GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO NGÀNH THUỶ SẢN XUẤT KHẨU

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH KINH TẾ QUỐC TẾ Đề tài: “Thách thức và cơ hội khi xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU (EVFTA)” (Trang 38 - 39)

Tạo nguồn nguyên liệu ổn định và nâng cao chất lượng mặt hàng xuất khẩu. Trong việc nuôi trồng thuỷ sản: các doanh nghiệp có thể trực tiếp nuôi để chủ động nguồn và kết hợp với việc ký hợp đồng với người sản xuất nuôi trồng thuỷ sản. Về phía nhà nước nhanh chóng quy hoạch và đầu tư các vùng nuôi trồng thuỷ sản với quy mô công nghiệp, nuôi trồng những thuỷ sản có giá trị xuất khẩu cao như tôm, cá biển,… Xây dựng hệ thống cung ứng giống đạt chất lượng cao trong khai thác thuỷ sản. Đồng thời, nhà nước phải quản lý chặt chẽ việc khai thácđánh bắt thuỷ sản ven bờ để đảm bảo khả năng tái tạo. Bên cạnh đó cũng cần mở rộng hợp tác với các nước để khai thác thuỷ sản xa bờ.

Nhập nguyên liệu thuỷ sản để chế biến từ các nước có giá rẻ như Thái Lan, Ấn Độ,… Đó là phương án để doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản với giá thấp nhất, chất lượng tốt nhất để nâng cao khả năng cạnh tranh.

Xây dựng thương hiệu và cải tiến bao bì sản phẩm cho phù hợp nhất. hàng thuỷ sản của Việt Nam có khả năng cạnh tranh thấp một phần là do các doanh nghiệp Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu của mình mà phải mượn nhãn hiệu khác làm giảm năng lực cạnh tranh. Vì vậy, xây dựng thương hiệu là vấn đề cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Bên cạnh việc xây dựng thương hiệu, bao bì là một yếu tố quan trọng giúp việc kinh doanh hiệu quả. Bao bì phải có đủ chất lượng để đảm bảo được việc vận chuyển hàng hoá sang thị trường xuất khẩu, đồng thời đảm bảo việc giữ được chất lượng của hàng hoá, và phù hợp với văn hoá và thẩm mĩ của người tiêu dùng ở thị trường xuất khẩu.

Về vấn đề xây dựng chính sách giá của hàng thuỷ sản xuất khẩu. Năm 2004 đặt ra nhiều bài học lớn đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Các vụ kiện bán phá giá vào thị trường Mỹ làm cho doanh nghiệp Việt Nam đặt ra câu hỏi xây dựng giá như thế

39

nào để đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng phải phù hợp với hành lang pháp lý của nước nhập khẩu. Chính sách giá là công cụ quan trọng của các doanh nghiệp trong việc cạnh tranh thâm nhập thị trường tăng doanh số bán, phát triển thị phần… Giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quan hệ cung - cầu, mùa vụ, xu hướng tiêu dùng, đặc biệt là tình hình cạnh tranh.

Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại. Để thực hiện các hoạt động xúc tiến tốt, các doanh nghiệp đưa ra các hình thức xúc tiến thương mại nhằm quảng bá thương hiệu, sản phẩm và hợp tác kinh doanh. Doanh nghiệp lựa chọn phương thức kinh doanh phù hợp đối với thị trường EU. Như vậy, tuỳ thuộc vào năng lực của doanh nghiệp mà đưa ra những lựa chọn sau: Đối với doang nghiệp có tiềm lực kinh tế thấp nên kết hợp với cộng đồng người việt ở nước ngoài để khai thác nhu cầu thị trường. Đối với doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế mạnh nên liên doanh liên kết với doanh nghiệp nước ngoài để khai thác thị trường, để xâm nhập trực tiếp vào kênh phân phối EU Sau khi thâm nhập các doanh nghiệp Việt nam mở văn phòng đại diện trưng bày sản phẩm, qua các trung tâm, đại lý giao dịch trên thị trường EU

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH KINH TẾ QUỐC TẾ Đề tài: “Thách thức và cơ hội khi xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU (EVFTA)” (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)