b) Phương pháp khảo sát thực địa
3.4.1. Kết quả điều tra về nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh của ngƣờ
H’re
Bảng 3.10: Nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh của người H’re
STT Nguồn cây thuốc Số ngƣời Tỉ lệ %
1 Trong vườn nhà 20 33,33 2 Thu hái từ rừng 30 50 3 Mua ở tiệm thuốc Nam, thuốc Bắc 0 0 4 Ý kiến khác 10 16,67
Qua kết quả điều tra cho thấy đa số các loài cây thuốc dùng chữa bệnh được người dân thu hái từ trong rừng (chiếm 50%), một phần được thu hái trong vườn nhà (chiếm 33,33%) và một số ý kiến khác (16,67%). Kinh tế khó khăn, đời sống thấp, trên địa bàn chỉ có 1 trạm y tế duy nhất, thiếu cán bộ y tế nhiệt tình cũng như thuốc dự phòng nên phần lớn người dân vẫn hay sử dụng nguồn cây thuốc có sẵn trong tự nhiên. Đây là một vấn đề cần quan tâm đối với nguồn tài nguyên cây thuốc tại nơi đây.
Biểu đồ 3.3: Nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh của người H’re
3.4.2. Kết quả điều tra về mục đích sử dụng tài nguyên cây thuốc của ngƣời H’re
Bảng 3.11: Mục đích sử dụng tài nguyên cây thuốc của người H’re
STT Mục đích sử dụng Số ngƣời Tỉ lệ %
1 Để chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe 50 83,33 2 Bán lại cho người khác làm thuốc 6 10
33,33% 50% 0% 16,67% Trong vườn nhà Thu hái từ rừng Mua ở tiệm thuốc Nam, thuốc Bắc Ý kiến khác
3 Để nghiên cứu dược tính của nó 0 0 4 Đem về nhà trồng 0 0 5 Một phần dùng làm thuốc chữa bệnh và một phần dùng để trồng 4 6,67 6 Mục đích khác 0 0
Qua bảng 3.11ta thấy rằng với tỉ lệ người dân dùng cây thuốc để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe chiếm đến 83,33%, cộng thêm một phần dùng làm thuốc chữa bệnh và một phần dùng để (6,67%), tuy nhiên việc trồng này chưa đem lại kết quả cao vì có một số loài không thể sống ở vườn nhà hoặc khi thay đổi môi trường sống đã làm cho cây thuốc bị mất tác dụng. Mặt khác, một số tín ngưỡng còn lạc hậu của người dân là những cây thuốc quý phải hái từ trên rừng mới có tác dụng nên cây thuốc bị khai thác mà không được trồng lại là nguyên nhân của một số loài đang có nguy cơ cạn kiệt như Thổ phục linh, Khúc khắc tại địa bàn xã. Trong tương lai không xa nếu không có biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên này chắc chắn nhiều loài cũng sẽ có nguy cơ cạn kiệt.
3.4.3. Kết quả điều tra về thái độ của ngƣời H’re đối với tài nguyên cây thuốc
Bảng 3.12: Thái độ của người H’re đối với tài nguyên thuốc
STT Thái độ của ngƣời dân Số ngƣời Độ tuổi (Đơn vị: Tuổi)
20 - 40 41 - 50 51 - 70 71 tuổi trở lên
1 Có quan tâm nhưng ít 30 6 8 12 4 2 Quan tâm nhiều 15 2 3 4 6
3 Rất nhiều 5 0 1 2 3 4 Không quan tâm 10 8 2 0 0
Qua bảng 3.12, chúng tôi nhận thấy rằng tỉ lệ người dân quan tâm đến cây thuốc rất cao chiếm83,33%, chỉ có một phần nhỏ (16,67%) là không quan tâm đến nguồn tài nguyên cây thuốc. Điều này rất có lợi trong công tác bảo tồn tài nguyên cây thuốc. Tuy nhiên,những người quan tâm và có kiến thức về nguồn dược liệu này là những người cao tuổi. Cụ thể là:
- Trong 100% ý kiến “Có quan tâm nhưng ít” thì những người thuộc từ 20 – 40 tuổi chiếm 20%, còn lại 80% rơi vào độ tuổi từ 40 trở lên.
- Đối với ý kiến “Quan tâm nhiều” thì những người thuộc độ tuổi từ 20 – 40 tuổi chỉ chiếm 13,33%, còn lại 86,67% rơi vào độ tuổi từ 40 trở lên.
- 100% những người có ý kiến quan tâm “Rất nhiều” đều từ 40 tuổi trở lên.
- Trong khi đó có tới 80% những người không quan tâm đến nguồn tài nguyên cây thuốc thuộc độ tuổi từ 20 – 40 tuổi và 20% những người không quan tâm có độ tuổi từ 41 – 50 tuổi.
Điều này chứng tỏ nguồn tri thức bản địa của đồng bào người H’rê tại xã Sơn Linh hiện nay chủ yếu do người cao tuổi nắm giữ, còn phần lớn thanh niên trong xã không muốn học cách sử dụng cây thuốc nam, họ chỉ thích dùng cây thuốc tây cho nhanh và tiện lợi. Hơn nữa, những kinh nghiệm về cây thuốc, công dụng cũng như cách sử dụng đều thuộc về nghề “gia truyền”,họ luôn “giấu nghề” cho mục đích lợi nhuận và chỉ truyền lại cho con cháu trong nhà. Đây chính là nguyên nhân làm cho những kinh nghiệm quý báu về các loài cây dược liệu bị mai một và mất dần theo thời gian.