II. Thực trạng nghèo đói ở Việt nam:
3. Về chính sách đối với người nghèo vay vốn:
Cùng với đất đai và tư liệu sản xuất khác, vốn là nguồn lực rất quan
trọng đối với nông dân nói chung và người nghèo nói riêng. Thực tế từ những
năm 90, với các hoạt đọng tự nguyện và phong trào quần chúngở một số địa
xuất và làm dịch vụ. Cho đến nay có tới một triệu hộ nông dân nghèo vay vốn. Phương pháp đầu tư bằng chính sách tín dụng cho hộ nghèo là một phương phápcó hiệu quả nhất. Hơn nữa trong cơ chế mới, nguồn vốn trong
dân dồi dào, nếu chúng ta có chủ trương, cơ chế thích hợp sẽ huy động được
nguồn vốn cho hộ nghèo vay để sản và làm dịch vụ
Đại hội VIII của Đảng chỉ rõ: “ Mở rộng các quỹ tín dụng cho các hộ
nghèo vay vốn sản xuất với lãi suất ưu đãi. Các hộ nghềo được ủy ban nhân
dân xã, phương chứng nhận được vay vốn không phải thế chấp… đảm bảo
90-95% số họ nghèo được vay vốn sản xuất, trong đó các hộ thuộc đối tượng
chính sách, các hộ đói nghèo nhất được ưu tiên vay trứớc”.
Việc hoạch định chính sách trợ vốn cho hộ nghèo cần bám sát theo định
hướng sau:
a) Về đối tượng vay:
Cần ưu tiên trứớc cho hộ chính sách nằm trong hộ đói nghèo vay trước,
sau đó là hộ đói nghèo mà có sức lao động và đến hộ nghèo xã hội. Số hộ đói
nghèo mà không có sức lao động thì không thẻ cho vay vốn.
b) Về nguồn vốn:
Trước hết cần coi trọng nguồn vốn tại chỗ, ở người khá, người giàu và
các doang nghiệp, thương gia với các hình thức cho mượn, hoặc cho vay với
lãi suất phù hợp. Cụ thể là:
- Trích từ ngân sách: Ngân sách xã , huyên, tỉnh và trung ương khoảng
2% hàng năm.
- Từ các ngân hàng: Ngân hàng nhà nước, ngân hàng công thương,
ngân hàng nông nghiệp, đặc biệt là ngân hàng phục vụ người nghèo và
khuyến khích cả các ngân hàng cổ phần…
- Nguồn vốn từ các tổ chức đoàn thể xã hội, hội nghề nghiệp: Đây cũng là đặc trưng và thế mạnh ở việt nam. Các hội đều có trách nhiệmvới các hội
hội viên của mình, kể cả những hội viên còn nghèo để cho hội viên nghèo vay.
- Sự hợp tác quốc tế thông qua những dự án vừa và nhỏ của tổ chức đa
chính phủ, song phương, phi chính phủ. Vấn đề này đã được cam kết quốc tế
trong Hội nghị thượng đỉnh tại Copenhagen, Đan Mạch, tháng 3-1995. Tuy
đây không phải là nguồn vốn chính, song cần thiết và có thể tranh thủ để tạo
nguồn vốn hỗ trợ thêm cho người nghèo.
c) Mức vay:
Tùy yêu cầu về sản xuất, dịch vụ mà cho các hộ vay với mức nhiều, ít
khác nhau, song mức trung bìng là 1,5 đến 3 triệu đồng cho một hộ sản xuất
với các dự án nhỏ tạo việc làm tại chỗ; mức vay lớn hơn có thể dành cho các
hộ nghèo góp vốn hình thành tổ hợp sản xuất đánh bắt thủy sản… Thời gian
vay theo chu kỳ sản xuất song không dưới 3 năm.
d)Về lãi suất:
Đây là một yếu tố mang nội dung kinh tế và tâm lý đối với người
nghèo. Cần phải tạo ra những nấc thang cho người nghèo tham gia vay vốn,
tham gia tín dụng. Chúng ta xóa bao cấp, không cho không, và ngay từ đầu
phải tập cho người nghèo có ý thức: có vay, có trả, trả cả gốc và lãi để người
nghèo tự tính toán sản xuất , dịch vụ gì là có hiệu quả và nên vay bao nhiêu,
nhười nghèo phải tính toán, cân nhắc trước khi vay.
Cần có chính sách ưu đãi đối với người nghèo như chính quyền các cơ
sở và đoàn thể chính trị, xã hội được tín chấp cho người vay vốn mà không phải thế chấp, và xác định lãi suất ưu đãi ở mức độ hợp lý.
e)Về cơ chế quản lý nguồn vốn:
- Cần thống nhất các nguồn vốn vay này thông qua ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng phục vụ cho người nghèo quản lý, giải ngân và thu hồi
vốn, lãi theo tính chất, mục tiêu của từng dự án, chính sách đối tượng của
từng vùng. Danh sách được vay là theo đề nghị của Ban xóa đói, giảm nghèo
- Trong cơ chế cũng cần phải lập quỹ rủi ro và quy định mức độ rủi ro
thế nào thì được bù đắp từ quỹ rủi ro của ngân hàng. Ngoài quy định đó, mức
lớn hơn thì nhà nước can thiệp ( chính quyền địa phương và chính phủ ).