Hiệp định EVFTA.
2.3.1. Cơ hội.
* Mở rộng thị trường
Việt Nam có thể tiếp cận một thị trường tiêu thụ thủy sản khổng lồ. Với 27 nước thành viên, EU là một thị trường lớn và tiềm năng với dân số trên 430 triệu người. Bình quân thu nhập tính theo đầu người của các quốc gia EU khá cao so với thế giới, lại thích dùng các sản phẩm thủy sản trong nhu cầu ăn uống và bảo vệ sức khỏe do tính ưu việt của sản phẩm này là ngon, bổ. Hằng năm, nhu cầu thủy sản của EU đã đạt mức 22,03 kg/người, cao hơn 5,34 kg/người so với mức trung bình của thế giới.
EU hiện là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Mỹ, với tỷ trọng từ 17 - 18% trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Trong đó, xuất tôm sang EU chiếm 22% thị phần, cá tra chiếm 11%. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt trên 3,5 tỷ USD (giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái). Trong đó, mặt hàng có giá trị xuất khẩu giảm sâu nhất là cá tra (giảm tới 31% so với cùng kỳ năm 2019), cá ngừ và mực bạch tuộc cũng giảm 20%. Chỉ có tôm giữ được mức tăng nhẹ gần 3%...
26
Theo 3 tháng đầu năm 2021 trong số các sản phẩm cá ngừ xuất khẩu sang EU, nhóm sản phẩm cá ngừ tươi, đông lạnh mã HS03 (trừ mã HS0304) tăng 64% và cá ngừ đóng hộp của Việt Nam tăng 27% so với cùng kỳ. Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực cho phép xóa bỏ thuế quan cho các sản phẩm cá ngừ tươi sống và đông lạnh điều này đã tạo ra sức hút cho các sản phẩm này của Việt Nam đối với các nhà NK (nhập khảu) cá ngừ EU. Tại thị trường EU, Việt Nam từ vị trí là nguồn cung cá ngừ ngoài khối EU lớn 7 năm 2020 đã vươn lên trở thành nguồn cung lớn thứ 4 vào đầu năm 2021. Hiện Italy, Đức và Hà Lan là 3 nước nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam. Tác động của đại dịch Covid-19 vẫn khiến cho nguồn cung cá ngừ cho thị trường này bị hạn chế. Bên cại trong bối cảnh chi phí vận chuyển tăng việc các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam được ưu đãi thuế quan theo EVFTA đã khiến cho nhiều nhà nhập khẩu lựa chọn nguồn cung cá ngừ từ Việt Nam. Hiện Italy, Đức và Hà Lan là 3 nước nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam Đáng chú ý trong quý này, XK cá ngừ của Việt Nam sang Italy tăng trưởng ngoạn mục liên tục trong cả 3 tháng đầu năm. Italy cũng là nước nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 2 trong khối EU. Theo số liệu thống kê của ITC, Việt Nam hiện đang là nguồn cung cá ngừ ngoài khối lớn thứ 3 cho thị trường Italy sau Indonesia và Trung Quốc. Italy hiện đang nhập khẩu rất nhiều cá ngừ tươi và đông lạnh của Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm cá ngừ vây vàng xẻ tư (quarter) đông lạnh chiếm 76% tổng giá trị xuất khẩu. Còn tại thị trường Đức, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm nay chỉ tăng nhẹ với cùng kỳ. Việt Nam hiện là nguồn cung cá ngừ ngoài khối lớn thứ 4 sau Philippines, Thái Lan và chiếm.
* Nâng cao chất lượng hàng thủy sản Việt Nam
Việt Nam sẽ được hưởng lợi xét từ góc độ nhập khẩu. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu đối với các hàng hóa chiến lược của EU vào Việt Nam sẽ giúp nâng cao kỹ thuật ngành Công nghiệp và từ đó đẩy mạnh hiệu quả sản xuất và xuất khẩu. Điều này sẽ giúp Việt Nam có được những sản phẩm chất lượng cao với chi phí thấp hơn và có nhiều lựa chọn hơn đối với các nhà cung cấp, trong đó có ngành Thủy sản. Bên cạnh đó, tạo điều kiện để đa dạng hóa sản phẩm; sản xuất được kiểm soát chặt chẽ bởi cơ quan có thẩm quyền đồng thời là
27
cơ hội để ngành thủy sản tiếp tục điều chỉnh về chính sách, quy định phát triển nguồn lợi, môi trường bền vững nhằm hội nhập quốc tế sâu hơn.
Ngoài những lợi ích cơ bản là thuế xuất khẩu, ngành thủy sản Việt Nam còn có cơ hội lớn để tiếp cận các gói mua sắm các mặt hàng phục vụ đầu tư công từ các nước EU; nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến thủy sản từ các nước EU với giá hợp lý hơn; nhập khẩu, chuyển giao công nghệ thuận lợi hơn; thủ tục chứng nhận xuất xứ, thủ tục hải quan; thủ tục khiếu nại, xử lý vướng mắc TBT (các rào sản kỹ thuật đối với thương mại), SPS (các biện pháp vệ sinh dịch tễ) sẽ thuận lợi và nhanh hơn, minh bạch hơn; tiếp cận với các dịch vụ sản xuất tốt hơn về tài chính, bảo hiểm, logistics…; tiếp cận các kênh phân phối thuận lợi hơn…
* Nâng cao năng lực cạnh tranh của thủy sản Việt Nam
Nếu FTA giữa Việt Nam và EU được ký kết, mức cắt giảm thuế về 0% tương ứng với 90% số mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này. EU hiện đang là thị trường tương đối mở với các mức thuế suất thấp đối với các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, mức thuế trung bình mà Việt Nam phải chịu từ EU là 4,1%. Nhưng thực tế, theo tỉ trọng thương mại giữa các nhóm sản phẩm, Việt Nam đang phải chịu mức thuế trung bình vào EU lên tới 7%, riêng mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU phải chịu mức thuế lên đến 10,8%. Việc xóa bỏ thuế quan đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU, trong đó có mặt hàng thủy sản, sẽ tạo lợi thế quan trọng cho Việt Nam khi cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường EU.
Việt Nam đã, đang và sẽ có nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp cụ thể để hỗ trợ và ưu đãi cho các mặt hàng xuất khẩu, nhất là nông-lâm-thủy hải sản, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các mặt hàng này, duy trì và phát triển thị phần, trong đó các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU là một trong những mặt hàng được ưu đãi.
Minh chứng điển hình, EVFTA có hiệu lực đã đưa thuế xuất khẩu một số mặt hàng tôm Việt Nam sang EU như tôm nguyên liệu đông lạnh giảm từ mức 12 đến 20% xuống
28
còn 0%. Và ngay đầu tháng 9-2020, nhà máy chế biến tôm Thông Thuận (tỉnh Ninh Thuận) đã có lô tôm đầu tiên xuất khẩu sang EU theo EVFTA. Đây là lô tôm thẻ chân trắng làm theo tiêu chuẩn ASC (tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt nhất áp dụng cho nuôi trồng thủy sản, dựa trên bốn nền tảng chính là môi trường, xã hội, an sinh động vật và an toàn thực phẩm). Dự kiến, mỗi tháng, doanh nghiệp sẽ xuất khoảng 700 tấn tôm sang EU. Tính chung, đơn hàng tôm tháng 8-2020 của Việt Nam - chỉ một tháng sau khi EVFTA có hiệu lực - đã tăng 10%, kim ngạch xuất khẩu (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2019).
2.3.2. Thách thức.
Mở rộng thị trường đồng nghĩa với tăng rủi ro xuất khẩu, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ nhiều hơN bên cạnh những cơ hội trên thì vẫn tồn tại một số thức đối với xuất khẩu thủy san sang EU khi hiệp định EVFTA có hiệu lực.
* Rào cản thuế quan
Đối với ngành hàng thủy sản bên cạnh việc xóa bỏ ngay khoảng 50% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực trong đó phần lớn các sản phẩm thuế cao từ 6 - 22% được xóa bỏ về 0% như hàu, điệp, mực, bạch tuộc, nghêu, sò, bào ngư chế biến, tôm sú đông lạnh,…thì vẫn tồn tại 50% số dòng thuế còn lại, thuế suất cơ sở từ 5,5 - 26%, sẽ được cắt giảm về 0% theo lộ trình 3 - 7 năm như sản phẩm tôm, cá tra, cá ngừ,… mà do mới có hiệu lực năm 2020 nên tính đến các mặt hàng thủy sản theo lộ trình 3 - 7 năm vẫn phải chịu thuế. Đối với các sản phẩm vẫn phải chịu thuế sau khi Hiệp định EVFTA thực thi bao gồm:
➢ Tôm mã HS 03061791, 03061792, 03061793, 03061799 từ mức 12% hiện tại.
• Sau 5 năm: tôm mã HS 03061794 sẽ giảm về 0% từ 18%
• Sau 7 năm: tôm mã HS 16052110 (tôm dạng bột nhão) và tôm mã HS 16052190 (tôm khác) sẽ được điều chỉnh từ mức 20% về 0%.
29 • Đối với các sản phẩm thăn/philê cá ngừ đông lạnh mã HS030487, EU sẽ xóa bỏ thuế
quan cho Việt Nam theo lộ trình 3 năm, từ mức thuế cơ bản 18%;
• Với các sản phẩm thăn/philê cá ngừ hấp (nguyên liệu để sản xuất cá ngừ đóng hộp), EU sẽ xóa bỏ thuế quan cho Việt Nam theo lộ trình 7 năm, từ mức thuế cơ bản 24%.
➢ Cá tra
• Đối với sản phẩm cá tra đông lạnh, lộ trình giảm thuế từ 5,5% về 0% sau 3 năm, riêng cá hun khói lộ trình 7 năm.
Trước khi Hiệp định được thực thi: Trước khi EVFTA có hiệu lực, hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đã được xuất khẩu sang thị trường châu Âu nhưng chỉ chiếm thị phần rất nhỏ do một số mặt hàng bị áp thuế cao. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt trên 3,5 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tôm sang EU giảm liên tục từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2020. Trong đó, mặt hàng có giá trị xuất khẩu giảm sâu nhất là cá tra, giảm tới 31% so với cùng kỳ năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ cũng giảm 20%, các loại cá biển khác giảm nhẹ 2%. Chỉ có tôm giữ được mức tăng khiêm tốn gần 3%. Nhìn nhận về tình hình xuất khẩu và tác động của Hiệp định EVFTA đối với ngành thủy sản, ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội VASEP giải thích “ Trong 5 tháng đầu năm 2020, có sự sụt giảm khá mạnh ở thị trường EU do dịch COVID - 19 và nhiều quốc gia Nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam cũng đang đối mặt với vấn đề chống dịch”.
Những thay đổi về dòng thuế ở một số sản phẩm thuỷ sản đòi hỏi doanh nghiệp thuỷ sản phải nắm rõ các khâu để thực hiện đúng quy tắc về tiêu chuẩn kỹ thuật trong hiệp định. Thực thế, doanh nghiệp thiếu thông tin về cơ chế hạn ngạch theo EVFTA. Cụ thể, theo nội dung của EVFTA, hạn ngạch thuế quan của EU đối với cá ngừ là 11.500 tấn/năm và sản phẩm surimi có hạn ngạch 500 tấn/năm. Cho đến thời điểm sát mốc EVFTA có hiệu lực, các doanh nghiệp vẫn chưa nắm được cơ chế phân bổ hạn ngạch đối với 2 sản phẩm này được thực hiện như thế nào để kịp có kế hoạch sản xuất, xuất khẩu.
30
Sau khi thực thi Hiệp định: Xuất khẩu cá tra giảm sâu từ tháng 3 đến tháng 9/2020 với mức giảm từ 17 – 35% so với cùng kỳ năm 2019. Từ tháng 10, giá cá tra xuất khẩu khả quan hơn, kim ngạch tăng mạnh so với những tháng trước, và so với cùng kỳ mức sụt giảm chỉ còn 5%, sang tháng 11 giảm nhẹ 4% đạt khoảng 168 triệu USD. Lũy kế đến cuối tháng 11/2020, xuất khẩu cá tra đạt 1,34 tỷ USD, giảm 24%.
Theo số liệu thống kê của VASEP, xuất khẩu mực, bạch tuộc tháng 10/2020 đạt 5,9 triệu USD, giảm 8,5% so với tháng 10/2019. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu mặt hàng này sang EU đạt 38,4 triệu USD, giảm 30,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Từ những số liệu về tình hình trước và sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, ngoài hậu quả của dịch bệnh Covid – 19 thì rào cản thuế quan cũng là một trong những nguyên nhân khiến một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường EU giảm nhẹ đòi hỏi các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đưa ra chính sách phát triển phù hợp.
* Rào cản phi thuế quan
Ngay cả khi EVFTA có hiệu lực, các biện pháp phi thuế quan này vẫn là rào cản lớn với hàng xuất khảu Việt Nam. Ông Nguyễn Hoài Nam – Phó tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho rằng: EVFTA có 17 chương, chương thuế chỉ là một chương, 16 chương còn lại nêu ra nhiều yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải đáp ứng. Để xuất khẩu được một lô hàng vào thị trường EU. Việc đầu tiên là doanh nghiệp phải xin được một mã số xuất khẩu của châu Âu, nhà máy phải đạt tiêu chuẩn… tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thủy sản phải xem EVFTA là động lực mới để đưa hàng vào châu Âu nhưng không được quá vui mà ngủ quên. Xuất khẩu thủy sản chỉ vướng một chút thôi sẽ bị cảnh báo, hậu quả không chỉ ảnh hưởng tới doanh nghiệp mà còn đe dọa tới nguy cơ của cả quốc gia. Xu hướng chung trong việc sử dụng các biện pháp phi thuế quan của EU là chuyển từ các biện pháp mang tính chất hạn chế định lượng trực tiếp sang các biện pháp tinh vi hơn như chống trợ cấp, tự vệ, tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp hạn chế nhập khẩu gắn với yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn môi
31
trường và lao động, yêu cầu truy xuất nguồn gốc. Một số rào cản phi thuế quan mà doanh nghiệp phải đối mặt khi xuất khẩu hàng vào EU.
Quy tắc xuất sứ: Doanh nghiệp có thể gặp phải khó khăn khi đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA. Thông thường hàng hóa muốn được hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA thì nguyên liệu phải đáp ứng được một tỷ lệ về hàm lượng nội khối nhất định (nguyên liệu có xuất xứ tại EU và/hoặc Việt Nam). Đặc biệt như mặt hàng gỗ, đây là mặt hàng có tỉ lệ cao vi phạm xuất xứ nguồn gốc do nạn buôn gỗ lậu, trái phép vẫn đang xảy ra rất nhiều ở Việt Nam. Tham gia EVFTA không hề giúp Việt Nam có lợi để vượt qua rào cản này mà phải cần sự chung tay hỗ trợ từ chính phủ cũng như quyết tâm để đáp ứng những yêu cầu và thách thức khi hội nhập vào thị trường EU
Các biện pháp hạn chế định lượng: Đây là các biện pháp nhằm trực tiếp giới hạn khối lượng hoặc giá trị hàng hóa nhập khẩu vào một quốc gia. Do đó, có tính chất bảo hộ rất cao, bao gồm cấm nhập khẩu, hạn ngạch và cấp phép nhập khẩu không tự động. Như theo EVFTA EU áp dụng hạn ngạch thuế quan lần lượt cho nước ta về cá ngừ đóng hộp và Surimi (cá viên) là 11.500 tấn/năm và 500 tấn/năm. Trong 3 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu thịt/philê cá ngừ đông lạnh mã HS0304 giảm 6,4% và cá ngừ chế biến khác mã HS16 giảm 25%
Hàng rào kỹ thuật và các biện pháp vệ sinh dịch tễ: Các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường, sức khỏe con người và động thực vật, ngăn ngừa các hành động xấu,... mà EU cho là thích hợp, với điều kiện là các biện pháp đó không được áp dụng theo cách thức tạo ra sự phân biệt đối xử tùy tiện, hay hạn chế vô lý đối với thương mại quốc tế. Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật phổ biến nhất được EU sử dụng gồm: (1) Quy định đối với sức khỏe và an toàn vệ sinh thực phẩm; (2) Tiêu chuẩn của EU về quản lý chất lượng; (3) Quy định của EU về bảo vệ môi trường và nguồn lợi (ISO 14000, EMAS, IUU, quy định của EU về trách nhiệm xã hội) (Bảng 2).
32
Như tháng 10.2017, Ủy ban Châu Âu (EC) đã cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Châu Âu vì chưa tuân thủ các quy định về chống khai thác IUU. Việc này đã tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh, đánh bắt bởi đây là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam (luôn chiếm trên 17% tổng kim ngạch xuất khẩu trong nhiều năm qua). Quyết định cảnh báo “Thẻ vàng” của EC được công khai trên các website và đang làm mất uy tín nghiêm trọng với hải sản Việt Nam, qua đó gia tăng nguy cơ bị Mỹ và những thị trường tiềm năng khác có hành động