Biện pháp xã hội

Một phần của tài liệu Quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam. (Trang 62 - 65)

7. Kết cấu của Luận án

2.3.1. Biện pháp xã hội

Biện pháp xã hội được hiểu là những biện pháp tác động đến ý thức và môi trường xã hội nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi để NKT thực hiện quyền.

Thứ nhất, nâng cao nhận thức về NKT và quyền của NKT.

Hiểu sai, hiểu không đầy đủ về NKT và quyền của NKT là một trong những rào cản khiến NKT gặp khó khăn khi tiếp cận quyền. Để hướng đến mục tiêu NKT được bình đẳng tiếp cận quyền thì cần phải xoá bỏ rào cản nhận thức tiêu cực về NKT.

48 Giáo trình “Luật người khuyết tật Việt Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2011, tr. 313; Lê Thị Hoài Thu, Quyền An sinh xã hội và đảm bảo thực hiện trong pháp luật Việt Nam, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.300

Thông qua biện pháp nâng cao nhận thức về NKT và quyền của NKT sẽ giúp gia đình của NKT, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, cộng đồng xã hội hình thành thái độ tôn trọng, cảm thông, chia sẻ và ghi nhận năng lực, sự đóng góp của NKT.

Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp có hiểu biết toàn diện về quyền NKT đặc biệt là quyền NKT liên quan đến lĩnh vực mình quản lý. Cơ quan, đơn vị sẽ ban hành văn bản, chính sách bình đẳng với NKT và thúc đẩy quyền của NKT.

Cán bộ, viên chức, người lao động làm việc ở trường học, bệnh viện, bến tàu, rạp chiếu phim... nơi có NKT đến tham gia có thái độ tôn trọng NKT, thực hiện đúng pháp luật về NKT và có cách cư xử phù hợp với từng dạng tật.

Hội/nhóm của NKT và vì NKT khi được trang bị những kiến thức về quyền của NKT sẽ nâng cao trách nhiệm hơn nữa trong hoạt động vì NKT.

Nhiều NKT vẫn còn tâm lý mặc cảm, tự ti nên họ thường tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Để NKT thêm tự tin, tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động của cuộc sống thì cần giúp họ hiểu được giá trị của bản thân, từ đó, họ sẽ tìm cách để vươn lên trong cuộc sống. Khi NKT có hiểu biết về quyền của mình thì họ sẽ có ý thức thực hiện quyền và biết cách bảo vệ quyền khi bị xâm phạm.

Biện pháp nâng cao nhận thức về NKT và quyền của NKT có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức cụ thể như nhà nước ghi nhận trong luật, thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, báo chí, hội thảo, chương trình đào tạo, thông qua các hoạt động hội của NKT... Nội dung tuyên truyền bao gồm quy định về quyền NKT được ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc tế, khu vực và quốc gia; nêu tấm gương NKT học tốt, làm kinh tế giỏi...

Thứ hai, bảo đảm về cơ sở vật chất tiếp cận với NKT.

NKT có những khiếm khuyết cơ thể khiến cho họ không thể thực hiện quyền của mình giống như người bình thường. Đối với NKT nghe, họ sẽ không nghe bằng tai mà nghe bằng mắt; NKT nhìn, họ không nhìn bằng mắt mà nhìn bằng các xúc giác; NKT nói, họ không nói bằng miệng mà nói bằng tay; NKT vận động không đi lại bằng chân mà bằng xe lăn... Điều đó có nghĩa rằng NKT có thể thực hiện các quyền cơ bản nhất của một con người như nghe, nói, nhìn, đi lại... nếu như họ được cấp những công cụ, phương tiện để họ sử dụng nhằm thay thế cho những phần cơ thể bị mất, chức năng cơ thể bị giảm sút.

NKT có thể thực hiện quyền con người khác bao gồm học tập, lao động, vui chơi, giải trí, di chuyển... nếu họ được trang bị các phương tiện phù hợp. NKT nhìn

có thể học tập nếu có sách chữ nổi, bài giảng bằng âm thanh; NKT vận động có thể di chuyển nếu có xe lăn, chân tay giả; NKT nghe có thể tiếp cận thông tin nếu có máy trợ thính hoặc truyền hình hỗ trợ người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu/phụ đề...

Biện pháp bảo đảm về cơ sở vật chất sẽ là giải pháp để xoá bỏ rào cản về giao thông, thông tin, công trình công cộng, dịch vụ... không tiếp cận với NKT. Thông qua việc nhà nước tiến hành hoặc khuyến khích tư nhân thiết kế và sử dụng các sản phẩm dành cho NKT hoặc các sản phẩm phổ dụng sẽ tạo cơ hội để NKT có các phương tiện để thực hiện quyền. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý các công trình xây dựng, các phương tiện giao thông có trách nhiệm thiết kế mới hoặc sửa lại đáp ứng điều kiện tiếp cận với NKT...

Thứ ba, bảo đảm về số lượng và chất lượng cán bộ, nhân viên làm việc trong lĩnh vực ASXH có NKT tham gia.

Công ước quốc tế về quyền của NKT đã yêu cầu các quốc gia phải tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, chuyên môn làm việc trong lĩnh vực NKT. Trong lĩnh vực y tế, cần nâng cao nhận thức về quyền NKT cho cán bộ chuyên môn y tế thông qua đào tạo và tuyên truyền y đức cho cơ sở y tế công và tư; thúc đẩy sự phát triển đào tạo từ đầu và bồi dưỡng tiếp đội ngũ cán bộ và nhân viên chuyên môn về dịch vụ tập luyện và phục hồi; trong di chuyển cá nhân của NKT cần cung cấp đào tạo thích hợp về kỹ năng di chuyển cá nhân của NKT cho đội ngũ nhân viên chuyên môn làm việc với NKT; trong lĩnh vực giáo dục NKT cần nâng cao nhận thức về NKT và sử dụng các cách thức, phương tiện và dạng giao tiếp tăng cường hoặc thay thế, kỹ thuật và cơ sở vật chất giáo dục để hỗ trợ NKT...

Thứ tư, xã hội hoá hoạt động trợ giúp đối với NKT.

Đảm bảo ASXH đối với NKT là công việc phải thực hiện lâu dài với nguồn lực và chi phí tốn kém. Nếu chỉ nhà nước thực hiện thì chắc chắn không đủ khả năng. Do đó, công việc này cần sự chung tay của tất cả mọi người từ gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đến cả cộng đồng xã hội.

Một số hoạt động trợ giúp NKT có thể xã hội hoá như:

Chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng: Liên hợp quốc đã nhận định các quốc gia khi cung cấp các dịch vụ y tế, phục hồi chức năng cần có sự hỗ trợ của cộng đồng, càng gần cộng đồng càng tốt (Điểm c Điều 25, Điểm b Khoản 1 Điều 26 Công ước CRPD). Điều đó hoàn toàn hợp lý bởi chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng sẽ rất thuận lợi cho NKT khi gần gia đình và có người chăm sóc, có thể kết hợp sử dụng các vị

thuốc sẵn có tại địa phương, lại không phải mất công di chuyển đến các điểm khám, chữa bệnh tập trung từ đó sẽ giảm các chi phí điều trị và chi phí phát sinh.

Phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội và đa dạng hoá mô hình chăm sóc, nuôi dưỡng NKT: Số lượng NKT cần trợ giúp xã hội là khá lớn nên cần phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội về cả số lượng và chất lượng. Cần xây dựng thêm các cơ sở trợ giúp xã hội và đầu tư dụng cụ y tế, trang thiết bị cần thiết để phục hồi chức năng cho NKT đồng thời nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, viên chức và nhân viên công tác xã hội làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội.

Bên cạnh đó, cần phát triển hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc NKT dựa vào cộng đồng. Hình thức này rất phù hợp với những quốc gia chưa đủ kinh tế để xây dựng nhiều cơ sở trợ giúp xã hội. Đồng thời, NKT được sống chung với người không khuyết tật, họ sẽ không thấy bị tách biệt như sống tại các cơ sở trợ giúp xã hội tập trung. Để thúc đẩy hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc NKT dựa vào cộng đồng thì nhà nước cần có biện pháp tác động về ý thức, có các chính sách ưu đãi về vật chất để khuyến khích các gia đình nhận chăm sóc NKT.

Xã hội hoá nguồn kinh phí trợ giúp xã hội đối với NKT: Nguồn kinh phí thực hiện trợ giúp xã hội hiện nay chủ yếu lấy từ nguồn ngân sách của nhà nước. Tuy nhiên, nguồn ngân sách nhà nước chỉ có thể đảm bảo quyền của NKT ở mức tối thiểu. Để đảm bảo tốt hơn quyền được trợ giúp xã hội của NKT thì cần huy động nguồn hỗ trợ từ các cá nhân trong và ngoài nước. Để làm được điều đó, nhà nước cần tuyên truyền, vận động, tất cả mọi người có trách nhiệm với NKT. Việc đóng góp các quỹ vì NKT có thể thực hiện thông qua các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức, hội của/vì NKT.

Thứ năm, chính sách thúc đẩy quyền của NKT.

Để thúc đẩy quyền NKT được thực hiện trên thực tế, Liên hợp quốc yêu cầu các quốc gia bảo vệ và thúc đẩy quyền con của NKT trong tất cả các chính sách và chương trình (Điểm c Điều 4 Công ước CRPD). Chính sách, chương trình, đề án... đều xác định rõ mục tiêu, hành động cụ thể để từ đó từng bước hiện thực hoá quyền cho NKT.

Một phần của tài liệu Quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam. (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w