Phân tích mô hình hồi quy lần hai

Một phần của tài liệu NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA GIÃN CÁCH XÃ HỘI ĐẾN SỨC KHỎE TÂM LÍ VÀ HÀNH VI LỐI SỐNG CỦA SINH VIÊN TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 (Trang 56)

Sau khi loại bỏ biến LL, mô hình hồi quy lúc này bao gồm 5 biến độc lập: GN, MX, AU, TC, QT và 1 biến phụ thuộc TL. Phương trình hồi quy đa biến được viết lại như sau:

Model R hiệu chỉnh Độ lệch chuẩn

ước tính Durbin-Watson

1 0.656 0.430 0.426 0.71157 1.884

Bảng 4.5.4. Bảng tóm tắt mô hình lần 2

Sau khi loại biến LL khỏi mô hình hồi quy, hiệu chỉnh có thay đổi nhỏ

so với lúc đầu. sau khi phân tích lần hai đạt giá trị 0.426 tăng 0.001 so với lúc đầu. Sau khi loại 1 biến, 5 biến độc lập còn lại ảnh hưởng đến 42.6% sự thay đổi của biến bụ thuộc, phần 57.4% còn lại là do các biến bên ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Hệ số Durbin-Watson cũng tăng 0.001 so với lúc đầu (1.884) tuy nhiên vẫn đạt được điều kiện nằm trong khoảng (1;3).

ANOVAa Mô hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. 1 Hồi quy 236.092 5 47.218 93.255 .000b Phần dư 312.411 617 .506 Tổng 548.503 622 Bảng 4.5.4. Bảng ANOVA lần 2

Do nhóm nghiên cứu sử dụng mẫu thuận tiện cho bài nghiên cứu, nhóm chỉ tiến hành khảo sát trong phạm vi trường Đại học Quốc gia TPHCM, nên mẫu sẽ nhỏ hơn nhiều so với tổng thể. Vì vật nhóm nghiên cứu vẫn phải tiếp tục thực hiện xem xét bảng ANOVA để kiểm tra xem mô hình hồi quy tuyến tình đề nghị có phù hợp về tổng thể hay không)

Giá trị Sig = 0.000 < mức ý nghĩa (0.005). Như vậy, có thể kết luận bác

bỏ giả thuyết . Mô hình hồi quy tuyến tính có suy rộng và áp dụng

được cho tổng thể. Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Độ lệch chuẩn Beta Hệ số Toleranc e VIF 1 Hằng số -.403 .181 - 2.227 .026 GNtb .198 .046 .166 4.292 .000 .616 1.622 AUtb .203 .042 .185 4.885 .000 .646 1.547 MXtb .336 .051 .263 6.553 .000 .574 1.742 TCtb .136 .038 .128 3.543 .000 .705 1.418 QTtb .152 .047 .125 3.244 .001 .625 1.599 Bảng 4.5.5. Bảng Coefficients lần 2

Giả thuyết : Có mối quan hệ ngược chiều giữa “yếu tố giấc ngủ”

và “sức khỏe tâm lý và hành vi của sinh viên”

Giả thuyết : Có mối quan hệ ngược chiều giữa “yếu tố môi

trường” và “sức khỏe tâm lý và hành vi của sinh viên”

Giả thuyết : Có mối quan hệ ngược chiều giữa “yếu tố ăn uống”

và “sức khỏe tâm lý và hành vi của sinh viên”

Giả thuyết : Có mối quan hệ ngược chiều giữa “yếu tố tài chính”

và “sức khỏe tâm lý và hành vi của sinh viên”

Giả thuyết : Có mối quan hệ ngược chiều giữa “yếu tố quá tải

công việc” và “sức khỏe tâm lý và hành vi của sinh viên”

Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu cho thấy các biến đều có mức ý nghĩa

Sig < 0.05. Như vậy, giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 được chấp nhận. Điều này có nghĩa tất cả 5 biến độc lập trong mô hình đều có tác động âm đến sức khỏe tâm lý và hành vi của sinh viên.

Trong tất cả các biến độc lập, MX là biến có hệ số Beta đạt giá trị lớn nhất (0.263), điều ngày có nghĩa biến MX là biến có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến sự thay đổi của biến phụ thuộc TL. Vì vậy các giải pháp được đề xuất nên được tập trung nhiều ở nhân tố này, tiếp đến là các biến AU, GN, TC, QT với hệ số Beta lần lượt đạt 0.185, 0.166, 0.128 và 0.125.

Đồng thời các hệ số VIF < 2 cho thấy các biến độc lập không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Như vậy phương trình hồi quy chuẩn hóa lần đầu là:

Sử dụng biểu đồ biểu đồ phân tán Scatterplot để kiểm tra các giả định về mối quan hệ tuyến tính và hiện tượng phương sai. Cách vẽ biểu đồ phân tán giữa các phần dư và các giá trị dự đoán được cung cấp bởi mô hình hồi quy tuyến tính. Nhìn vào biểu đồ sau, chúng ta có thể thấy rằng phần dư của các giá trị được phân bố ngẫu nhiên xung quanh đường thẳng đi qua điểm 0 và không tạo ra hình dạng. Do đó, nó không vi phạm giả thiết về mối quan hệ tuyến tính.

Hình 4.5.6. Đồ thị phân bố ngẫu nhiên của phần dư chuẩn hóa.

Kiểm tra giả định các phần dư phân phối chuẩn bằng sử dụng biểu đồ tần số Histogram. Phần dư ở biểu đồ Histogram ở hình 4.5.7 có dạng gần với phân phối chuẩn, giá trị trung bình rất nhỏ gần bằng 0 (Mean = -0.30E-16) và độ lệch chuẩn (Std. Dev=0.996) gần bằng 1. Điều này cho thấy phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn nên có thể kết luận rằng giả thuyết phần dư có phân phối chuẩn không bị vi phạm.

Hình 4.5.7. Đồ thị Histogram

Đồ thị P-P Plot cho thấy các điểm phân tán đều xoay quanh trục những giá trị kỳ vọng, điều này thể hiện phần dư có phân phối chuẩn. Do đó có thể kết luận rằng giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm.

Hình 4.5.8. Đồ thị P-Plot

Tóm tắt chương 4

Qua chương 4 nhóm nghiên cứu đã trình bày các kết quả nghiên cứu thu được sau khi phân tích bằng phần mềm SPSS26 như: thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, 6 thang đo của các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và hành vi của

sinh viên trong thời gian giãn cách xã hội đều đạt đủ độ tin cậy sau khi sử dụng phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả phân tích mô hình hồi quy quy cho thấy các biến của “yếu tố lo lắng” không có sự tác động đáng kể đến biến phụ thuộc “sức khỏe tâm lý và hành vi của sinh viên”. Sau khi thực hiện phân tích hồi quy lần hai, nhóm nghiên cứu chứng minh được 6 biến độc lập còn lại có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Đồng thời thông qua phân tích hồi quy lần 2, nhóm nghiên cứu còn đánh giá được mức độ ảnh hưởng đối của 6 biến độc lập đến biến phụ thuộc. Mức độ ảnh hưởng của 6 biến độc lập được xếp theo thứ tự từ lớn tới bé lần lượt là “yếu tố môi trường” (0.263), “yếu tố ăn uống” (0.185), “yếu tố giấc ngủ” (0.166), “yếu tố tài chính (0.128), “yếu tố quá tải công việc” (0.125).

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 5.1. Kết quả và đóng góp của đề tài

5.1.1. Kết quả

Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay và giãn cách cách xã hội tiếp tục kéo dài, nghiên cứu về “Sức khỏe tâm lý và hành vi của sinh viên” trong thời gian giãn cách là vô cùng cần thiết. Hiểu được điều đó, bài nghiên cứu được thực hiện với mục đích phân tích các nhân tố có ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và hành vi của sinh viên đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh qua đó có thể đưa ra những giải pháp đề xuất hợp lý.

Sau khi nghiên cứu các mô hình của các tác giả đi trước, nhóm nghiên quyết định xây dựng mô hình nghiên cứu đề nghị gồm 6 yếu tố độc lập: (1) Yếu tố lo lắng, (2) Yếu tố giấc ngủ, (3) Yếu tố môi trường, (4) Yếu tố ăn uống, (5) Yếu tố tài chính, (6) Yếu tố quá tải công việc và 1 yếu tố phụ thuộc “Sức khỏe tâm lý và hành vi của sinh viên.

Để phân tích mô hình đã đề xuất, nhóm nghiên cứu thực hiện nghiên cứu định tính và xây dựng bảng câu hỏi khảo sát hoàn chỉnh, sau đó tiến hành khảo sát online đối với các sinh viên đang học tập tại các trường thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua khảo sát, nhóm nghiên cứu thu thập được 623 bảng câu trả lời hợp lệ và tất cả dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS26. Phân tích dữ liệu được thực hiện thông qua các các bước: (1) Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, (2) Phân tích nhân tố khám phá EFA, (4) Phân tích tương quan và (5) Phân tích mô hình hồi quy.

Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của 6 yếu tố độc lập và 1 yếu tố phụ thuộc đều cho kết quả hệ số tương quan biến tổng > 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6. Vì vậy sau bước kiểm định đầu tiên tất cả các biến quan sát của thang đo đều đạt yêu cầu kiểm định.

Tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA bằng phương pháp kiểm định Barlett, kiểm định KMO đều cho kết quả của các hệ số KMO, Sig, tổng phương sai trích và trị số Eigenvalue đạt yêu cầu kiểm định. Đồng thời kết quả kiểm định hội tụ của 8 thang đo đều cho kết quả hệ tải nhân tốt > 0.5, vì thế tất cả các biến đều được giữ nguyên như mô hình nghiên cứu đề nghị ban đầu.

Phân tích hồi quy cho thấy “yếu tố lo lắng” có hệ số Sig = 0.626 > 0.05, kết quả này thể hiện yếu tố LL không có nhiều ý nghĩa trong mô hình vì vậy nhóm nghiên cứu quyết định loại yếu tố này khỏi mô hình ban đầu và tiến hành phân tích hồi quy lần 2 với 1 biến phụ thuộc “sức khỏe tâm lý và hành vi sinh viên” và 5 biến độc lập còn lại bao gồm “yếu tố giấc ngủ”, “yếu tố môi trường”, “yếu tố ăn uống”, “yếu tố tài chính” và “yếu tố quá tải công việc”. Sau khi thực hiện phân tích hồi quy lần 2 đều có được kết quả hệ số Sig của 5 thang đo GN, MXX,AU, TC và QT đều đạt giá trị < 0.05, chứng minh 5 yếu tố này đều có ý nghĩa đối với mô hình, bên cạnh đó nhóm nghiên cứu còn nhận thấy hệ số Beta của yếu tố MT đạt giá trị lớn nhất (Beta=0.33636), chứng minh yếu tố MXX có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thay đổi của yếu tố phụ thuộc TL. Hệ số Beta của

các thang đo GN, AU, TC và QT là giá trị lần lượt là 0.198, 0.203, 0.136 và 0.152. Sau khi thu được hệ số Beta của 5 yếu tố độc lập đã nêu trên, nhóm nghiên cứu có được phương trình hồi quy đã chuẩn hóa như sau:

Với hệ số Beta lớn nhất bằng 0.336, mỗi khi “yếu tố môi trường” thay đổi 1 đơn vị thì “sức khỏe tâm lý và hành vi sinh viên” thay đổi 0.336 đơn vị. Tương tự với 4 biến còn lại gồm GN, AU, TC và QT khi các biến thay đổi 1 đơn vị thì biến phụ thuộc TL sẽ tăng hoặc giảm tương ứng với giá trị hệ số Beta của từng biến độc lập . Qua phương trình hồi quy có thể kết luận sự thay đổi đối với môi trường và xã hội có sự tác động lớn nhất đối với sức khỏe và tâm lý của sinh viên và từ sự ảnh hưởng trong tâm lý sẽ dẫn đến những thay đổi đối với hành vi của sinh viên trong thời gian giãn cách. . Vì vậy cần tập trung nhiều vào những biện pháp giúp cải thiện môi trường và xã hội để nâng cao sức khỏe về mặt tâm lý cho sinh viên.

Cuối cùng để kiểm tra sự vi phạm các giả định, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp vẽ biểu đồ phân tán Scatterplot và giả định phân phối chuẩn của phần dư được kiểm định bằng biểu đồ Histogram và Normal P – Plot. Kết quả thu được chứng minh không có sự vi phạm các giả định.

Kết quả của bài nghiên cứu đã xác định được một số yếu tố cá ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và hành vi của sinh viên trong thời gian giãn cách, đóng góp về một số thang đo có thể sử dụng tiếp cho các bài nghiên cứu tiếp theo. Đồng thời, qua các nhân tố tìm ra được có thể xây dựng các biện pháp cụ thể cho từng nhân tố.

5.1.2. Đóng góp của đề tài

Phương pháp nghiên cứu của đề tài này dựa trên cơ sở lý luận của các nghiên cứu trước đây và từ thực tế nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và hành vi lối sống của sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn giãn cách xã hội năm qua. Đóng góp của môn học này nằm ở việc kết hợp các nghiên cứu trước đây để thiết lập mô hình và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và hành vi lối sống của sinh viên đại học. Đối với nghiên cứu, nhóm đã thực hiện nghiên cứu với các sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh để giúp sinh viên đưa ra nhận thức và đánh giá của bản thân. Trên cơ sở này sẽ giúp các trường nắm bắt thông tin, diễn biến tâm lý, hành vi của học sinh, tạo điều kiện giúp đỡ học sinh.

Việc quan tâm đến diễn biến tâm lý và hành vi lối sống của sinh viên là rất cần thiết. Đặc biệt, sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã thay đổi tâm lý cũng như hành vi lối sống của sinh viên rất nhiều. Đây là đề tài chỉ mới được nghiên cứu vào một vài năm trở lại đây tại Việt Nam và cũng chưa được chú ý đến nhiều. Vì vậy, đề tài của nhóm nghiên cứu khá mới mẻ và khai thác được nhiều khía cạnh.

5.2. Đề xuất giải pháp

Từ kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng của giãn cách xã hội đến sức khỏe tâm lý và hành vi lối sống của sinh viên trong thời kỳ Covid-19, nhóm có đề xuất một số giải pháp cho đối tượng nghiên cứu một số giải pháp sau:

Giảm thiểu rủi ro từ yếu tố môi trường và xã hội

Về giả yếu tố môi trường và xã hội thì đây là yếu tố gây ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe tâm lý và hành vi lối sống của sinh viên. Với giả thuyết H2 được chấp nhận là yếu tố môi trường và xã hội tác động ngược chiều đến sức khỏe tâm lý và hành vi lối sống của sinh viên. Sinh viên sẽ dễ bị các vấn đề tâm lý khi bị ảnh hưởng bởi những vấn đề như: (1) giảm tương tác với người thân khi bản thân đang trong thời gian giãn cách xã hội, (2) dễ phát sinh những hiểu lầm không đáng có khi thời gian dài không thể gặp mặt trực tiếp với bạn bè người thân, (3) những người hướng ngoại thường xuyên đi giao lưu tham gia các hoạt động ngoại khóa phải thay đổi thói quen của mình trong thời gian dài, (4) những lo lắng phơi nhiễm với môi trường nguy cơ ở các cơ sở lâm sàng khi tình hình học tập trở lại bình thường. Do đó để giảm thiểu những rủi ro từ vấn đề môi trường sống cũng như từ xã hội, sau thời gian giãn cách nhà nước nên có những hoạt động và chính sách khác hiệu quả hơn để ngăn ngừa dịch bệnh, hạn chế thực hiện giãn cách xã hội để tránh gây áp lực lên tâm lý của người dân nói chung và sinh viên nói riêng.

Để giảm thiểu rủi ro từ môi trường sống và xã hội đến sức khỏe tâm lý của sinh viên, sau thời gian đại dịch, nhà trường cũng như các tổ chức giáo dục nên tạo điều kiện cho sinh viên tham gia kết nối ở các hoạt động ngoại khóa nhưng vẫn đảm bảo các quy tắc phòng dịch để lấy lại sự bình thường của xã hội.

Giải pháp:

- Gia đình, người thân, bạn bè nên quan tâm đến các sinh viên nhiều hơn

bằng những hành động hoặc lời nói, lời cổ vũ, động viên

- Sinh viên nên tham gia các hoạt động ngoại khóa bên ngoài (Nhưng vẫn

phải tuân thủ quy tắc 5K phòng chống dịch)

- Bên cạnh đó, nhà trường nên để nước xịt khuẩn, máy đo thân nhiệt, khẩu

trang ở nhiều nơi trong trường để sinh viên có thể phòng chống dịch tốt nhất.

Giảm thiểu rủi ro từ yếu tố ăn uống:

Yếu tố thay đổi trong thói quen ăn uống cũng tác động lớn đến sức khỏe tâm lý và được ghi nhận có sự thay đổi lớn trong thói quen sinh hoạt và hành vi của sinh viên. Với giả thuyết H3 được chấp nhận là yếu tố ăn uống tác động ngược chiều đến vấn đề nghiên cứu. Mặc dù giãn cách xã hội giúp chúng ta có nhiều thời gian để tự nấu ăn song bởi sự hạn chế đi lại và các lệnh phân bổ thời

Một phần của tài liệu NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA GIÃN CÁCH XÃ HỘI ĐẾN SỨC KHỎE TÂM LÍ VÀ HÀNH VI LỐI SỐNG CỦA SINH VIÊN TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)