So sánh sự khác biệt giữa doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỰC THUỘC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TẠI VIỆT NAM (Trang 29 - 31)

công lập và tổ chức KH&CN thuộc CSGDĐH công lập

Về cơ bản, doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập và tổ chức KH&CN thuộc CSGDĐH công lập có một số điểm chung, đó là đều xuất phát từ các nghiên cứu KH&CN, đều có năng lực thực hiện nhiệm vụ KH&CN và đóng góp cho sự phát triển chung về hoạt động KH&CN cho xã hội nói chung và hoạt động của CSGDĐH nói riêng, và đểu nằm trong cơ cấu tổ chức của CSGDĐH công lập. Hơn nữa, hai đơn vị này đều được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước về hoạt động nghiên cứu KH&CN. Tuy nhiên, giữa các đơn vị này có những sự khác biệt nhất định, và có thể nói là mô hình doanh nghiệp KH&CN trực thuộc mang lại nhiều lợi ích cho CSGDĐH công lạp hơn là mô hình tổ chức KH&CN.

Thứ nhất, doanh nghiệp KH&CN có tư cách pháp nhân, còn tổ chức KH&CN

không có tư cách pháp nhân, dù cùng là các đơn vị trực thuộc CSGDĐH công lập. Bộ luật dân sự (BLDS) quy định điều kiện để được công nhận là pháp nhân với các yếu tố sau: “(1) Được thành lập theo quy định của BLDS hoặc các luật khác có liên quan; (2) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 BLDS; (3) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; (4) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập” (Điều 74, BLDS 2015). Doanh nghiệp KH&CN có đầy đủ các yếu tố được liệt kê ở trên, do vậy nó là một doanh nghiệp và có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Còn đối với tổ chức KH&CN, mặc dù được thành lập theo quy định của Luật KH&CN và có cơ cấu tổ chức quy định theo BLDS, nhưng tổ chức này lại không độc lập về tài sản với CSGDĐH mà nó trực thuộc, nó không phải doanh nghiệp và cũng không nhân danh mình tham gia bất kì quan hệ pháp luật nào một cách độc lập nên tổ chức này không có tư cách pháp nhân. Với tư cách pháp nhân, doanh nghiệp KH&CN có thể dễ dàng giao dịch với các đối tác trong và ngoài nước, cũng như việc tách bạch tài sản với CSGDĐH nó trực thuộc sẽ giảm bớt sự rủi ro cho CSGDĐH cũng như các thành viên góp vốn vào doanh nghiệp.

Thứ hai, doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH hoạt động theo cơ chế

doanh nghiệp và tự chủ về hoạt động của mình. Từ cơ cấu tổ chức cho đến bộ máy nhân lực, cơ chế doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp KH&CN hoàn toàn tự quyết định các vấn đề này mà không cần phụ thuộc vào CSGDĐH trực thuộc hay các cơ quan Bộ ngành mà CSGDĐH trực thuộc. Hơn nữa, khả năng huy động vốn sẽ được phát huy mạnh mẽ, do doanh nghiệp có thể tiếp cận với các quỹ đầu tư trong và ngoài nước, tự do kêu gọi vốn đầu tư cho các dự án nghiên cứu khoa học từ nhiều nguồn khác nhau. Còn các tổ chức KH&CN trong các CSGDĐH công lập hiện nay được tự chủ theo chính sách đối với đơn vị sự nghiệp có thu, và cơ chế cấp phát kinh phí từ CSGDĐH trực thuộc vẫn là nguồn tài chính chủ yếu xuất phát từ việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Do hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp, nên doanh nghiệp KH&CN phải có “doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ”, quy định trong

Luật KH&CN. Tổ chức KH&CN không có quy định bắt buộc phải tạo ra doanh thu từ kết quả của các hoạt động nghiên cứu khoa học của mình.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỰC THUỘC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TẠI VIỆT NAM (Trang 29 - 31)