Tỷ lệ hộ nghèo đói đặc biệt cao trong các nhóm dân tộc ít người

Một phần của tài liệu Đề án môn học: Quản lý với bài toán xoá đói giảm nghèo và nâng cao dân trí khu vực miền núi phía Bắc ppsx (Trang 25 - 27)

II. Thực trạng nghèo đói ở Việt nam:

7. Tỷ lệ hộ nghèo đói đặc biệt cao trong các nhóm dân tộc ít người

Trong thời gian qua, Chính phủ đã đầu tư và hỗ trợ tích cực, nhưng

cuộc sống của cộng đồng dân tộc ít người vẫn gặp nhiều khó khăn và bất cập.

Mặc dù dân số dân tộc ít người chỉ chiếm khoảng 14% tổng số dân cư, song

lại chiếm khoảng 29% trong tổng số người nghèo.

Đa số người dân tộc ít người sinh sống trong các vùng sâu, vùng xa, bị

cô lập về mặt địa lý, văn hoá, thiếu điều kiện phát triển về hạ tầng cơ sở và các dịch vụ xã hội cơ bản.

III.Các giải pháp chủ yếu để xóa đói giảm nghèo:

1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn:

Nền kinh tế thuần nông không thể đem lại sự giàu có, ổn định và phồn

vinh cho các hộ làm nghề nông nói riêng và nền kinh tế nông nghiệp nói chung. Hơn nữa, nền kinh tế nông nghiệp nước tảtong điều kiện canh tác lạc

hậu, ruộng đất bình quân đầu người quá thấp ( 0,1 ha/ người ), lại bị lệ thuộc

vào thiên nhiên ( nhiều vùng mỗi năm phải chịu đựng 4-5 cơn bão lụt, có tỉnh 3 năm liền liên tiếp bị thiên tai, mất mùa đói kém ), nếu chỉ sản xuất thuần

nông sẽ gặo rủi ro và khó vượt qua được tình trạng nghèo đói. Chuyển dịch cơ

cấu nông nghiệp và nông thôn theo tinh thần Nghị quyết 5 của ban chấp hành

Trung ương đảng khóa VII là một biện pháp quan trọng hàng đầu, vừa có tính

cấp bách để xóa đói, giảm nghèo, vừa mang tầm chiến lược cho sự phát triển

kinh tế nông nghiệp và nông thôntheo hướng chuyển nền kinh tế thuần nông,

tự túc tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa, góp phần thực hiện công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước.

Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cần chú trọng

thực hiện một số giải pháp cụ thể sau đây:

Một là, thực hiện kiên quyết việc chuyển nền kinh tế thuần nông gắn

với xóa đói, giảm nghèo, trước hết phải giúp cho tường hộ nghèo và xã nghèo

triểncác loại cây trồng khác, nhất là cây công nghiệp, thích ứng với điều kiện đất đai, khí hậu và thị trường, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế. Làm được như vậy sẽ hạn chế được tỷ lệ rủi ro, mất ở đồng thấp, vẫn thu hoạch được ở đồng cao, mất cây ngắn ngày, vẫn thu hoạch được cây dài ngày.

Hai là, Đặc biệt chú ý đến phát triển kinh tế vườn, ao , chuồng. Khắc

phục tình trạng vườn tạp, ao, chuồng trống… khá phổ biến ở một số vùng nông thôn hiện nay, giải quyết tận gốc những nguyên nhân: Thiếu vốn, thiếu

kiến thức, mất trật tự an ninh ( trong bảo vệ kết quả sản xuất trên đồng ruộng, đồi rừng, ao hồ…) trong địa bàn sinh sống, cư trú.

Ba là,phát triển tiểu thủ công nghiệp, nghành nghề truyền thống với cả

ba mô hình:

- Những hộ gia đình đã có đủ điều kiện chuyển hoàn toàn thành gia

đình làm nghề tiểu thủ công nghiệp

- Hộ kết hợp vừa làm nông nghiệp, vừa làm nghề khi hết mùa vụ.

- Hộ thường xuyên có lao động làm nông nghiệp và lao động làm nghề.

Bốn là, phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ gắn với đô thị hóa

nông thôn.

Có thể nói nhiều sản phảm từ nông nghiệp của ta chưa được chế biến. Để có thể đưa các loại nông sản vào chế biến, vấn đề đầu tư là tốn kém và phức tạp. Song với hướng đi vào nền kinh tế hàng hóa và chất lượng tiêu

dùng đòi hỏi ngày càng cao, phải tổ chức và đầu tư kết hợpcác loại quy mô

nhỏ và vừa, công nghệ phù hợp với tập quán truyền thống. Ở nước ta các

nông sản có thểđưa vào chế biến bao gồmlương thực, rau quả, gia cầm, gia

súc, bảo đảm nhu cầu cho thị trường trong nước có chất lượng,đặc biệt cả khi

trái mùa vụ. Các dịch vụ về cung ứng vật tư, về kỹ thuật sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm là vấn đề thiết thực cho phát triển kinh tế nông thôn và xóa

đói, giảm nghèo. Đây là một hướng để chuyển dịch cơ cấu, công nghiệp hóa ,

nếu không có chính sách thuế, đầu tư kỹ thuật hợp lý để phát triển công

nghiệp và dịch vụ thì cũng không xóa đói, giảm nghèo được ở nông thôn.

Gắn phát triển công nghiệp, dịch vụ với đô thị hóa nông thôn, tất yếu

những thị tứ, thị trân sẽ được khuyến khích hình thành và phát triển, làm cho giữa các vùng có sự giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội, nhất là các vùng chưa

phát triển. Ở đây cũng khuyến khích các doanh nghiệp, nhất là các doanh

nghiệp trong nước đến đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ với chính sách

ưu đãi “ đủ độ” về miễn thuế có thời hạn về kinh doanh, đất đai và đầu tư một

số hạ tầng cơ bản như : điện, nước, giao thông...

2. Các giải pháp về đất đai và tư liệu sản xuất cho các hộ nghèo:

Quy hoạch và sử dụng đất só hiệu quả, điều chỉnh thu hồi đất không sử

dụng để giao quyền sử dụng đất cho hộ nghèo, thiếu hoặc không có đất trên

địa bàn cũng là một giải pháp rất quan trọng góp phần thực hiện xóa đói, giảm

nghèo ở nông thôn.

Những nơi thực sự thiếu đất sản xuất lại chưa có điều kiệnphát triển

nghành nghề, thì phải tổ chức khai hoang, lấn biển, tạo ra nhiều quỹ đầt để

đầu tư kết cấu hạ tầng và động viên hộ nghèo đến sản xuất, sinh sông sở các

vùng đất mới. Các giải pháp này ở nước ta đã thực hiện từ lâu, song phần

nhiều vì mục đích dãn dân, chưa phải là biện pháp kinh tế, xã hội chủ yếu. Do

vậy, cần kết hợp khuyến khích cả hộ giàu, hộ nghèo và ttùy theo khả năng mà giao quyền sử dụng đất cho các hộ để sản xuất.

Những vùng thật sự không có khả năng tạo lập quỹ đất, thì tạo điều

kiện cho hộ nghèo về tư liệu sản xuấtkhác như thuyền, lưới đánh bắt cá hoặc

các công cụ lao động phù hợpđể họ có thể hành nghề chính đáng.

Một phần của tài liệu Đề án môn học: Quản lý với bài toán xoá đói giảm nghèo và nâng cao dân trí khu vực miền núi phía Bắc ppsx (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)