Như đã đề cập ở trên, tên gọi là “hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, hợp đồng góp vốn” nhưng về bản chất là thực hiện việc nhận tiền gửi từ các cá nhân, tổ chức. Các cá nhân và tổ chức phi tài chính thường ít có kinh nghiệm trong việc giám sát mục đích sử dụng khoản vay. Họ thường kí kết các giao dịch với CTCK dựa trên niềm tin và lãi suất hấp dẫn. Nhìn chung, hình thức huy động này không trái pháp luật nhưng khá rủi ro cho các cá nhân và tổ chức khi tiền họ cho CTCK vay thường được sử dụng cho các mục đích rủi ro hơn so với ngân hàng. Chưa kể đến việc, khi huy động được thêm nguồn vốn, thì các CTCK sẽ mạnh tay hơn trong việc cho các nhà đầu tư vay kí quỹ. Đối với các nhà đầu tư mà sử dụng ký quỹ (margin) để đầu tư chứng khoán, dù đây được xem là một đòn bẩy tài chính giúp nhà đầu tư tối đa hóa cơ hội và gia tăng lợi nhuận lên gấp nhiều lần so với việc chỉ sử dụng vốn tự có, song margin có thể giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận một cách nhanh chóng khi cổ phiếu tăng giá. Nhưng khi cổ phiếu giảm giá, tài sản cuả họ có thể bốc hơi một cách nhanh chóng khi giá giảm tới ngưỡng bị call margin35 khi đó thì NĐT buộc phải bán chứng khoán để trả nợ margin hoặc bơm thêm tiền vào tài khoản đầu tư. Nếu Nhà nước
35vay margin hay vay ký quỹ chứng khoán, đây là thuật ngữ dùng để chỉ sự thông báo của công ty chứng khoán đối với NĐT đã vay tiền để mua chứng khoán nhưng rơi vào thời điểm chứng khoán của NĐT bị giảm gần dưới ngưỡng an toàn so với tài sản đảm bảo của
NĐT. Call margin với mục đích yêu cầu NĐT nộp thêm tiền hoặc bán bớt chứng khoán để tỷ lệ vay margin ở ngưỡng an toàn.
không thực hiện quản lý chặt chẽ hình thức huy động này thì các CTCK sẽ có cơ hội đẩy mạnh hoạt động cho vay kí quỹ hoặc đầu tư vào các tài sản có tính rủi ro cao. Như vậy sẽ vừa làm cho thị trường chứng khoán tăng trưởng không bền vững vừa rủi ro với nguồn tiền của các cá nhân, doanh nghiệp phi tài chính, gây ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. “Với một nghiệp vụ không được phép, vậy CTCK sẽ hạch toán số tiền trả lãi cho NĐT như thế nào? Liệu có phải đây là số tiền hạch toán riêng ngoài báo cáo tài chính? Điều này càng không minh bạch và khiến hoạt động của các CTCK khó kiểm soát, gây méo mó cho hệ thống” theo Tiến sĩ Lê Đạt Chí.
Bên cạnh đó, hiện nay các khoản huy động từ cá nhân thông qua các hình thức hợp tác đầu tư, hợp đồng kinh doanh đang được ghi nhận trên báo cáo tài chính của các CTCK vào phần “Nhận kí quỹ, kí cược” hoặc vay nợ khác. Trong đó, theo điều 60 thông tư 200/2012/TT-BTC ngày 22/12/014 thì “Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền mà doanh nghiệp nhận ký quỹ, ký cược của các đơn vị, cá nhân bên ngoài để đảm bảo cho các dịch vụ liên quan đến sản xuất, kinh doanh được thực hiện đúng hợp đồng kinh tế đã ký kết, như nhận tiền ký cược, ký quỹ để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng kinh tế, hợp đồng đại lý,...”. Như vậy việc hạch toán đang bị sai bản chất của khoản vay nợ. Hoặc “vay nợ khác” phần này rất chung chung, khiến cho cơ quan quản lý giám sát rất khó để có thể phát hiện ra những sai phạm.
Để hạn chế vấn đề này, Nhà nước cần đưa ra định nghĩa rõ ràng về việc huy động tiền gửi và các hình thức biến tướng khác của nó mà cần bị nghiêm cấm:
- Đối với CTCK thì hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, hợp đồng góp vốn không được cam kết trả lãi cố định.
- Giới hạn tỷ lệ huy động từ cá nhân hoặc tổ chức khác so với tổng dư nợ của cả công ty.
- Quy định về cách hạch toán kế toán một cách rõ ràng và chi tiết. Tráng gây nhầm lẫn cho nhà đầu tư hoặc người đọc báo cáo tài chính.
- Quản lý chặt chẽ hơn tài khoản chuyên dụng cho nhà đầu tư nhằm hạn chế việc chuyển tiền qua lại giữa các tài khoản chuyên dụng mà không phải là để phục vụ mục đích của khách hàng.
Nhìn chung, tùy vào từng hình thức huy động vốn khác nhau thì sẽ có những giải pháp khác nhau. Các giải pháp mà tác giả đề xuất bên trên là xuất phát từ cái nhìn thực tế tình hình huy động vốn tại các CTCK trên thị trường hiện nay. Có giải pháp được đưa ra theo chiều hướng bảo vệ CTCK, có giải pháp được đưa ra với mục đích hoàn thiện hệ thống quản lý đối với hoạt động huy động vốn tại các CTCK. Tuy nhiên, tất cả các giải pháp đều có một mục tiêu chung là giúp cho thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung cũng như toàn nền kinh tế vận hành một cách hiệu quả, ổn định và phát triển lâu dài.