Bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Buôn

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 73)

phố Buôn Ma Thuột

Hội đồng nhân dân: Quyết định dự toán và phân bổ ngân sách, phê chuẩn quyết toán; Quyết định điều chỉnh dự toán trong trường hợp cần thiết; Giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định.

Uỷ ban nhân dân: Lập dự toán và phương án phân bổ dự toán chi ngân sách, dự toán điều chỉnh trong trường hợp cần thiết, lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan Tài chính cấp trên trực tiếp.

vực tài chính-ngân sách; căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ thu, chi, mức bổ sung cho ngân sách cấp xã. Thực hiện các giải pháp và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách địa phương được Hội đồng nhân dân quyết định; kiểm tra, báo cáo việc thực hiện ngân sách địa phương.

Phòng Tài chính - Kế hoạch: Là cơ quan chuyên môn trực tiếp tham mưu cho UBND thành phố trong việc quản lý, điều hành công tác quản lý chi ngân sách nhà nước, ngoài ra còn một số cơ quan khác có liên quan. Phòng Tài chính – Kế hoạch phải thường xuyên xem xét khả năng đảm bảo kinh phí cho nhu cầu chi từ nguồn ngân sách nhà nước.

Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài sản, quản lý ngân sách và thực hiện chế độ tài chính của chính quyền cấp phường và các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp thuộc quận; yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm dừng thanh toán khi phát hiện chi vượt dự toán, chi sai chính sách chế độ hoặc không chấp hành chế độ báo cáo của Nhà nước. Thực hiện thẩm định và thông báo quyết toán đối với các đơn vị sử dụng ngân sách.

Kho bạc Nhà nước: Kiểm soát, đối chiếu các khoản chi so với dự toán ngân sách nhà nước, bảo đảm các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao, số dư tài khoản dự toán của đơn vị còn đủ để chi. Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo quy định đối với từng khoản chi.

Đơn vị dự toán ngân sách: Lập dự toán thu, chi ngân sách hàng năm; Thực hiện phân bổ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao cho các đơn vị trực thuộc và điều chỉnh phân bổ dự toán theo thẩm quyền.

Đơn vị sử dụng ngân sách: Chấp hành đúng quy định của Pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách, được cung cấp thông tin, tham gia

giám sát cộng đồng về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật.

2.2.3. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước của thành phốBuôn Ma Thuột trong giai đoạn 2017-2020 Buôn Ma Thuột trong giai đoạn 2017-2020

2.2.3.1. Tình hình chi ngân sách nhà nước của thành phố Buôn Ma Thuột trong giai đoạn 2017-2020

Từ kết quả của Bảng 2.2 dưới đây cho thấy, năm 2017, thực hiện quyết toán 1.230.206 triệu đồng, tăng 13,22% dự toán tỉnh giao, tăng 6,55% dự toán thành phố quyết định, trong đó: chi ngân sách cấp thành phố: 1.040.376 triệu đồng, chi ngân sách cấp phường, xã 189.830 triệu đồng. Năm 2018, thực hiện quyết toán 1.209.199 triệu đồng, tăng 11,7% dự toán tỉnh giao, tăng 8,19% dự toán thành phố quyết định, trong đó: chi ngân sách cấp thành phố: 1.007.199 triệu đồng, chi ngân sách cấp phường, xã 202.469 triệu đồng. Năm 2019, thực hiện quyết toán 1.455.305 triệu đồng, tăng 14,32% dự toán tỉnh giao, tăng 8,02% dự toán thành phố quyết định, trong đó: chi ngân sách cấp thành phố: 1.246.086 triệu đồng, chi ngân sách cấp phường, xã 209.222 triệu đồng. Năm 2020, thực hiện quyết toán 1.856.291 triệu đồng, tăng 10,24% dự toán tỉnh giao trong đó: chi ngân sách cấp thành phố: 1.599.414 triệu đồng, chi ngân sách cấp phường, xã 256.877 triệu đồng.

Bảng 2.2. Tình hình chi ngân sách của thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2017-2020

Đvt: Triệu đồng Nội dung Năm 2017 Dự toán Tổng chi ngân sách - Chi cấp thành phố

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch, thành phố Buôn Ma Thuột)

2.2.3.2. Thực trạng quản lý chi thường xuyên của thành phố Buôn Ma Thuột

Quản lý chi thường xuyên tại thành phố Buôn Ma Thuột tuân thủ theo chu trình quản lý ngân sách nhà nước do nhà nước quy định, gồm các giai đoạn: lập dự toán chi ngân sách, chấp hành, thực hiện dự toán chi ngân sách và quyết toán chi ngân sách.

Quản lý lập dự toán chi thường xuyên giai đoạn 2017-2020

Việc lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại thành phố Buôn Ma Thuột được lập dựa trên các căn cứ sau:

- Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật;

- Nghị định 130/ND-CP/2005 và Thông tư số 71/2014/TTLT-BTC- BNV ngày 30/5/2014 của liên Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước;

- Quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách hàng năm của UBND tỉnh; - Các văn bản hướng dẫn xây dựng dự toán hàng năm của Sở Tài chính; - Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn và hàng năm trên địa bàn của HĐND tỉnh và HĐND thành phố;

- Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách nhà nước của thành phố do đơn vị dự toán cấp trên thông báo;

- Dự báo về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong giai đoạn tiếp theo và những văn bản liên quan khác;

- Nghị quyết số 09/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk về ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017.

quỹ tiền lương của số lao động hợp đồng không xác định thời hạn đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ở thành phố Buôn Ma Thuột việc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước theo Nghị định số 130 và Nghị định số 43 của Chính phủ về cơ bản là tốt. Một phương thức quản lý chi ngân sách mới thường được thực hiện theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Phương thức này có thể nói là có nhiều ưu điểm. Nó được coi như một kế hoạch cuốn chiếu trong nhiều năm, từ 3 đến 5 năm, sau mỗi năm căn cứ vào dự báo vĩ mô thay đổi thì lại điều chỉnh kế hoạch những năm tiếp theo và tính thêm một năm nữa, vì vậy lúc nào cũng tồn tại kế hoạch trung hạn và luôn được cập nhật cho phù hợp với thực tiễn.

Quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên giai đoạn 2017-2020

Chấp hành dự toán chi ngân sách trong giai đoạn này tại thành phố Buôn Ma Thuột được quản lý theo chu trình ngân sách hay còn gọi là quản lý chi ngân sách theo kế hoạch hàng năm. Bao gồm các giai đoạn:

+ Cấp phát các khoản chi ngân sách + Kiểm soát chi thường xuyên

+ Điều chỉnh dự toán chi thường xuyên (nếu có)

Việc quản lý ngân sách nhà nước theo kế hoạch hàng năm cho phép tính toán tương đối sát nguồn lực tài chính có thể có được, từ đó giúp cho việc bố trí chi tiêu tương ứng với năng lực thực tế. Quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên được thực hiện theo các nội dung chi gắn với các chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Trong quá trình thực hiện, đơn vị được điều chỉnh các nội dung chi, các nhóm mục chi trong dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đồng thời gửi cơ quan quản lý cấp trên và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản để theo dõi, quản lý, thanh toán và quyết toán. Kết thúc năm ngân sách, kinh phí do

ngân sách chi hoạt động thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp chưa sử dụng hết, đơn vị được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.

Trong thời gian qua chi quản lý hành chính đã góp phần trong việc thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước, bảo đảm thực hiện thành công các nhiệm vụ chính trị, duy trì sự ổn định vĩ mô và vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước. Trong giai đoạn từ 2017-2020 phục vụ cho chủ trương của Đảng và Nhà nước như đổi mới chính sách tiền lương, tăng chi cho giáo dục đào tạo, an sinh xã hội, .... Quy mô chi thường xuyên đã có sự gia tăng đáng kể về số tuyệt đối, năm 2017 chi ngân sách là 681.300 triệu đồng đến năm 2020 tăng lên với mức chi là 833.104 triệu đồng tăng gấp 1,22 lần.

Việc phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước của thành phố trong giai đoạn 2017-2020 rất lớn mặc dù tỷ trọng trong cơ cấu tổng chi cân đối ngân sách đang có xu hướng giảm trong những năm cuối giai đoạn. Năm 2017, dự toán chi thường xuyên là 681.300 triệu đồng, chiếm 54% dự toán tổng chi ngân sách. Năm 2018 dự toán chi thường xuyên đã tăng lên 697.625 triệu đồng, chiếm 62,42 % dự toán tổng chi ngân sách. Năm 2019, dự toán chi thường xuyên là 788.045 triệu đồng, tỷ trọng lại giảm xuống 61,91% so với tổng chi ngân sách. Năm 2020, dự toán chi thường xuyên là 833.104 triệu đồng, chiếm 59,2% so với tổng chi ngân sách. Kết quả thực hiện dự toán được thể hiện qua bảng số liệu sau.

Bảng 2.3 Phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2017-2020

Đơn vị tính: Triệu đồng; %

Nội dung

Trong đó

- Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề

- Chi sự nghiệp văn hóa thông tin

- Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình - Chi sự nghiệp thể dục thể thao

- Chi đảm bảo xã hội - Chi sự nghiệp kinh tế

- Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể - Chi an ninh, quốc phòng

- Chi sự nghiệp hoạt động môi trường - Chi khác ngân sách

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch, thành phố Buôn Ma Thuột)

Căn cứ theo số liệu bảng 2.3 cho thấy việc phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước thành phố giai đoạn 2017-2020 hàng năm một số khoản chi đều tăng lên, trong các khoản mục chi thường xuyên thì chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2017 là 417.197 triệu đồng, chiếm 61,25% tổng chi thường xuyên ngân sách; năm 2018 ở mức 420.131 triệu đồng tương ứng với tỷ trọng là 60,22% tổng chi

triệu đồng, chiếm 60,2% tổng chi thường xuyên ngân sách. Điều này thể hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc ưu tiên chi đối với

lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề, nâng cao trình độ dân trí chính là biện pháp hữu hiệu để góp phần xóa đói, giảm nghèo, giảm thất nghiệp và các tệ nạn xã hội.

Chi sự nghiệp kinh tế ngày càng được lãnh đạo thành phố quan tâm, giữ vị trí thứ hai trong cơ cấu chi thường xuyên, từ 102.549 triệu đồng tương ứng với tỷ trọng 15,04% vào năm 2017, đến năm 2020 tăng lên 125.471 triệu đồng, chiếm 15,06% tỷ trọng tổng chi thường xuyên ngân sách.

Một số khoản chi như chi sự nghiệp văn hóa thông tin, thể dục thể thao, chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình chiếm tỷ trọng thấp dưới 1% tổng chi thường xuyên ngân sách. Thành phố cũng đưa các khoản dự phòng và tiết kiệm chi làm lương vào dự toán để đảm bảo thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức và kịp thời đáp ứng yêu cầu thay đổi của các chính sách, quy định mới. Nhìn chung, quá trình lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách theo định mức chi của tỉnh, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đảm bảo trình tự trong các khâu lập dự toán theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn tình trạng bổ sung ngoài dự toán cho các đơn vị làm cho ngân sách có lúc bị động khó cân đối nguồn và điều này cho thấy khâu lập dự toán của các đơn vị chưa chặt chẽ, chưa sát với nhiệm vụ và nhu cầu chi tiêu.

Bên cạnh đó, việc triển khai lập dự toán theo thời kỳ ngân sách tại địa phương còn mang tính hình thức, năm sau tương tự năm trước, chưa dự đoán được những phát sinh và kế hoạch phát triển chưa rõ ràng, hiệu quả. Điều này dẫn đến việc bổ sung ngân sách phát sinh còn nhiều, chưa phát huy hết trách nhiệm cũng như hiệu quả, tính tự chủ trong hoạt động quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước của các cơ quan, đơn vị.

Quản lý quyết toán chi thường xuyên giai đoạn 2017-2020

chu trình quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước. Đây là quá trình kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại các số liệu chi ngân sách đã được phản ánh sau mỗi kỳ chấp hành dự toán. Các đơn vị thụ hưởng dự toán ngân sách nhà nước phải thực hiện nhiệm vụ kế toán, quyết toán chi ngân sách nhà nước cho quản lý hành chính của đơn vị mình. Thông qua công tác quyết toán hàng năm sẽ hoàn thiện dần công tác quản lý, điều hành ngân sách nhà nước là căn cứ để lập dự toán và rút kinh nghiệm quản lý ngân sách những năm tiếp theo. Quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước là việc làm thường xuyên hàng năm của đơn vị dự toán ngân sách (cơ quan thụ hưởng ngân sách nhà nước); của cơ quan kiểm soát chi ngân sách nhà nước (Kho bach nhà nước); của cơ quan phân bổ dự toán NSNN, các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố thẩm định quyết toán chi ngân sách cho quản lý hành chính của các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước, lập quyết toán chi ngân sách cấp thành phố; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán chi ngân sách nhà nước cho quản lý hành chính trên địa bàn thành phố và quyết toán chi ngân sách thành phố, bao gồm quyết toán chi ngân sách cấp thành phố và quyết toán chi ngân sách cấp xã, trình UBND cấp thành phố xem xét. Thời gian phải hoàn thành trước ngày 28/02 năm sau.

Bước 2: UBND thành phố trình HĐND thành phố phê chuẩn quyết toán đồng thời gửi quyết toán chi ngân sách cho Sở Tài chính. Sau khi HĐND thành phố phê chuẩn quyết toán, UBND thành phố báo cáo bổ sung quyết toán ngân sách gửi Sở Tài chính. Thời gian phải hoàn thành trước ngày 31/3 năm sau.

Trong quá trình thực hiện chi ngân sách nhà nước, nếu các đơn vị phát sinh nhu cầu chi tiêu, nhiệm vụ chi ngoài dự toán đã được giao đầu năm, các đơn vị sẽ lập dự trù có văn bản gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch để tổng hợp trình UBND thành phố xem xét điều chỉnh dự toán ngân sách cho phù hợp

đúng mục đích sử dụng. Nếu nội dung chi đã có trong dự toán đầu năm, nhưng có bổ sung, điều chỉnh trong năm, ví dụ như tiền lương tối thiểu thay đổi dẫn đến quỹ lương cho quản lý hành chính thay đổi, đơn vị chỉ cần lập dự trù thay đổi gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch tổng hợp, trình UBND thành phố ra quyết định bổ sung, điều chỉnh dự toán. Nếu như nội dung chi các đơn vị đề nghị chưa có trong dự toán đầu năm, cần phải có văn bản xin ý kiến đồng ý về chủ trương của UBND thành phố, sau đó gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch tiến hành thẩm định, cân đối nguồn thu, nhiệm vụ chi, và các chế độ định mức để

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 73)