Các chính sách cắt giảm, nâng cao nhận thức về giảm phát thải các nguồn tạ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng phát thải khí nhà kính của các trường đại học tại thành phố Đà Nẵng (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3Các chính sách cắt giảm, nâng cao nhận thức về giảm phát thải các nguồn tạ

tại các trường ĐH tại thành phố Đà Nẵng

Qua kết quả phỏng vấn sâu cán bộ phòng cơ sở vật chất và cán bộ đoàn của các trường ĐH về chính sách cắt giảm, nâng cao nhận thức giảm phát thải: điện, nước, chất thải, giấy văn phòng. Nghiên cứu cho thấy các trường ĐH cơng lập có nhiều chính sách quản lý cắt giảm cho các nguồn nhiều hơn so với các trường ĐH tư thục cụ thể như sau: Về chính sách quản lý cắt giảm tiêu thụ điện, nước của các trường ĐH công lập Đà Nẵng thể hiện trên các thông báo của nhà trường gởi cho thủ trưởng các đơn vị về tăng cường quản lý và thực hiện tiết kiệm điện, nước; cán bộ phòng cơ sở vật chất thường xuyên tổ chức kiểm tra cơng tác định kì trang thiết bị hệ thống sử dụng điện, nước của nhà trường như: điều hịa, cơng tắc điện. Vấn đề cắt giảm tiêu thụ điện, nước tại các trường ĐH tư thục chưa được nhà trường quan tâm và kiểm sốt các chính sách khơng được ban hành. 0,068 0,049 0,274 0,029 0,092 0,026 0,065 - 0,050 0,100 0,150 0,200 0,250 0,300 ĐH Bách Khoa ĐH Sư Phạm ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật ĐH Ngoại Ngữ ĐH Kiến Trúc ĐH Đông Á ĐH Kinh Tế

Bình quân lượng phát thải (tCO2) theo từng giảng viên, sinh viên

Về chính sách quản lý cắt giảm giấy văn phịng của các trường ĐH cơng lập và ĐH tư thục hiện nay giống nhau ở quy định về khoán định mức đối với văn phòng phẩm để các đơn vị tự giác tiết kiệm thay vì bao cấp theo nhu cầu, như vậy mỗi đơn vị sẽ chịu trách nhiệm chi tiêu tại văn phịng từ đó sẽ có kế hoạch cụ thể tự giác tiết kiệm giảm chi phí cho những văn phịng phẩm ít sử dụng và để phục vụ cho các nhu cầu cần thiết khác của đơn vị.

Chính sách quản lý cắt giảm chất thải tại các trường ĐH công lập và ĐH tư thục được giao cho bộ phận nhân viên vệ sinh có trách nhiệm vệ sinh, phân loại rác thải tại nguồn giúp giảm lượng rác phát sinh ra bên ngồi. Đi kèm với chính sách cắt giảm chất thải là các chính sách nâng cao nhận thức của cán bộ giảng viên, sinh viên các trường ĐH công lập và ĐH tư thục. Riêng trường ĐH cơng lập có nhiều chính sách nâng cao nhận thức tập trung vào chương trình truyền thơng của trường và một số trường đã chú ý khốn các hoạt động truyền thơng về cho khoa tổ chức như: giảm thiểu rác thải nhựa, thu gom và phân loại rác tại nguồn, chương trình đổi rác nhận quà, thiết kế ấn phẩm các banner hay sticker về tiết kiệm nước phân loại rác. Ngoài ra cịn có chính sách khuyến khích sinh viên sử dụng hệ thống giao thông công cộng (xe bus), chính sách khen thưởng, trao giấy chứng nhận, giấy khen cho những sinh viên tham gia tích cực. Từ đó, số lượng sinh viên tham gia ngày một đơng, thực hiện cắt giảm góp phần tun truyền giúp giảm phát sinh rác thải, tiết kiệm năng lượng trong nhà trường, đẩy mạnh các hoạt động giáo dục môi trường gắn liền với phong trào xây dựng trường đại học thân thiện, bền vững.

Bảng 3.8 Chính sách cắt giảm, nâng cao nhận thức các nguồn phát thải của các trường

ĐH tại thành phố Đà Nẵng

Tên trường ĐH Chính sách cắt giảm, nâng cao nhận thức các nguồn phát thải

ĐH Sư Phạm

- Văn bản thông báo của Hiệu trưởng gởi cho thủ trưởng các đơn vị yêu cầu nghiêm túc thực hiện các biện pháp quản lý tiết kiệm điện nước trong thời tiết nắng nóng. - Chính sách quy định về khoán định mức đối với văn phòng phẩm để các đơn vị tự giác tiết kiệm

- Tuyên truyền bằng các banner, sticker về tiết kiệm nước, phân loại rác tại nguồn.

- Đoàn trường tổ chức các hoạt động: ngày hội sinh viên chung tay giảm thiểu rác thải nhựa, phân loại rác, thu gom vỏ chai nhựa tại kí túc xá tại trường.

ĐH Bách Khoa

- Văn bản thông báo tăng cường quản lý và thực hiện tiết kiệm điện, nước

- Chính sách quy định về khoán định mức đối với văn phòng phẩm để các đơn vị tự giác tiết kiệm

- Tuyên truyền bằng các banner, sticker về tiết kiệm nước, phân loại rác tại nguồn.

- Đoàn trường tổ chức các hoạt động: đổi giấy lấy cây đổi nhựa lấy quà trong trường.

- Khuyến khích sinh viên đi xe bus.

ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật

- Chính sách quy định về khoán định mức đối với văn phòng phẩm để các đơn vị tự giác tiết kiệm.

- Tuyên truyền bằng các banner, sticker về tiết kiệm nước, phân loại rác tại nguồn.

- Đoàn trường tổ chức các hoạt động: tái chế rác nhựa.

ĐH Ngoại Ngữ

- Chính sách quy định về khoán định mức đối với văn phòng phẩm để các đơn vị tự giác tiết kiệm.

- Tuyên truyền bằng các banner, sticker về tiết kiệm nước, phân loại rác tại nguồn.

- Khuyến khích sinh viên đi xe bus.

ĐH Kinh Tế

- Chính sách quy định về khoán định mức đối với văn phòng phẩm để các đơn vị tự giác tiết kiệm

- Tuyên truyền bằng các banner, sticker về tiết kiệm nước, phân loại rác tại nguồn.

- Đoàn trường tổ chức các hoạt động: đổi chai nhựa để được giảm giá khi mua chai thủy tinh, chương trình đổi giấy lấy cây đổi nhựa lấy quà.

- Khuyến khích sinh viên đi xe bus. ĐH Đông Á (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tuyên truyền bằng các banner, sticker được thiết kế riêng về tiết kiệm nước được dán trong nhà vệ sinh; phân loại rác tại nguồn được dán tại các bảng thông báo của trường. ĐH Kiến Trúc

- Tuyên truyền bằng các banner, sticker được thiết kế riêng về tiết kiệm nước được dán trong nhà vệ sinh; phân loại rác tại nguồn được dán tại các bảng thông báo của trường.

Nhìn chung, hiện trạng quản lý phát thải của tất cả các trường ĐH hiện nay còn nhiều bất cập trong đó, các chính sách đề ra cịn hạn hẹp, khơng có giám sát và kiểm đếm để lượng hóa cụ thể và có chiến lược cắt giảm theo từng năm, có nguồn nhân lực và tài chính khơng đáp ứng và các chương trình truyền thơng được tổ chức ngắn hạn không đảm bảo yêu cầu và số lượng sinh viên tham gia ít. Bên cạnh các hạn chế trên,

các trường Đại học đang dần quan tâm đến việc đầu tư thay thế các thiết bị tự động tiết kiệm năng lượng, tận dụng không gian ánh sáng, gió tuy chỉ mang tính cục bộ ở một số khu vực nhà mới xây dựng. Còn các khu nhà cũ vẫn sử dụng hệ thống thiết bị thô sơ.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng phát thải khí nhà kính của các trường đại học tại thành phố Đà Nẵng (Trang 37 - 40)