CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Tình hình sử dụng cơ sở vật chất, diện tích cây xanh, phát thải và sử dụng tà
tài nguyên
Trong các tiêu chí đánh giá phát thải, các yếu tố được quan tâm nhiều nhất là: diện tích cây xanh, phát sinh chất thải, phát thải từ tiêu dùng nước, phát thải từ tiêu dùng điện, phát thải tiêu dùng giấy văn phòng, phát thải từ sử dụng dung mơi chất lạnh.
Trong đó, tại các trường Đại học thì diện tích cây xanh được áp dụng theo tiêu chuẩn thiết kế trường Đại học của Việt Nam (TCVN 3981:1985), tại mục 2.14 quy định khu đất xây dựng trường Đại học phải rào xung quanh bằng cây xanh, nếu dùng các loại vật liệu khác phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Như vậy, tiêu chí này đã thể hiện rõ quan điểm xây dựng trường Đại học ở nước ta phải có lượng cây xanh phù hợp với không gian nhà trường và điều này được thể hiện bằng con số cụ thể tại mục 2.15. Quy định cụ thể diện tích vườn hoa, cây xanh chiếm khoảng 40% diện tích tồn bộ khu trường.
Bảng 3.1 Diện tích của các trường Đại học tại Đà Nẵng STT Tên Trường Diện tích tổng
(m2)
Diện tích khơng gian xanh (m2)
m2 cây xanh/ sinh viên 1 ĐH Ngoại Ngữ 17,080m2 939 0,13 m2/sv 2 ĐH Kinh Tế 44,745 m2 14,511 0,88 m2/sv 3 ĐH Bách Khoa 240,900 m2 129,339 32,3 m2/sv 4 ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật 42,000 m2 16,081 3,9 m2/sv 5 ĐH Sư Phạm 47,85 m2 24,835 3,73 m2/sv 6 ĐH Đông Á 286,689m2 277,697 43,58 m2sv 7 ĐH Kiến Trúc 51,802 m2 33,85 6,97 m2/sv
(Nguồn: website các trường ĐH)
Qua kết quả khảo sát ở bảng 3.1 cho thấy, trường ĐH Đơng Á có diện tích khơng gian xanh cao nhất với 277,697m2 vì trường có nhiều cơ sở tại thành phố Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Buôn Ma Thuộc; trường ĐH Ngoại Ngữ có diện tích khơng gian xanh thấp nhất với 939m2 vì trường có tổng diện tích là 17,080m2 trong đó diện tích sàn xây
chiếm tới 16,141m2. Nhìn chung các trường ĐH thuộc ĐH Đà Nẵng và các trường tư thục hiện nay và trong tương lai khơng gian xanh của các trường có xu thế giảm dần vì nhu cầu sử dụng cơ sở vật chất ngày càng mở rộng như: phịng học, phịng thí nghiệm,…nhất là tại các trường tư thục. Do đó, việc xem xét quy hoạch lại diện tích trường đảm bảo TCVN 3981:1985 là rất quan trọng.
Các trường ĐH tại thành phố Đà Nẵng hiện nay có số lượng sinh viên trên địa bàn thành phố và từ các tỉnh thành khác theo học khá cao cụ thể tổng số lượng cán bộ giảng viên và sinh viên của các trường ĐH như sau:
Bảng 3.2 Số lượng giảng viên, sinh viên của các trường ĐH tại Đà Nẵng
ST
T Trường Tổng sinh viên Tổng giảng
viên Tổng 1 ĐH Ngoại Ngữ 6439 216 6,655 2 ĐH Kinh Tế 9596 289 9,885 3 ĐH Bách Khoa 14625 467 15,092 4 ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật 1792 142 1,934 5 ĐH Sư Phạm 6420 247 6,667 6 ĐH Đông Á 6363 358 6,721 7 ĐH Kiến Trúc 4857 272 5,129
(Nguồn: website các trường ĐH)
Qua bảng 3.2 cho thấy, trường ĐH Bách Khoa có tổng số sinh viên, giảng viên cao nhất có tới 15,092 người so với các trường khác, ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật có tổng số lượng sinh viên, giảng viên thấp nhất 1,934 người. Vì, trường ĐH Bách Khoa là trường đào tạo khối chuyên ngành kỹ thuật tốt nhất và được xem là trường thuộc top 1 trong các trường thuộc ĐH Đà Nẵng nên số lượng sinh viên theo học rất cao; cịn trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật có số lượng sinh viên theo học ít bởi vì, trước đây trường đào tạo hệ cao đẳng nhưng đến năm 2017 có quyết định số 1749/QĐ-TTg của Chính Phủ ngày 08/11/2017 trường trở thành trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật thuộc ĐH Đà Nẵng và do việc đào tạo các chuyên ngành của trường chưa được đánh giá cao nên việc sinh viên biết đến và theo học là rất ít.
Qua kết quả khảo sát, phân loại và cân rác trong 3 ngày tại các trường ĐH tại Đà Nẵng, nghiên cứu này xác định được khối lượng, thành phần rác thải tại các trường gồm: giấy, thủy tinh, rác nhựa, rác hữu cơ trong đó nhận thấy hiện trạng phát sinh chất thải rắn ở các trường đại học chủ yếu là chất hữu cơ và rác thải nhựa.
Hình 3.1 Biểu đồ khối lượng thành phần chất thải rắn của các trường ĐH tại Đà Nẵng
trong 3 ngày
Qua kết quả ở hình 3.1 cho thấy, rác thải của các trường ĐH chủ yếu là rác hữu cơ và rác thải nhựa chiếm khối lượng lớn. Đại học Bách Khoa phát sinh rác hữu cơ cao nhất có khối lượng xác định trong 3 ngày là 210kg và rác thải nhựa là 170kg, trường có phát sinh chất thải thấp nhất là trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật. Qua khảo sát cho thấy, hầu hết rác hữu cơ của nhà trường là lá cây, cỏ và thức ăn thừa của sinh viên và rác thải nhựa chủ yếu từ việc sinh viên sử dụng chai nhựa dùng một lần. Nhìn chung, các trường tư thục có khối lượng phát sinh chất thải ít hơn so với các trường cơng, vì trường khơng có diện tích cây xanh nên lượng rác hữu cơ từ lá cây, cỏ khơng có và việc thu gom, phân loại rác tại nguồn của trường ĐH Đông Á và ĐH Kiến Trúc được thực hiện một cách hiệu quả hơn, tần suất thu gom phân loại cao.
6 6 1,5 12 7,5 9 6 80 85 30 210 120 45 60 70 90 35 170 115 60 75 0 4 0 10 4 0 4 0 50 100 150 200 250
ĐH Đông Á ĐH Sư Phạm ĐH Sư Phạm
Kỹ Thuật ĐH Bách Khoa ĐH Kinh Tế ĐH Kiến Trúc ĐH Ngoại Ngữ
Đơn vị: Kg
Bảng 3.3 Tỷ lệ phát sinh chất thải bình quân đầu người
STT Tên Trường
Tổng khối lượng chất thải rắn phát
sinh (kg/3 ngày)
Khối lượng chất thải rắn / tổng sinh viên, giảng viên
(kg/người) 1 ĐH Ngoại Ngữ 145 0,02 2 ĐH Kinh Tế 246,5 0,02 3 ĐH Bách Khoa 402 0,02 4 ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật 66,5 0,03 5 ĐH Sư Phạm 185 0,03 6 ĐH Đông Á 156 0,02 7 ĐH Kiến Trúc 114 0,02
(Nguồn: khảo sát các trường ĐH)
Qua bảng 3.3 về tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh trong 3 ngày ở các trường ĐH, cho thấy ở trường ĐH Bách khoa có tổng khối lượng trong 3 ngày là lớn nhất với 402kg/3 ngày vì trường ĐH Bách khoa là trường có diện tích lớn nhất trong các trường và số lượng cán bộ công nhân viên và sinh viên cao nhất. Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật có khối lượng chất thải thấp nhất với 66,5 kg/3 ngày. Bình quân mỗi sinh viên, giảng viên phát sinh từ 0,02 đến 0,03 khối lượng rác.
Các trường ĐH hiện nay lắp đặt máy điều hòa của nhiều hãng khác nhau (Daikin, LG, Tosiba, Funiki, Panasonic, Mitsubisi, Nagakawa, National, Reetech), tùy vào mỗi máy sẽ có các dung mơi làm lạnh khác nhau. Theo nghị định Kyoto, tiềm năng gây hiệu ứng nhà kính của các mơi chất lạnh rất cao như: R410A, R22, R32. Trong các loại mơi chất làm lạnh thì R32 có thể giảm tiêu thụ điện năng lên đến khoảng 10% so với các loại máy điều hịa khơng khí sử dụng mơi chất lạnh R22. Đồng thời, so với nhiều mơi chất lạnh khác, khả năng làm nóng lên tồn cầu của R32 chỉ bằng 1/3.
Bảng 3.4 Số lượng điều hòa của các trường Đại học tại Đà Nẵng
STT Tên Trường Số lượng máy điều hịa Dung mơi làm lạnh
1 ĐH Ngoại Ngữ 111 máy R22,R410A,R32
2 ĐH Kinh Tế 312 máy R22,R410A,R32
3 ĐH Bách Khoa 332 máy R22,R410A,R32
4 ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật 58 máy R22,R410A,R32
5 ĐH Sư Phạm 157 máy R22,R410A,R32
6 ĐH Đông Á 69 máy R32
7 ĐH Kiến Trúc 306 máy R410A
Qua bảng 3.4 cho thấy, trường ĐH Bách Khoa là trường có số lượng máy điều hịa cao nhất với 332 máy. Vì, trường ĐH Bách Khoa có khu giảng đường rộng với nhiều phịng học, trong q trình khảo sát cho thấy 95% các phịng đều được lắp đặt máy điều hòa với số lượng từ 2 đến 3 máy trong 1 phịng; Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật có số lượng máy điều hịa thấp nhất có 58 máy. Vì, trong q trình khảo sát tại trường cho thấy các văn phòng của trường đều được lắp đặt máy điều hòa còn tại các phòng học khơng được lắp đặt máy điều hịa, thay vào đó là sử dụng quạt trần nên có số lượng máy điều hịa thấp nhất trong 6 trường.
Hiện nay, các trường ĐH đang sử dụng nguồn nước máy được mua từ Công ty Cổ Phần cấp nước Dawaco. Tình hình tiêu thụ nước của các trường ĐH tại Đà Nẵng trong một năm cụ thể như sau:
Bảng 3.5 Tiêu dùng nước của các trường Đại học tại Đà Nẵng STT Tên Trường Tổng sản lượng (m3/
năm) Bình quân tiêu thụ nước (m³/ người) 1 ĐH Kiến Trúc 18,752 3,65 2 ĐH Ngoại Ngữ 35,064 5,26 3 ĐH Kinh Tế 66,704 6,75 4 ĐH Bách Khoa 389,586 25,81 5 ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật 14,582 7,53 6 ĐH Sư Phạm 51,926 7,79 7 ĐH Đông Á 31,000 4,61 (Nguồn:công ty cấp nước Đà Nẵng)
Qua bảng 3.5 cho thấy, sản lượng nước được sử dụng tại các trường Đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cho thấy ĐH Bách Khoa là trường có sản lượng nước cao nhất 389,586 m3/năm nên bình quân tiêu thụ nước của một người trên một năm là 25,81 m3/người, vì có tổng số lượng sinh viên và giảng viên cao nhất trong các trường ĐH Đà Nẵng. Hai, trường tư thục có sản lượng thấp nhất ĐH Kiến Trúc với 18,752 m3/năm nên bình quân tiêu thụ nước của một người trên một năm là 3,65 m3/người. ĐH Đông Á với 31,000 m3/ năm nên bình quân tiêu thụ nước của một người trên một năm là 4,61 m3/người.
Điện là nguồn năng lượng được sử dụng chính trong đời sống, hoạt động và sản xuất với nhiều mục đích nên việc phát thải từ tiêu thụ điện sẽ rất lớn. Tại các trường ĐH ở Đà Nẵng có sản lượng điện trong một năm cụ thể như sau:
Bảng 3.6 Tiêu dùng điện của các trường Đại học tại Đà Nẵng
STT Tên Trường Tổng sản lượng
(kWh/ năm) Bình quân tiêu thụ điện (kWh/ người) 1 ĐH Kiến Trúc 519,835 101,35 2 ĐH Ngoại Ngữ 156,929 23,58 3 ĐH Kinh Tế 712,464 72,08 4 ĐH Bách Khoa 1,148,600 76,11 5 ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật 609,984 315,40 6 ĐH Sư Phạm 295,878 44,38 7 ĐH Đông Á 149,887 22,30
(Nguồn:các chi nhánh điện lực tại Đà Nẵng)
Qua bảng 3.6 cho thấy, trường ĐH Bách Khoa là trường có sản lượng điện cao nhất lên tới 1,148,600 kWh/1 năm, bình quân mỗi sinh viên và giảng viên tiêu thụ 76,11 kWh/năm. Trường ĐH Đơng Á là trường có sản lượng điện thấp nhất 149,887 kWh/năm. Vì, trường ĐH Bách Khoa có số lượng phịng học và số lượng sinh viên cao nên việc sử dụng điện vào mục đích thắp sáng, máy quạt, điều hịa,… là cao. So với các trường tư thục thì việc sử dụng điện của các trường cơng lập là rất lớn.
Tại mỗi trường ĐH đều có 9 đơn vị. Trong đó, có các văn phịng và các tổ (phịng Tổ chức - Hành chính, phịng đào tạo, phịng cơng tác sinh viên, phịng Kế hoạch - Tài chính, phịng khoa học và hợp tác quốc tế, phịng khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục, phòng cơ sở vật chất, tổ thư viện, tổ thanh tra - pháp chế) đây là nơi tiêu thụ giấy văn phịng chính của các trường ĐH (chủ yếu là giấy trắng A4) cụ thể như sau:
Bảng 3.7 Giấy văn phòng của các trường ĐH tại Đà Nẵng
STT Tên Trường Giấy văn phòng
(ram/ tháng) Các đơn vị của trường
1 ĐH Ngoại Ngữ 315 9 đv, 35 ram/1đv
2 ĐH Kinh tế 440 11 đv, 40 ram/1đv
3 ĐH Bách Khoa 450 9 đv, 50 ram/1đv
4 ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật 350 10 đv, 35 ram/1đv
5 ĐH Sư Phạm 265 9 đv, 6 đv (25 ram/1đv), 3
đv (35 ram/1đv)
6 ĐH Đông Á 140 7 đv, 20 ram/1đv
7 ĐH Kiến Trúc 80 Cả trường
Qua bảng 3.7 cho thấy, bình qn việc sử dụng giấy văn phịng tại các trường mỗi tháng được xem là rất cao. Trường ĐH Bách Khoa sử dụng giấy văn phòng cao nhất với 450 ram/1 tháng và ĐH Kinh Tế là 440 ram/1 tháng; các trường tư thục sử dụng giấy văn phòng thấp hơn so với các trường cơng lập điển hình trường ĐH Kiến Trúc sử dụng 80 ram/1 tháng. Giấy sử dụng nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiệm vụ hoạt đông của các đơn vị trong trường như in giấy tờ, văn bản, công văn phục vụ cho nhà trường, sinh viên. Như vậy, qua kết quả khảo sát về tình hình sử dụng cơ sở vật chất, diện tích cây xanh, phát thải và sử dụng tài nguyên tại các trường ĐH, nghiên cứu này cho thấy vấn đề kiểm soát tiêu thụ tài nguyên và phát thải vẫn chưa được quan tâm. Tất cả các trường khảo sát, trừ trường Đại học Sư pham – ĐHĐN đều chưa có quản lí và thống kê số liệu liên quan đến tiêu thụ điện nước, giấy và lượng chất thải rắn phát sinh. Bên cạnh các hạn chế trên, kết quả khảo sát giúp phục vụ cho việc xác định các nguồn phát thải chính cần đánh giá gồm: phát sinh chất thải, phát thải từ tiêu dùng nước, phát thải từ tiêu dùng điện, phát thải tiêu dùng giấy văn phịng, phát thải từ sử dụng dung mơi chất lạnh và tính tốn phát thải từ đó đưa ra được con số phát thải cụ thể cho từng nguồn theo đơn vị tấn CO2.