Nhóm yếu tố không thay đổi

Một phần của tài liệu Phần i (Trang 29 - 31)

Tuổi: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tuổi có mối liên quan chặt chẽ với THA55, 56, 57 . Tuổi càng cao tỷ lệ THA càng nhiều, nguyên nhân do thành động mạch bị lão hóa và xơ vữa làm giảm tính đàn hồi trở nên cứng hơn dẫn đến huyết áp tâm thu cao hơn còn gọi là THA tâm thu đơn thuần24. Theo WHO ở độ tuổi 35 cứ 20 ngƣời lại có 1 ngƣời bị THA, ở độ tuổi 45 cứ 7 ngƣời lại có 1 ngƣời bị THA và 1/3 số ngƣời ở độ tuổi 65 bị THA 7,58

.

Một nghiên cứu ở Hàn Quốc đã chỉ ra rằng tỷ lệ hiện mắc THA có liên quan chặt chẽ với tuổi, tuổi càng cao tỷ lệ THA càng cao59, 60,. Nguy cơ toàn bộ cuộc đời nhƣ sau: nguy cơ mắc THA cho cả nam và nữ là gần 90% với những

ngƣời chƣa bị THA ở tuổi 55 hoặc 65 và sống tới độ tuổi 80-85. Ngay cả sau khi đã hiệu chỉnh cho các nguyên nhân tử vong, nguy cơ THA trong toàn bộ cuộc đời vẫn ở mức rất cao 86-90% với nữ và 81-83% đối với nam. Tỷ lệ tiến triển thành THA trong 4 năm là 50% ở nhóm 65 tuổi trở lên và có HA ở mức 130- 139/85-89 mmHg, 26% ở những ngƣời HA trong khoảng 120-129/80-84 mmHg60.

Một nghiên cứu khác tại Bangladesh, tuổi trung bình trong nhóm tiền THA là 44,5 ± 11,6 mmHg cao hơn có ý nghĩa so với nhóm HA tối ƣu 42,1 ± 10,9 mmHg với p<0,0001. Ngƣời trên 60 tuổi chiếm 12,6% trong nhóm tiền THA cao hơn có ý nghĩa so với nhóm HA tối ƣu với p<0,000128. Theo nghiên cứu khác tại Trung Quốc cho thấy tuổi trung bình ở nhóm tiền THA cao hơn có ý nghĩa so với tuổi trung bình của nhóm HA tối ƣu, 52(40-65) so với 45(32-58) năm, p<0,001. Những ngƣời ở độ tuổi 45 đến 54, 55 đến 64, 65 đến 74, trên 75 có mối tƣơng quan lớn hơn với nguy cơ mắc tiền THA so với những ngƣời trong độ tuổi 15 đến 24 với OR(KTC95%) lần lƣợt là 2,290 (1,803-2,908); 2,875 (2,162-3,824); 3,526 (2,614-4,757); 5,241 (3,765-7,295), p<0,00129. Theo nghiên cứu của NHANES 2011-2016 báo cáo thực trạng HA ở ngƣời từ 20 tuổi trở lên tại Hoa Kỳ cũng chỉ ra rằng tỷ lệ ngƣời tiền THA ở độ tuổi trên 65 giảm hơn so với ngƣời tuổi dƣới 65 và tỷ lệ ngƣời THA thì tăng dần theo tuổi, ngƣợc lại, tỷ lệ ngƣời HA tối ƣu giảm dần theo tuổi. Do đó, qua nghiên cứu này đã cho thấy sự tiến triển dần từ tiền THA sang THA khi tuổi tăng dần.

Yếu tố di truyền: Tiền sử gia đình có ngƣời bị THA nhất là hệ trực thuộc (bố, mẹ, anh, chị, em ruột) có nguy cơ bị THA cao hơn so với ngƣời bình thƣờng. Ví dụ trong gia đình, nếu ông, bà, bố, mẹ bị bệnh THA thì con cái có nguy cơ THA cao hơn, nghiên cứu của Yeon Hwan Park, Misoon Song (2011) đã cho thấy, tỷ lệ THA là 2,38 lần khi có bố, mẹ mắc THA và tăng 6,49 lần khi có cả bố và mẹ bị THA31. Nguy cơ này độc lập với các yếu tố nguy cơ khác và đóng vai trò quan trọng trong THA. Theo Jafar Sadegh Tabrizi, ở cả 2 giới, sau điều chỉnh các yếu tố nguy cơ, ngƣời có tiền sử gia đình THA có nguy cơ mắc

tiền THA cao hơn với OR (KTC95%) ở nam 1,25 (1,08-1,92) và ở nữ 1,66 (1,16-1,94), p<0,05 61. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cũng cho thấy tỷ lệ ngƣời có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch ở nhóm tiền THA cao hơn có ý nghĩa so với nhóm HA tối ƣu.

Chủng tộc: THA có ảnh hƣởng đến bất kỳ ai, tuy nhiên có những nghiên cứu cho thấy những ngƣời Mỹ da trắng có nguy cơ mắc THA và tử vong do các biến chứng của THA thấp hơn những ngƣời Mỹ gốc Phi.

Nhóm yếu tố không thay đổi không loại bỏ đƣợc tuy nhiên nếu có kiến thức đầy đủ về nhóm yếu tố này tác động đối với THA ngƣời dân có thể cải tiện hành vi và thực hiện lối sống có lợi để dự phòng và giảm nguy cơ mắc THA.

Một phần của tài liệu Phần i (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)