a) Thu phí nước thải
- Thực hiện thu phí XLNT để tạo nguồn thu cho ngân sách, thu hồi dần vốn đầu tƣ vào hệ thống xử lý. Để phí BVMT đối với nƣớc thải thực sự phát huy đƣợc hết vai trò là một công cụ kinh tế quan trọng trong quản lý và BVMT cần phải:
+ Đào tạo các cán bộ có chuyên môn về công tác thu phí. Đối với nƣớc thải công nghiệp, cần phải chủ động triển khai thu phí thông qua hoạt động kiểm tra, đôn đốc, vận động các cơ sở công nghiệp kê khai và nộp phí. Các khu/ cụm công nghiệp bắt buộc phải có hệ thống XLNT.
+ Thu phí nƣớc thải phải đƣợc áp dụng với các hộ dân đƣợc cấp nƣớc và các doanh nghiệp xả nƣớc thải theo nguyên tắc ngƣời sử dụng và ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền.
b) Thanh tra, kiểm tra
- Hoàn tất việc đăng kí, cấp phép đối với các công trình, các cơ sở khai thác tài nguyên nƣớc đã có để đƣa vào quản lý theo quy định. Thực hiện rà soát, kiểm tra thƣờng xuyên, phát hiện các tổ chức, cá nhân khai thác nƣớc mặt mà chƣa có giấy phép hoặc chƣa đăng kí. Định kỳ lập danh sách các tổ chức, cá nhân chƣa có giấy phép, thông báo và công bố trên các phƣơng tiện thông tin.
- Xây dựng và thực hiện chƣơng trình thanh tra, kiểm tra hằng năm, kết hợp với công tác kiểm tra đột xuất, chú trọng đối với các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng nƣớc lớn.
- Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, gia tăng kiểm soát ô nhiễm đối với các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. Thƣờng xuyên kiểm tra định kỳ nƣớc thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm và tình trạng vận hành các hệ thống XLNT để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm pháp luật. Cần triển khai côn tác lấy mẫu nƣớc định kỳ và phân tích các chỉ tiêu đánh giá CLN.
c) Xử lý vi phạm
- Tăng cƣờng kiểm tra xử lý triệt để, nghiêm minh những đơn vị có hoạt động sản xuất gây ô nhiễm; thực hiện những biện pháp chế tài và xử phạt nghiêm
đối với những cơ sở, cá nhân gây ô nhiễm môi trƣờng, buộc các cơ sở phải co các biện pháp xử lý ô nhiễm.
- Bên cạnh đó, cần đƣa ra những biện pháp cứng rắn khác để buộc các cơ sở sản xuất phải xử lý hậu quả ô nhiễm nhƣ thu hồi giấy phép sản xuất kinh doanh, buộc đóng cửa nếu không có các biện pháp xử lý ô nhiễm.
d) Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân
- Dùng các phƣơng tiện truyền thông nhƣ đài phát thanh và truyền hình, báo chí, các trang web của các sở ban ngành thông tin rộng rãi đến mọi tầng lớp các thông tin về hiện trạng môi trƣờng, về các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt cũng nhƣ tuyên dƣơng, khen thƣởng các cơ sở xử lý tốt nƣớc thải.
- Đối với các doanh nghiệp: Tổ chức các buổi giới thiệu về công nghệ sạch, các công nghệ XLNT cũng nhƣ phổ biến các ƣu đãi khác cho doanh nghiệp khi tham gia BVMT. Ngoài ra, tổ chức các buổi gặp mặt lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của doanh nghiệp cũng nhƣ phổ biến và hƣớng dẫn doanh nghiệp thực thi các luật và chính sách môi trƣờng mới ban hành.
- Đối với cộng đồng: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trƣờng nƣớc cũng nhƣ tổ chức các cuộc thi về nghệ thuật với đề tài là môi trƣờng nƣớc và BVMT nƣớc. Xây dựng các chƣơng trình phổ biến kiến thức trong nhà trƣờng; tổ chức tham quan, ngoại khóa đến các địa điểm ô nhiễm và các địa điểm làm tốt công tác bảo vệ tài nguyên nƣớc cho các đối tƣợng khác nhau nhƣ học sinh, sinh viên, các ban ngành đoàn thể. Đƣa các nội dung môi trƣờng vào các hoạt động của Đoàn – Đội tại địa phƣơng.