sự thành công của công tác tôn giáo.
- Những hạn chế của công tác xây dựng lực lượng chính trị trong các vùng tôn giáo là một trong những nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh các vụ việc phức tạp và điểm nóng tôn giáo ở nước ta trong thời gian qua.
3.2.4. Hoạt động TG, TN vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định về an ninh chính
trị và trật tự an toàn xã hội
-Hoạt động lợi dụng TG chống đối chế độ của các thế lực thù địch vẫn chưa hề giảm.
- Coi “vấn đề TG - nhân quyền ở Việt Nam” là một thủ đoạn lâu dài để chống phá cách mạng.
- Hoạt động TG bị một số người lợi dụng vào các mục đích buôn thần bán thánh, trục lợi nhằm các lợi ích cá nhân, cục bộ; mê hoặc nhân dân
3.3. Định hướng nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách tôn giáo,tín ngưỡng tín ngưỡng
3.3.1. Tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội về vấn đề tôn giáo
3.3.2. Tăng cường công tác vận động quần chúng, xây dựng lực lượng chính trị ở cơ sở
3.3.3. Tăng cường quản lý nhà nước về TG, TN
3.3.4. Tăng cường công tác tổ chức, cán bộ làm công tác TG, TN
MỘT SỐ NỘI DUNG VẬN DỤNG VÀO PHẦN LIÊN HỆ, XỬ LÍ TÌNHHUỐNG HUỐNG
- Người đang bị phạt tù hoặc trong thời gian bị cưỡng chế, quản giáo thực hiện tín ngưỡng tôn giáo như thế nào?
- Hiện tượng mê tín dị đoan
- Việc sử dụng đất không thuộc phạm vi quản lí của nhà thờ - Hành vi phi văn hóa trong các lễ hội
*Theo Luật TN TG:
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của «mọi người».
- => Những người phạt tù hoặc chấp hành các biện pháp bị hạn chế quyền công dân nhưng họ vẫn được thực hiện quyền con người (cụ thể là quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin TN, TG...)
*Nội hàm công tác tôn giáo gồm các mặt cơ bản sau:
(1) Vận động quần chúng tín đồ, chức sắc;
(2) Tổ chức quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo; (3) Công tác đấu tranh chống các hoạt động lợi dụng tôn giáo; (4) Thực hiện các hoạt động đối ngoại về tôn giáo;
(5) Kết hợp nghiên cứu lý luận và chỉ đạo thực tiễn.
*Công tác vận động quần chúng bao gồm:
(1) Công tác tập hợp quần chúng tín đồ các tôn giáo; (2) Công tác xây dựng cốt cán trong tín đồ các tôn giáo;
*Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị:
- Đảng giữ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo công tác tôn giáo bằng Chủ trương, đường lối về tôn giáo.
- Chính quyền có trách nhiệm cụ thể hóa những chủ chương, đường lối của Đảng thành các văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo và các chính sách cụ thể đối với tôn giáo đồng thời đấu tranh chống các hoạt động lợi dụng tôn giáo của những phần tử xấu.
- Các tổ chức đoàn thể có trách nhiệm tuyên truyền và vận động quần chúng.
*Phương châm hành đạo của các tôn giáo ở VN:
- Phật giáo: “Đạo pháp - dân tộc và chủ nghĩa xã hội''; - Công giáo: '‘Sống phúc âm giữa lòng dân tộc'';
- Tin lành: '‘Sống phúc âm phụng sự Thiên chúa, phụng sự quốc và dân tộc'‘; - Đạo Cao Đài: '‘Nước vinh, đạo sáng».
- Phật giáo Hòa Hảo: '‘Chấn hưng nền đạo gắn bó với dân tộc; phù hợp với chính sách và pháp luật của Nhà nước góp phần tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"...
*Điều 5 (Chương I), Luật Tín ngưỡng Tôn giáo (2016) Các hành vi bị nghiêm cấm gồm:
1/ Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2/ Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
3/ Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4/ Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
+ Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
+ Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
+ Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
+ Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.