Các hình thức vi phạm pháp luật trong lĩnh vực huy động vốn của các công ty

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN:THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 70)

các công ty chứng khoán

Do thực hiện rất nhiều phương thức để huy động vốn nên các CTCK cũng có nhiều hành vi vi phạm khác nhau. Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ hoạt động kinh doanh tăng nhanh trong khi việc tăng vốn chủ/ vốn điều lệ thường mất thời gian và chi phí vốn chủ thường cao nên các CTCK thường sử dụng các biện pháp huy động khác. Do vậy cũng sẽ tồn tại những hình thức vi phạm pháp luật như sau:

- Huy động biến tướng từ cá nhân thông qua các hợp đồng hợp tác đầu tư: hoạt động này thực chất là nhận tiền gửi từ cá nhân với các kì hạn khác nhau, mức lãi suất thường tốt hơn mức lãi suất mà các ngân hàng đang áp dụng nhằm thu hút nguồn tiền. Mặc dù là hợp đồng hợp tác đầu tư nhưng trong hợp đồng vẫn thỏa

thuận về việc trả một mức lãi suất cố định cho các nhà đầu tư. Như vậy, bản chất không khác so với hình thức hợp đồng tiền gửi có kì hạn mà các NHTM đang áp dụng. Huy động tiền nhàn rỗi nhưng lại cho vay vào lĩnh vực rủi ro cao là đầu tư chứng khoán, tạo ra không ít quan ngại về độ nóng của dòng tiền trên thị trường.30

- Thực hiện phát hành trái phiếu riêng lẻ và không thực hiện công bố thông tin theo đúng thời gian quy định. Thường thì các CTCK có riêng một bộ phận thực hiện chức năng công bố thông tin. Tuy nhiên, nhiều CTCK vẫn mắc sai phạm trong việc thực hiện công bố thông tin (CBTT) mà điển hình là công bố muộn hơn so với quy định của pháp luật.

- Thực hiện kí kết, vay vốn vượt thẩm quyền: Đối với trường hợp CTCK vay vốn từ các cá nhân là chủ thể thường có điểm yếu về mặt luật pháp, không tìm hiểu rõ thẩm quyền ký kết hồ sơ vay của CTCK. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng người đại diện phía CTCK để kí hợp đồng vay bị vượt quá thẩm quyền. Như vậy, hợp đồng có thể bị vô hiệu, gây bất lợi cho các cá nhân cho CTCK vay do vướng vào kiện tụng tranh chấp, vừa tốn thời gian, vừa tốn tiền bạc

- Sử dụng vốn sai mục đích: Do bị hạn chế về việc vay vốn với mục đích cho vay kí quỹ nên các CTCK thường sẽ sử dụng vốn sai mục đích cam kết ban đầu khi thực hiện huy động vốn về. Ví dụ, CTCK thực hiện vay TCTD với mục đích là đầu tư TPCP, hồ sơ chứng minh mục đích trước khi vay thường sẽ cần có hợp đồng mua bán, kết quả đặt lệnh mua TPCP và một số hồ sơ khác tuỳ yêu cầu của từng CTCK. CTCK có thể “mượn” TPCP từ một tổ chức khác, trả phí và thoả thuận sẽ bán lại cho chính tổ chức đó sau 1 này. Sau đó hai bên thực hiện kí kết hợp đồng mua bán và đặt lệnh mua bán TPCP lên hệ thống VSD31 như bình thường. Như vậy CTCK có thể đáp ứng đầy đủ hồ sơ trước giải ngân. Sau khi thực hiện giải ngân xong, CTCK ngay lập tức bán luôn TPCP cho tổ chức kia để thu tiền về. Sau khi có được tiền, CTCK thực hiện cho vay kí quỹ các nhà đầu tư với mức lãi suất rất cao (trung bình 11-14%/năm) nhằm hưởng chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Trên thực tế, việc này xảy ra ở hầu hết các CTCK trên thị trường hiện nay nhằm lách các hạn chế về cho vay CTCK phục vụ mục đích cho vay kí quỹ của NHNN.

30 https://cand.com.vn/Kinh-te/Bien-tuong-huy-dong-von-nhieu-cong-ty-chung- khoan-bi- so-gay-i605593/

- Lãi suất vượt trần quy định, trả bằng các hình thức khác: Trong thời kì tăng trưởng nóng, nhu cầu nguồn vốn của CTCK rất cao. Nhằm đáp ứng nhu cầu về thanh khoản thì các CTCK đôi khi cũng phải huy động vốn với một mức lãi suất rất cao nhưng thực hiện chi trả ngoài hợp đồng bằng các cách khác nhau như phí mô giới, phí hoa hồng. Điều này vô tình tạo nên một môi trường cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường tài chính. Bên cạnh đó, việc lãi suất huy động cao sẽ làm phá vỡ tiêu chuẩn của thị trường tài chính mà các cơ quan quản lý đã đề ra nhằm giữ ổn định và tăng trưởng lâu dài.

- Huy động vốn sai đối tượng: Đặc biệt đối với hình thức huy động vốn bằng phát hành trái phiếu thì đối tượng mục tiêu của việc phát hành là các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Tuy nhiện một số CTCK lại thực hiện phát hành cho nhà đầu tư chưa chuyên nghiệp, chưa có đủ kiến thức cũng nhưng kinh nghiệm trong lĩnh vực để có thể đánh giá mức độ rủi ro của trái phiếu.

2.5.Đánh giá về pháp luật Việt Nam về huy động vốn của công ty chứng khoán.

Thông qua hơn 20 năm hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Các quy định của pháp luật về lĩnh vực này ngày càng đầy đủ và hoàn thiện. Đối với nghiệp vụ huy động vốn của công ty chứng khoán, căn cứ theo các quy định bên trên, tác giải đưa ra một số đánh giá như sau:

Về mặt tích cực:

- Hầu hết các quy định, chế tài đều đáp ứng được các yêu cầu và nguyên tắc về pháp luật như yêu cầu về tính hợp lý, hợp pháp về tính lâu dài; các nguyên tắc về việc đảm bảo cân bằng giữa quyền và lợi ích, nâng cao vai trò quản lý của nhà nước.

- Các quy định ngày càng được mở rộng, có tính bao quát cao và có liên kết chặt chẽ với các quy định khác liên quan.

- Các quy định, điều khoản ngày càng được chuẩn hóa, cụ thể hóa, nêu rõ được trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan chủ quản như Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

- Các quy định được phê duyệt và ban hành một cách kịp thời nhằm giải quyết nhanh chóng các vấn đề tồn đọng liên quan tới nghiệp vụ huy động vốn tại các CTCK.

- Các quy định không những giúp cho thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung hoạt động, vận hành một cách ổn định, chắc chắn mà còn giúp thúc đẩy, tạo điều kiện cho các chủ thể tự tin hơn khi tham gia vào việc cấp vốn, hợp tác với các CTCK.

Bên cạnh những mặt tích cực đó thì hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn còn một số hạn chế liên quan tới lĩnh vực huy động vốn tại CTCK như sau:

- Các quy định chưa cụ thể, mập mờ khiến các CTCK gặp khó khăn khi thực hiện. Ví dụ đối với hình thức huy động biến tướng bằng hợp đồng hợp tác kinh doanh của các công ty chứng khoán được các báo kinh tế đề cập vào tháng 5 năm 2021 thì cơ quan chức năng đã có công văn cảnh báo tới các công ty chứng khoán. Nhưng trên thực tế, chưa có một quy định nào cấm các CTCK thực hiện nghiệp vụ này nhưng tới khi các CTCK bắt tay vào thực hiện huy động theo hình thức này làm thì lại cảnh cáo nhắc nhở làm ảnh hưởng tới uy tín và danh tiếng của công ty, gây bất cập cho việc huy động nguồn vốn sau này.Một số quy định chưa thật sự chặt chẽ tạo điều kiện cho các CTCK thực hiện các hành vi huy động với mục đích sử dụng vốn có tính rủi ro cao. Ví dụ pháp luật quy định rằng các TCTD được cấp vốn khi mục đích sử dụng vốn đúng pháp luật32. Tuy nhiên chưa có một văn bản cụ thể nào quy định về việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn sau vay. Việc này tạo cơ hội cho các CTCK và TCTD bắt tay thực hiện vay vốn và giải ngân sai mục đích hoặc cho vay với các mục đích rủi ro hoặc biến tấu hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn.

- Các chế tài xử lý vi phạm chưa đủ mạnh tay và chưa tương xứng với lợi ích mà các CTCK đạt được khi vi phạm tạo động cơ cho một số CTCK cố tình vi phạm. Ví dụ đối với hành vi làm giả hồ sơ chứng minh đủ điều kiện phát hành thêm cổ phiếu thì chỉ bị phạt tối đa 1,5 tỷ đồng trong khi đối với một thương vụ phát hành thêm, các CTCK có thể thu về những con số lên tới hàng ngàn tỷ đồng.

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ KHUYẾN

NGHỊ CHO CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM 3.1. Nguyên tắc hoàn thiện pháp luật trong hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán tại Việt Nam

Việc hoàn thiện bổ sung các quy định pháp luật trong hoạt động huy động vốn của CTCK tại Việt Nam về cơ bản sẽ dựa trên các nguyên tắc chung về pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn đã đề cập ở phần 2.1.1 chương I. Tuy nhiên, hoàn thiện được hiểu là thay đổi hoặc bổ sung dựa trên những thứ đã có sẵn vì vậy để hoàn thiện pháp luật huy động vốn của CTCK tại Việt Nam thì sẽ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Phải đảm bảo tính hợp pháp: Các bổ sung, điều chỉnh phải đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống văn bản pháp luật. Nghĩa là các bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện phải dựa trên những quy định đã có, không được mâu thuẫn, gây chồng chéo, nhầm lẫn trong việc áp dụng các quy định.

- Các bổ sung, điều chỉnh phải phù hợp với nội dung và mục đích của luật, xuất phát từ những lý do chính đáng nghĩa là chỉ khi nào trong hoạt động huy động vốn hoặc hoạt động chứng khoán thực sự xuất hiện các nhu cầu và các sự kiện mà hiện tại chưa có quy định nào để dẫn chiếu hoặc các quy định hiện tại không còn phù hợp, gây nhiều bất cập.

- Các bổ sung, điều chỉnh phải hài hoà lợi ích của tất cả các chủ thể như vậy thì mới có tính thực thi cao. Nghĩa là không vì bảo vệ quá mức cho bất kì một chủ thể nào mà gây thiệt hại cho chủ thể còn lại. Trên thực tế, đa số các văn bản pháp luật hiện tại nhìn chung đang bảo vệ lợi ích của cộng đồng nhỏ hơn sự thiệt hại chung cho công dân.

- Các bổ sung, điều chỉnh phải có sự bao quát toàn diện, định hướng lâu dài. Nghĩa là những đóng góp thay đổi phải có tính mới, cập nhật, phù hợp với hoàn cảnh nền kinh tế hiện tại và cả những năm sau đó.

- Các bổ sung, điều chỉnh phải rõ ràng, cụ thể: Nghĩa là dễ hiểu, dễ thực hiện đối với tất cả các chủ thể chịu sự điều chỉnh của quy định đó.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật cho từng hình thức huy độngvốn của công ty chứng khoán tại Việt Nam vốn của công ty chứng khoán tại Việt Nam

3.2.1. Trong hình thức đi vay

Nguồn tiền dư nợ lớn nhất của các CTCK hiện nay đến từ việc vay các TCTD trong và ngoài nước. Để có thể giám sát chặt chẽ việc thực hiện huy động vốn này thì cần phải có những quy định áp lên cả bên cho vay là các TCTD và bên đi vay là CTCK. Về phía các TCTD trong nước thì bản thân mỗi tổ chức khi cho vay cũng đã thực hiện giám sát và kiểm tra sau vay đối với khoản vay đã giải ngân nhằm hạn chế nợ xấu, bảo toàn nguồn vốn đã cho vay của họ. Và theo yêu cầu của Ngân hang Nhà nước tại điểm c khoản 2 điều 2 Luật các tổ chức tín dụng thì các TCTD phải có quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng; phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên cũng chưa có một quy định về việc quy trình kiểm tra phải như thế nào, bao gồm các loại hồ sơ giấy tờ gì. Hầu hết việc kiểm tra, thanh tra hồ sơ chứng minh mục đích, hồ sơ sau vay đều do các TCTD tự đưa ra quy trình quy định phù hợp với mục tiêu kinh doanh và tăng trưởng của mình. Tuy nhiên, một số trường hợp, chỉ vì mục tiêu lợi nhuận và KPI trước mắt mà đã hỗ trợ và cấu kết với khách hàng vay là CTCK để thực hiện làm kiểm tra sau vay sao cho về mặt lý thuyết là đúng đắn và đầy đủ.

Ví dụ: Ngày 12.10.2021 công ty chứng khoán A thực hiện vay 100 tỷ từ ngân hàng B kì hạn 3 tháng với mục đích mua trái phiếu chính phủ mã TD2136026. Theo quy trình của ngân hàng B thì việc kiểm tra sau vay được thực hiện cuối mỗi tháng và khách hàng A phải đảm bảo rằng có số dư trái phiếu chính phủ mà A đang nắm giữ phải lớn hơn số dư nợ vay mục đích đầu tư trái phiếu chính phủ.

Tuy nhiên, CTCK A chỉ mua trái phiếu chính phủ một vài ngày để chứng minh mục đích vay, ngay sau đó tới ngày 13.10.2021 sẽ thực hiện bán luôn và tới ngày cuối tháng 10.2021 thì mua một mã trái phiếu chính phủ bất kì để đảm bảo số dư. Câu hỏi đặt ra là:

- Vậy từ 13.10.2021 tới ngày 29.10.2021 và những ngày trong tháng sau đó số tiền vay đã được sử dụng cho mục đích gì, ngân hàng B hoàn toàn không kiểm soát được?

- Nếu cùng lúc công ty chứng khoán A dùng hợp đồng mua bán trái phiếu chính phủ của ngày 12.10.2021 để làm mục đích vay cho 2 khoản vay khác mỗi khoản vay 100 tỷ tại C và D thì liệu B, C, D có biết?

- Việc kiểm tra cuối kì của B, C, D về việc A phải có đủ số dư nắm giữ trái phiếu chính phủ lớn hơn hoặc bằng số dư nợ tại mỗi ngân hàng. Vậy có nghĩa là cuối kì A chỉ cần dùng 100 tỷ để mua trái phiếu nhằm chứng minh kiểm tra sau vay, vậy 200 tỷ còn lại A đã dùng vào mục đích gì? Các ngân hàng làm thế nào để biết rằng tiền của mình cho vay đang được sử dụng như thế nào?

Trên thực tế thì những tình huống tương tự xảy ra rất nhiều, đó chính là lí do vì sao nhìn trên báo cáo tài chính của các CTCK hiện nay thì có thể thấy rằng. Dư nợ vay tại các TCTD thường gấp nhiều lần so với số dư trái phiếu chính phủ hoặc giấy tờ có giá khác mà CTCK đang nắm giữ. Mặc dù mục đích cho vay chủ yếu là đầu tư giấy tờ có giá như trái phiếu chính phủ hoặc chứng chỉ tiền gửi. Vậy, giải pháp cho vấn đề này là gì:

- Pháp luật cần quy định chặt chẽ hơn về việc kiểm tra hồ sơ chứng minh mục đích cho vay và kiểm tra sau vay của các TCTD mà không để cho các TCTD tự đưa ra tiêu chuẩn của mình. Ví dụ: Nếu mục đích vay là để mua trái phiếu chính phủ mã TD2136026 thì tới lúc kiểm tra sau vay CTCK vẫn bắt buộc phải có mã đó trong sổ. Việc này hạn chế phần này tình trạng đảo hàng 33 của các CTCK. Bên cạnh đó, một trong những yêu cầu kiểm tra sau vay đó là “tổng số giấy tờ có giá đang nắm giữ phải tối thiểu bằng với tổng dư nợ đi vay với mục đích đầu tư loại giấy tờ có giá đó”

- Yêu cầu bên đi vay là CTCK cam kết về việc nguồn vốn để giao dịch mua bán loại giấy tờ có giá đó chỉ được tài trợ bởi 1 ngân hàng, nếu nhiều hơn 1 ngân

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN:THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 70)