b) Phương pháp khảo sát thực địa
3.2.1. Đa dạng về các bậc phân loại(họ, chi, loài) của cây thuốc
Qua quá trình điều tra và xử lí số liệu, chúng tôi đã thống kê được 90 loài cây thuốc thuộc 81 chi, 49 họ.
Khi phân tích sự đa dạng của thành phần loài, chúngtôi không chỉ dừng lại ở số lượng các taxon của toàn hệ mà còn đi sâu xem xét sự phân bố các taxon trong từng ngành thực vật. Hệ cây thuốc trên địa bàn nghiên cứu tuy phong phú về số lượng loài nhưng các loài lại tập trung không đều trong các ngành thực vật khác nhau.
Bảng 3.2: Thống kê số lượng họ, chi, loài cây thuốc do người H’rê sử dụng
Ngành Họ Chi Loài Tỷ lệ % số loài từng
Lycopodiophyta 1 1 1 1,11% Polypodiophyta 2 2 2 2,22% Angiospermae 46 78 87 96,67%
Tổng cộng 49 81 90 100%
Theo số lượng thống kê trong bảng 3.2 thì phần lớn các taxon tập trung trong ngành Hạt kín (Angiospermae) với 87 loài thuộc 78 chi của 46 họ. Số loài của ngành này chiếm 96,67% so với tổng số loài của toàn hệ. Một số ít tập trung trong ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) với 2 loài nằm trong 2 chi của 2 họ chiếm 2,22%. Ngành Thông đá (Lycopodiophyta) chỉ có duy nhất 1 loài nằm trong 1 chi của 1 họ, chiếm tỉ lệ thấp nhất trong tổng số loài của hệ cây thuốc tại nơi đây (1,11%).
Mặt khác, để thấy rõ sự đa dạng của tài nguyên cây thuốc tại nơi đây, chúng tôi tiến hành so sánh các số liệu về bậc phân loại(họ, chi, loài) cây thuốc của người H’retại xã Sơn Linh, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi vớibậc phân loại cây thuốccủa người Cơ – tu tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng (Khóa luận Tốt nghiệp, 2012) được thể hiện qua bảng 3.3.
Bảng 3.3: So sánh nguồn tài nguyên cây thuốc ở xã Sơn Linh so với xã Hòa Bắc
Chỉ tiêu so sánh
Sơn Linh (Quảng Ngãi) (1) Hòa Bắc (Đà Nẵng) (2) Tỉ lệ (1)/(2) Diện tích (km2) 82,47 343,34 0,24 Số họ 49 43 1,14 Số chi 81 73 1,11
Số loài 90 76 1,18
Từ kết quả bảng 3.3 đã thể hiện được sự đa dạng và phong phú của tài nguyên cây thuốc của xã Sơn Linh. Với diện tích nhỏ hơn rất nhiều so với xã Hòa Bắc nhưng xã Sơn Linh lại có số lượng họ, chi, loài cây thuốc nhiều hơn. Số họ cây thuốc của xã Sơn Linh nhiều hơn số họ xã Hòa Bắc 1,14 lần, số chinhiều hơn 1,11 lần và số loàinhiều hơn1,18 lần so với tổng số họ, chi, loài cây thuốc điều tra được tại xã Hòa Bắc. Như vậy, có thể thấy rằng nguồn tài nguyên cây thuốc của xã Sơn Linh đa dạng và phong phú hơn xã Hòa Bắc rất nhiều.
Để thấy rõ sự đa dạng trong các taxon thực vật, chúng tôi tiến hành khảo sát sâu hơn ngành Hạt kín (Angiospermae). Trong ngành Hạt kín có 2 lớp: Lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) và lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae), xem bảng 3.4.
Bảng 3.4: Thống kê số lượng họ, chi, loài cây thuốc của ngành Hạt kín
Ngành và lớp Họ Chi Loài Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Angiospermae 46 100 78 100 87 100 Dicotyledoneae 34 73,91 55 70,51 61 70,11 Monocotyledoneae 12 26,09 23 29,49 26 29,89
Qua số liệu thống kê ở bảng 3.4 cho thấy đại đa số các loài cây thuốc phân bố trong lớp Hai lá mầm với 34 họ chiếm 73,91% tổng số họ của ngành, 55 chi chiếm 70,51% và 61 loài chiếm 70,11%. Còn lớp Một lá mầm chỉ gồm 12 họ, chiếm 26,09%
trong tổng số họ, 23 chi chiếm 29,49% và 26 loài chiếm 29,89% tổng số loài của ngành Hạt kín.
Như vậy, không những có sự chênh lệch về số loài cây thuốc giữa các ngành mà ngay trong cùng một ngành cũng có sự chênh lệch về số lượng họ, chi, loài cây thuốc giữa các lớp với nhau.