6. Kết cấu đề tài
2.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố nhà cung ứng
2.2.2.1. Thực trạng ảnh hưởng của yếu tố nhà cung ứng tại Công ty TNHH VLCN Cao Sơn
Ảnh hưởng của các nhà cung cấp nguyên liệu, sản phẩm
- Công ty đã chủ động lựa chọn cho mình những nhà cung cấp tốt nhất. Tuy nhiên phần lớn sản phẩm của công ty đều nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, kéo theo các vấn đề về vận chuyển, giao dịch gặp nhiều khó khăn. Chưa kể khi môi trường kinh doanh quốc tế gặp nhiều biến động sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới công ty
- Giá cả của nguyên vật liệu dựa trên sự thỏa thuận của công ty và nhà cung ứng thông qua bảng giá. Tuy nhiên, vẫn tồn tại hiện tượng chênh lệch giá cả giữa các công ty lâu năm và những công ty mới tham gia vào lĩnh vực. Biểu hiện cụ thể là giá cả của công ty mới thành lập và tham gia vào thị trường thường lớn hơn so với các công ty lâu năm từ 3% – 8%. Giá cả luôn có sự biến động theo từng đơn hàng. Đặc biệt, đối với các công ty lớn, trung bình cứ 6 tháng lại tiến hành chốt giá một lần dựa trên sự thay đổi theo chiều hướng cung cầu của thị trường và đôi khi mang tính thời vụ.
- Chất lượng của một số nhà phân phối chưa ổn định làm ảnh hưởng tới chất lượng một số lô hàng của Công ty TNHH VLCN Cao Sơn, dẫn đến sự phản hồi không tốt từ một vài khách hàng.
Ảnh hưởng của nhà cung cấp tài chính, dịch vụ ngân hàng
- Nguồn cung cấp tài chính của công ty dựa trên sự hỗ trợ của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam . Một số tác động chính của các Ngân hàng đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty như:
- Tỷ lệ lãi suất vẫn cao và sự thay đổi về lãi suất cho vay vốn hay tiền gửi ngân hàng gây khó khăn cho doanh nghiệp.
- Các chính sách của ngân hàng còn chưa minh bạch, mỗi công ty đến ngân hàng vay vốn lại có một mức lãi suất khác nhau, ngân hàng chưa có chính sách ưu đãi hỗ trợ để giúp cho công ty có thể cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất, công nghệ.
34
Ảnh hưởng của các nhà cung cấp khác
- Bên cạnh các nhà cung cấp về nguyên vật liệu, sản phẩm hay dịch vụ tài chính ngân hàng, để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao cần phải kể đến một số nhà cung cấp khác như: viễn thông, vệ sinh môi trường, điện, nước, nhiên liệu, lao động, dịch vụ vận tải, xuất nhập khẩu.
2.2.2.2. Kết quả điều tra ảnh hưởng của yếu tố nhà cung ứng tại Công ty TNHH VLCN Cao Sơn
Hình 2.3 : Mức độ ảnh hưởng của nhà cung cấp
( Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra )
Qua kết quả điều tra trắc nghiệm: công ty có mối liên hệ bình thường với các nhà cung cấp của mình (chiếm tỉ lệ 50,8%). Xét ở mức độ thường xuyên liên lạc thì tỉ lệ này chiếm 25.26%. Tuy nhiên, tỉ lệ số phiếu điều tra cho rằng doanh nghiệp liên hệ với nhà cung ứng ở mức độ rất thường xuyên còn chưa cao (13.08%). Mặt khác, có đến 10.86% số phiếu điều tra cho rằng doanh nghiệp không giữ liên lạc thường xuyên với nhà cung cấp, nguyên nhân là do công ty đã có mối qua hệ rất thân thiết với các nhà cung cấp chính, thời gian hợp tác cũng đã rất lâu.
0 0.5 1 1.5 2 2.5
35
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi thì khó khăn doanh nghiệp gặp phải từ phía các nhà cung ứng luôn là một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp nói chung Công ty TNHH VLCN Cao Sơn nói riêng không thể tránh khỏi. Thông qua kết quả điều tra, ta có thể thấy khó khăn chủ yếu mà doanh nghiệp gặp phải từ phía nhà cung ứng đó là thời gian giao hàng (chiếm 34.8%). Bên cạnh đó, nguyên nhân về điều kiện thanh toán, chất lượng hàng hóa cũng chiếm một tỉ lệ không nhỏ là 26.08% và 17.4%. Một số nhà cung ứng khá khắt khe trong việc đưa ra thỏa thuận về điều kiện giao hàng như các yếu tố về: địa điểm giao hàng, số lượng hàng, chủng loại, mẫu mã, các bên liên quan tới việc giao hàng… Ngoài ra, chất lượng của các nguyên vật liệu được cung cấp từ phía các nhà cung ứng luôn được xem là một trong những yếu tố được đặc biệt quan tâm từ phía doanh nghiệp. Tỉ lệ 13.04% cho thấy khó khăn mà các nhà cung ứng gây ra không ít đối với công ty đó là về số lượng hàng hóa. Ngoài ra, có 8.68% cho rằng khó khăn mà công ty gặp phải từ phía nhà cung cấp thuộc các nguyên nhân khác như: do yếu tố chủ quan từ phía doanh nghiệp, uy tín, điều kiện, tác động của môi trường.
Ban lãnh đạo cho rằng: Doanh nghiệp gặp một số khó khăn từ phía nhà cung cấp. Bởi vì sản phẩm của công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài. Sự thay đổi của tỷ giá có ảnh hưởng rất lớn đến việc mua nguyên vật liệu. Khó khăn mà công ty thường gặp phải từ nhà cung cấp như: thời gian giao hàng, điều kiện thanh toán, chất lượng của sản phẩm đầu vào không ổn định…
Trong nền kinh tế mở cửa như hiện nay, có nhiều nhà cung ứng trong và ngoài nước đến chào hàng, giữa họ cũng có sự cạnh tranh. Những tiêu chí mà công ty quan tâm để đặt hàng đó là: Nhà cung cấp phải ổn định về chất lượng, ổn định về tiến độ giao hàng và về uy tín của nhà cung cấp.
Bên cạnh những khó khăn từ phía nhà cung ứng, công ty còn gặp khó khăn từ phía khách hàng đó là: Sự ổn định của các đối tác và kênh phân phối chưa cao do rủi ro trong ngành công nghiệp nói chung ở Việt Nam, công nợ, mua chịu. Sự phục vụ công ty về mặt công nghệ có lúc không theo kịp sự phát triển của đối tác nghĩa là khi doanh số tăng lên cao thì công ty không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, hiển nhiên là “dâng” cho các công ty khác dẫn đến mất khách hàng.