị, hành chính của tỉnh và Trung ƣơng...

Việc thực hiện pháp luật về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp huyện trên địa bàn tỉnh nói riêng trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, tạo sự chủ động trong công tác cán bộ. Việc đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện trong hệ thống chính trị là công việc thƣờng xuyên và quan trọng của công tác xây dựng Đảng nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy đã tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch đề ra, tổ chức chiêu sinh các lớp đào tạo, bồi dƣỡng do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Khu vực III và các cơ sở đào tạo khác đảm bảo đúng đối tƣợng, thành phần theo chỉ tiêu phân bổ. Ngoài việc học tập lý luận chính trị, nhiều cán bộ, công chức đã tích cực tham gia các lớp bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học hoặc theo học các lớp đào tạo sau đại học tại các cơ sở đào tạo trong nƣớc và ngoài nƣớc. Bên

cạnh đó, tỉnh cũng đã gửi học viên là những cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện theo học các lớp đào tạo, bồi dƣỡng theo Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ƣơng và các lớp bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đối tƣợng 1 và đối tƣợng 2 tại Học viện Quốc phòng và Trƣờng Quân sự Quân khu IV.

Hằng năm, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp, các ban, ngành liên quan tiến hành rà soát trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng; đào tạo gắn với quy hoạch, bố trí sử dụng cán bộ. Các đơn vị thực hiện chức năng giáo dục lý luận chính trị trên địa bàn tỉnh đã mời các đồng chí giảng viên lý luận chính trị, các chuyên gia đầu ngành của Trung ƣơng để cập nhật những kiến thức mới, chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đặc biệt, trong năm 2019 Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy đã tổ chức 02 lớp dự nguồn cấp ủy và cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện cho 138 đồng chí. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã quan tâm tạo điều kiện cử các đồng chí cán bộ, đảng viên đủ điều kiện tham gia chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng theo Đề án 165 của Trung ƣơng, góp phần đáp ứng nhu cầu học tập nghiên cứu chuyên sâu, nâng cao nhận thức, mở rộng tầm nhìn và kinh nghiệm giải quyết nhiệm vụ ở cơ sở. Đội ngũ cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo quản lý cấp huyện sau khi đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng, cập nhật những kiến thức đã ngày càng phát huy tốt năng lực lãnh đạo, sở trƣờng công tác, cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của các địa phƣơng, cơ quan, đơn vị trong tình hình mới.

Sau khi có Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 18/6/1997 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Kết luận số 37-KL/TW, ngày 02/02/2009 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng lần thứ 9 (khóa X) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020; Kết

luận số 57 KL/TW, ngày 08/3/2013 của Ban Bí thƣ, Nghị quyết số 32- NQ/TW, ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; Quy định số 164-QĐ/TW, ngày 01/02/2013 của Bộ Chính trị về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và các nghị quyết, kết luận, quy định, quy chế hƣớng dẫn của Trung ƣơng có liên quan đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ; Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy đã kịp thời tổ chức hội nghị quán triệt, học tập các Nghị quyết, Kết luận... cho đội ngũ cán bộ cốt cán trong toàn tỉnh, đồng thời xây dựng và ban hành nghị quyết, chƣơng trình hành động, kế hoạch, đề án, quyết định để triển khai trong toàn tỉnh với các văn bản liên quan đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đã ban hành nhƣ:

Đề án số 02/ĐA-TU, ngày 05/9/2008 về đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài; Đề án số 03/ĐA-TU, ngày 01/10/2008 về đào tạo cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở xã, phường, thị trấn theo chức danh;

Kế hoạch số 42-KH/TU, ngày 23/4/2009 về thực hiện Kết luận của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) “về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020”;

Kết luận số 29-KL/TU, ngày 07/12/2011 về Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh giai đoạn 2011 - 2020;

Chỉ thị số 21-CT/TU, ngày 15/3/2012 về triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”;

Kế hoạch số 03-KH/BTCTU, ngày 15/02/2012 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy về thực hiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý;

Hƣớng dẫn số 02 -HD/TU, ngày 20/3/2013 về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý;

Kế hoạch số 11-KH/TU, ngày 13/7/2016 về thực hiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý;

Quy định số 04-QĐi/TU, ngày 01/11/2018 về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử (thay thế Quyết định số 728-QĐ/TU, ngày 31/12/2007 về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; Quyết định số 2037-QĐ/TU, ngày 11/5/2015 về phân cấp quản lý cán bộ);

Kết luận số 42-KL/TU, ngày 27/4/2017 về quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tỉnh Thừa Thiên Huế từ nay đến năm 2025

Bên cạnh đó, để cụ thể hóa các văn bản của Chính phủ và Bộ Nội vụ,

Một phần của tài liệu Pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện (Trang 60 - 121)