Kết quả hệ thống web nhận diện khuôn mặt

Một phần của tài liệu nghiên cứu về mạng neural convolutional, áp dụng vào bài toán nhận dạng đối tượng trong lĩnh vực thị giác máy tính (Trang 79 - 87)

3.2.5.1 Giao diện hệ thống

Vì hệ thống web có thể chạy trên 2 nền tảng: nền tảng máy tính và nền tảng thiết bị di động, nên ta có các giao diện hệ thống sau:

Hình 3.32: Giao diện hệ thống trên web (hai hình trên) và giao diện hệ thống trên mobile (hai hình dưới)

3.2.5.2 Kết quả chức năng nhận diện khuôn mặt

Ở hệ thống nhận diện khuôn mặt, kết quả báo cáo được lấy từ thực tế khi sử dụng với dữ liệu được nhận diện bằng camera: Ở phần huấn luyện, dữ liệu đầu vào là một người dùng ngồi trước camera. Hệ thống sẽ nhận diện môt lượng khung hình của người dùng. Sau đó, ở phần nhận diện, hệ thống sẽ sử dụng dữ liệu đã được huấn luyện trước đó để nhận diện người sử dụng được ghi hình. Các bước kết quả sẽ được báo cáo lần lượt qua các hình ảnh sau:

Hình 3.34: Kết quả nhận diện sau khi huấn luyện

Ở kết quả nhận diện khuôn mặt, ta có thể thấy hệ thống đã nhận diện tốt với khuôn măt với góc nhìn thẳng, khuôn mặt với góc nhìn nghiêng xuống dưới 45 độ so với chiều thẳng đứng, khuôn mặt với góc nhìn nghiêng lên trên 30 độ so với chiều thẳng đứng, khuôn mặt với góc nhìn nghiêng sang trái 45 độ và khuôn mặt với góc nhìn nghiêng sang phải 45 độ. Ngoài ra, thử với các trường hợp đặc biệt khác, như nhận diện user với góc nghiêng khoảng 80 độ, hoặc nhận diện user với góc nghiêng 30 độ trên mặt phẳng Oxz cũng đều cho kết quả chính xác:

Hình 3.35: Nhận diện user có ID 00280 với góc nghiêng khoảng 80 độ và user có ID 00388 với góc nghiêng 30 độ trên mặt phẳng Oxz

Sau khi có danh sách các người dùng sau bước huấn luyện. Ta có được các mốc thời gian các khuôn mặt xuất hiện được lưu vào hệ thống ở bảng sau:

Bảng 3.4: Cơ sở dữ liệu thời gian phát hiện khuôn mặt của hệ thống

Trong đó:

1. user_id: ID của người dùng hệ thống

2. checkin_time: thời gian phát hiện đối tượng xuất hiện trước camera. Dựa vào thông tin khuôn mặt xuất hiện khi nào, cùng với những thông tin cần thiết khác, hệ thống có thể tạo ra một bộ cơ sở dữ liệu được gán nhãn để phân tích sâu hơn như: thói quen người dùng, hoặc làm cơ sở dữ liệu đảm bảo an ninh, …

3.3 Kết luận

Khi áp dụng mạng nơ ron tích chập vào bài toán nhận diện khuôn mặt và đếm số người ra/vào trong thực tế, hệ thống đã hoạt động ổn định và tỉ lệ sai số ở ngưỡng thấp có thể chấp nhận được. Hệ thống đã có thể thay thế các nhân viên thống kê qua camera, cũng như giải phóng sức lao động của con người, góp một phần nhỏ trong quá trình tiến lên cách mạng công nghiệp 4.0.

KẾT LUẬN

Kết quả đã thực hiện được của luận văn

Với ý tưởng áp dụng trí tuệ nhân tạo vào các nhu cầu của đời sống, nhằm giải phóng sức lao động của con người với những công việc đơn giản và góp phần xây dựng cách mạng công nghiệp 4.0, đề tài “Nghiên cứu về mạng Neural Convolutional, áp dụng vào bài toán nhận dạng đối tượng trong lĩnh vực thị giác máy tính” đã hoàn thành được những mục tiêu sau:

 Ở chương một, luận văn đã trình bày tổng quan về lịch sử hình thành, cũng như các kiến thức về nơ ron nhân tạo, mạng nơ ron nhân tạo và mạng nơ ron tích chập. Về mạng nơ ron, luận văn đã làm rõ được cấu trúc của một nơ ron nhân tạo, cách hoạt động của từng thành phần nơ ron. Ngoài ra, luận văn cũng đã làm rõ cách mạng nơ ron nhân tạo thực hiện quá trình huấn luyện bằng hình thức lan truyền ngược. Về các kiến trúc mạng, luận văn đã giới thiệu sơ qua về hai kiến trúc mạng phổ biến là mạng nơ ron truyền thẳng và mạng nơ ron hồi quy. Trong đó có đi sâu vào phân tích một mạng nơ ron truyền thẳng đặc biệt là mạng nơ ron tích chập.

 Ở chương hai, luận văn đã trình bày tổng quan về bài toán nhận dạng bằng mạng nơ ron tích chập. Luận văn đã đề cập lịch sử và phát triển của bài toán nhận dạng đối tượng, giới thiệu và phân tích phương pháp và các bước đang được sử dụng để nhận diện khuôn mặt với mạng nơ ron tích chập. Ngoài ra luận văn có giới thiệu, phân tích và kết quả chi tiết của một số mạng nơ ron tích chập nổi tiếng hoặc được các công ty lớn tạo ra.

 Bên cạnh đó, ở chương ba, để tài đã bước đầu xây dựng được mô đun nhận dạng đối tượng với hệ thống đếm người vào/ra cũng như hệ thống web nhận diện khuôn mặt. Ngoài ra, đề tài có phân tích và so sánh với hệ thống cũ đang được sử dụng cho chức năng nhận diện đối tượng và nhận diện khuôn mặt trước đây là HOG. Về cơ bản, hệ thống mới có khả năng nhận diện với các dữ liệu lỗi, nhiễu với tỉ lệ chính xác cao hơn so với hệ thống HOG. Ngoài ra, hệ thống đã có thể vận hành tự động để thay thế được con người, góp phần giải phóng sức lao động của con người, góp một phần nhỏ trong quá trình tiến lên công nghiệp 4.0.

Phương hướng phát triển luận văn

Với rất nhiều ứng dụng thực tế của mạng nơ ron nhân tạo. Đề tài có rất nhiều hướng phát triển trong tương lai, để tạo thành một hệ thống toàn diện hơn, khai thác nhiều thông tin hơn như:

 Lập một hệ thống nhận dạng với số lượng người dùng lớn, làm cơ sở dữ liệu dân số trong tương lai.

 Phân tích hành động qua chuỗi thời gian, để phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn những bất thường, giúp xã hội trở nên an toàn hơn;

 Nhận diện tiếng nói qua khuôn miệng của hình ảnh người dùng, hoặc Tạo ra công cụ đọc ngôn ngữ hình thể để hỗ trợ giao tiếp với người khuyết tật,… Ngoài ra, với xu hướng mạng vạn vật, hệ thống có thể tích hợp vào trong các bo mạch thông minh như mạch raspberry pi hoặc Nvidia's Jetson TX1, khiến các hệ thống thông minh có thể trở nên nhỏ gọn, tiết kiệm điện năng, cũng như dễ dàng tích hợp vào đời sống con người hơn. Một hệ thống thông minh tự động lớn có thể góp phần xây dựng nên một hệ thống hỗ trợ xã hội thông minh và đáp ứng các nhu cầu của con người hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] N.Q. Anh, N.H. Dũng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 1 (2017)

[2] Linda G. Shapiro and George C. Stockman. Computer Vision. Prentice Hall. (2001)

(2004)[3] Tim Morris: Computer Vision and Image Processing. Palgrave Macmillan.

[4]Bernd Jähne and Horst Haußecker. Computer Vision and Applications, A Guide for Students and Practitioners. Academic Press. (2000) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[5] Milan Sonka, Vaclav Hlavac and Roger Boyle. Image Processing, Analysis, and Machine Vision. Thomson. (2008)

[6] David A. Forsyth and Jean Ponce. Computer Vision, A Modern Approach. Prentice Hall. (2003)

[7] Dana H. Ballard and Christopher M. Brown. Computer Vision. Prentice Hall. (1982)

[8] Barghout, Lauren, and Jacob Sheynin. Real-world scene perception and perceptual organization: Lessons from Computer Vision. Journal of Vision 13.9 (2013)

[9]http://www.psych.utoronto.ca/users/reingold/courses/ai/cache/neural4.html , (2019)

[10] Md Zahangir Alom, Tarek M. Taha, Christopher Yakopcic, Stefan Westberg, Paheding Sidike, Mst Shamima Nasrin, Brian C Van Esesn, Abdul A S. Awwal, Vijayan K. Asari. The History Began from AlexNet: A Comprehensive Survey on Deep Learning Approaches. (2018)

[11] Qianli Liao. A summary of deep models for face recognition. (2015)

[12] D. H. Hubel and T. N. Wiesel. Receptive fields of single neurones in the cat's striate cortex. URL: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1363130/ (1959)

[13] Y. Lecun, L. Bottou, Y. Bengio, P. Haffner. Gradient-based learning applied to document recognition. (1998)

[16] URL: https://trantheanh.github.io/2016/10/18/ML-07/, (2019)

[17] URL: https://towardsdatascience.com/activation-functions-neural-networks- 1cbd9f8d91d6, (2019)

[18] Chen, Jun-Cheng & Ranjan, Rajeev & Sankar, Swami & Kumar, Amit & Chen, Ching-Hui & Patel, Vishal & D. Castillo, Carlos & Chellappa, Rama. An End-to- End System for Unconstrained Face Verifcation with Deep Convolutional Neural Networks (2016).

[19] AbdAlmageed, W., Wu, Y., Rawls, S., Harel, S., Hassne, T., Masi, I., Choi, J., Lekust, J., Kim, J., Natarajana, P., Nevatia, R., Medioni, G. Face recognition using deep multi-pose representations. In: IEEE Winter Conference on Applications of Computer Vision (WACV) (2016)

[20] URL: https://ereka.vn/post/chia-se-ve-mang-noron-tich-chap-convolutional- neural-networks-or-convnets-52790224348847566, (2019)

[21] Krizhevsky, A., Sutskever, I., & Hinton, G. E. Imagenet classification with deep convolutional neural networks. In Advances in neural information processing systems. (2012)

[22] URL: http://mlwiki.org/index.php/Overfitting, (2019)

[23] Bae, S.H., Yoon, K.J. Robust online multi-object track- ing based on tracklet confidence and online discriminative appearance learning. In IEEE Conference on Computer Vision and Pattern Recognition (CVPR) (2014)

[24] National institute of standards and technology (NIST): IARPA Janus benchmark-a performance report. URL: http://biometrics.nist.gov/cs_links/face/face_ challenges/IJBA_reports.zip, (2019)

[25] Ranjan, R., Patel, V.M., Chellappa, R.. A deep pyramid deformable part model for face detection. In: IEEE Inter- national Conference on Biometrics: Theory, Applications and Systems (2015)

[26] Yi, D., Lei, Z., Liao, S., Li, S.Z.: Learning face repre- sentation from scratch. arXiv preprint arXiv:1411.7923 (2014)

[27] Belhumeur, P.N., Jacobs, D.W., Kriegman, D.J., Kumar, N.: Localizing parts of faces using a consensus of exem- plars. Pattern Analysis and Machine Intelligence, IEEE Transactions on 35 (12) (2013)

[28] Burgos-Artizzu, X.P., Perona, P., Doll´ar, P.: Robust face landmark estimation under occlusion. URL http://dx.doi.org/10.1109/ICCV.2013.191 (2013)

[29] Chen, J.C., Patel, V.M., Chellappa, R. Unconstrained face verification using deep cnn features. arXiv preprint arXiv:1508.01722 (2015)

[30] Crosswhite, N., Byrne, J., Parkhi, O.M., Stauffer, C., Cao, Q., Zisserman, A.

Template adaptation for face verification and identification. arXiv preprint arXiv:1603.03958 (2016)

[31] Ranjan, R., Patel, V.M., Chellappa, R.: HyperFace: A Deep Multi - task Learning Framework for Face Detec- tion, Landmark Localization, Pose Estimation, and Gen- der Recognition. URL http://arxiv.org/abs/ 1603.01249 (2016)

[32] Ren, S., Cao, X., Wei, Y., Sun, J.: Face alignment at 3000 fps via regressing local binary features. (2014).

[33] Ross, G.: Fast r-cnn. arXiv preprint arXiv:1504.08083 (2015)

[34] Roth, M., Bauml, M., Nevatia, R., Stiefelhagen, R.: Robust multi-pose face tracking by multi-stage tracklet association. In International Conference on Pattern Recognition (ICPR) (2012)

[35] Yan, J., Zhang, X., Lei, Z., Li, S.Z.: Face detection by structural models. URL http://www.sciencedirect. com/science/article/pii/S0262885613001765. Best of Automatic Face and Gesture Recognition (2013) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[36] Shuo Yang, Ping Luo, Chen Change Loy, Xiaoou Tang. From facial parts responses to face detection. (2015)

[38] Các tài liệu tại https://www.python.org/ và các thư viện liên quan (2019) [39] Joseph Redmon, Santosh Divvala, Ross Girshick, Ali Farhadi. You Only Look Once: Unified, Real-Time Object Detection. (2016)

[40] URL: https://www.learnopencv.com/histogram-of-oriented-gradients/ (2019) [41] URL: https://cs231n.github.io/ , (2019)

[42] Song, Amanda & Li, Linjie & Atalla, Chad & Cottrell, Garrison. Learning to see faces like humans: modeling the social dimensions of faces. Journal of Vision. 17. 837. 10.1167/17.10.837, (2017).

Một phần của tài liệu nghiên cứu về mạng neural convolutional, áp dụng vào bài toán nhận dạng đối tượng trong lĩnh vực thị giác máy tính (Trang 79 - 87)