Nhóm yếu tố bệnh lý

Một phần của tài liệu Phần i (Trang 38 - 40)

Đái tháo đường: THA là vấn đề thƣờng gặp ở ngƣời bệnh ĐTĐ. Đây có thể đƣợc coi là các yếu tơ nguy cơ nhất của các bệnh tim mạch và bản thân chúng lại là các yếu tố nguy cơ của nhau và tƣơng tác nhau để tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và các biến chứng của chúng. Chuẩn đoán sớm và điều trị THA ở ngƣời bệnh ĐTTĐ là một chiến lƣợc quan trọng nhằm ngăn ngừa các biến cố tim mạch (một trong những nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu) ở ngƣời bệnh ĐTĐ. Những nghiên cứu cho thấy, ngƣời bệnh ĐTĐ có THA hoặc ngƣợc lại, các biến chứng tim mạch tăng gấp 2 lần so với ngƣời bệnh THA đơn thuần. Theo chiến lƣợc điều trị hiện nay, ĐTĐ đƣợc coi là một nguy cơ rất mạnh cở ngƣời bệnh THA và việc điều trị THA ở ngƣời bệnh ĐTĐ phải rất tích cự với

mục tiêu cũng tích cực hơn so với điều trị THA thông thƣờng. Tại Việt Nam trƣớc những thay đổi về lối sống và các yếu tố nguy cơ, tỷ lệ ngƣời bệnh bị ĐTĐ và THA đã phát triển đáng báo động.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng 60% ngƣời bệnh ĐTĐ trên 40 tuổi là những ngƣời THA, đây là một yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và thận trên ngƣời bệnh ĐTĐ. Đối với ĐTĐ type 2, THA có thể xảy ra sau, cùng lúc thậm chí cả trƣớc khi mắc ĐTD trong bối cảnh các hội chứng chuyển hóa. Có giả thuyết THA là do đề kháng insulin ở ngƣời bệnh ĐTĐ type 2 làm insulin máu tăng dẫn đến giữ natri, kích thích tăng tiết catecholamine, phì đại nội mạc mạch máu. Thêm vào đó bản thân sự đề kháng insulin dẫn đến mất khả năng làm giãn mạch, tất cả yếu tố này dẫn dến THA. Đối với ĐTĐ type 1 THA thƣờng xảy ra sau ĐTĐ nhiều năm trong bối cảng tổn thƣơng thận do ĐTĐ. Sự tổn tại của THA và ĐTĐ làm tăng đáng kể nguy cơ tổn thƣơng tim mạch, tăng tỷ lệ măc bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu ngoại biên, đột quỵ và tử vong do bệnh tim mạch cao hơn và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vi mạch máu nhƣ các bệnh thận và võng mạc.

Theo khuyến cáo của Hội tim mạch Mỹ, tỷ lệ THA ở ngƣời trƣởng thành mắc ĐTĐ là khoảng 80% và THA gặp ở ngƣời ĐTĐ type 2 cao hơn ít nhất 2 lần so với ngƣời không bị ĐTĐ cùng tuổi. Theo Hội tim mạch Châu Âu, HA cao là đặc điểm hay gặp ở ngƣời ĐTĐ type 1 và type 2. Nhiều ý kiến ủng hộ lợi ích của việc giảm HA ở những ngƣời ĐTĐ để giảm các biến chứng về mạch máu lớn và mạch máu nhỏ, cũng nhƣ giảm tỷ lệ tử vong. Việc hạ HA ở ngƣời ĐTĐ cũng cho thấy giảm đáng kể tỷ lệ bệnh thận giai đoạn cuối, bệnh võng mạc và albumin niệu. Hội tim mạch Châu Âu khuyến cáo rằng ở những ngƣời ĐTĐ mục tiêu đầu tiên là hạ HA xuống <140/80 mmHg và hƣớng đến huyết áp tâm trƣơng là 130 mmHg. Với ngƣời bệnh đáp ứng tốt với điều trị nên xem xét hạ HA xuống ngƣỡng dƣới 130 mmHg vì những lợi ịch trong phòng ngừa đột quỵ. Tuy nhiên không nên điều trị hạ HA xuống dƣới 120 mmHg.

Rối loạn lipid máu: Lipid máu là nguồn cung cấp năng lƣợng chính cho cơ thể, tham gia cung cấp 25-30% năng lƣợng cơ thể. Cứ 1 g lipid cũng cấp đến 9,1 kcal. Lipid là nguồn năng lƣợng dự trữ lớn nhất trong cơ thể. Khối lƣợng mỡ trong cơ thể thay đổi theo tuổi, giới và chủng tộc. Rối loạn lipid máu là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số bị rối loạn nhƣ tăng cholesterol, tăng tryglycerid, tăng LDL-C hoặc giảm HDL-C… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn lipid máu nhƣ yếu tố di truyền hay lối sống không hợp lý.

Trên đối tƣợng THA đã có nghiên cứu cho thấy rối loạn lipid máu gặp nhiều hơn cở những ngƣời tiền THA so với HA tối ƣu. Theo nghiên cứu của Peggy PC Chiang (2013) tăng triglycerid làm tăng nguy cơ mắc tiền THA với OR(KTC95%) là 2,08 (1.45- 2,98), p<0,05. Trong nghiên cứu này cũng cho thấy, trên ngƣời Trung Quốc, tăng LDL-C làm tăng nguy cơ mắc tiền THA với OR(KTC95%) là 1,58 (1,11 - 2,24), p<0,05. Theo Guang Yang, tăng cholesterol máu và tăng triglyceride máu là yếu tố độc lập dẫn đến tiền THA với phân tích đơn biến OR lần lƣợt là 1,828 (1,631 - 2,050) và 2,176 (1,939 - 2,442); p<0,001 và phân tích đa biến là 1,261(1,110 - 1,432) và 1,301(1,133-1,493), p<0,00173.

Một phần của tài liệu Phần i (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)