Vai trò của việc xây dựng hậu phƣơng đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp

Một phần của tài liệu Xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) (Trang 60 - 64)

C ƢƠN 2: ẨY M NH XÂY DỰNG HẬU PHƢƠNG TRONG KHÁNG HIẾN HỐNG THỰ DÂN PHÁP (1946 – 1954)

2.3 Vai trò của việc xây dựng hậu phƣơng đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp

chiến chống Pháp

2.3.1 Hậu phương đã thực hiện chức năng là khâu nối liền giữa hậu phương và tiền tuyến đánh giặc

Chín năm kháng chiến bền bỉ và anh dũng, nhân dân ta đã giành được thắng lợi, buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ (7/1954) công nhận độc lập, chủ quyền thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Thắng lợi đó là nhờ quyết tâm của toàn Đảng, tồn dân. Trong đó phải kể đến q trình xây dựng hậu phương đã động viên sức người, sức của cho kháng chiến, đồng thời là nguồn cổ vũ mạnh

mẽ về chính trị tinh thần cho các lực lượng vũ trang chiến đấu trên các chiến trường. Để làm được như vậy, phải qua một quá trình vừa kháng chiến vừa kiến quốc, từng bước củng cố và phát triển hậu phương từ nhỏ yếu thành lớn mạnh. Trong q trình đó hậu phương phải thường xuyên tái tạo ra tiềm lực mới cả về vật chất và tinh thần để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến.

Công tác hậu phương được tiến hành theo đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, bảo đảm cho toàn dân và toàn quân đánh được lâu dài, càng đánh càng mạnh. Trước yêu cầu đó hậu phương tuy cịn yếu sức nhưng vẫn bảo đảm cho cuộc kháng chiến triển khai nhanh chóng trên cả nước. Hậu phương đã có sức bền bỉ, biết khai thác, động viên của cải vật chất và sức mạnh tinh thần để phục vụ kháng chiến trường kỳ, không phải dốc hết sức đánh cho được một vài trận đầu rồi kiệt sức.

Thực hiện phương châm đánh địch trên cả ba vùng chiến lược nông thôn đồng bằng, rừng núi và đô thị, ta càng làm cho thế xen kẽ trở nên phổ biến và phức tạp. Hậu phương vì thế xen lẫn với tiền tuyến, khơng có ranh giới ổn định và biến động luôn.

Ta thực hiện toàn dân kháng chiến, từ cụ già cho đến em nhỏ ai làm gì có lợi cho kháng chiến cũng là chống xâm lược. Với tinh thần đó trường học, xí nghiệp, nhà máy…đều là chiến trường. Sách, bút, cuốc, cày, gậy… đều là vũ khí. Học sinh, người cày, nhà văn, bác sĩ, kĩ sư đều là chiến sĩ…. Ở mỗi ngành, trong mỗi tổ chức kháng chiến, trong mỗi con người dù ở đâu và làm gì, đều có u cầu phải giải quyết về xây dựng hậu phương và chiến thắng kẻ thù. Nhiệm vụ xây dựng hậu phương không của riêng ai, nhưng lại được phân công phụ trách đến từng bộ phận nhỏ, thậm chí đến từng người một. Chính phương thức xây dựng hậu phương đó đã tập hợp được toàn dân, tạo nên sức mạnh ngày càng lớn, đạt hiệu quả ngày càng cao, làm cho kẻ địch không lường nổi. Lực lượng xây dựng hậu phương của ta cịn có nguồn phong phú từ bên ngoài biên giới quốc gia, ở nhiều nước trên thế giới, kể cả nước Pháp. Sự nghiệp chính nghĩa ngày càng sáng tỏ, được nhân dân thế giới đồng tình, ủng hộ thì sự cổ vũ và giúp đỡ quốc tế ngày càng mạnh mẽ, có hiệu quả. Sức mạnh từ hậu phương chuyển ra tiền tuyến để giành chiến thắng vì thế mà có

nguồn vơ tận. Trái lại với địch mặc dù đất nước họ giàu có, nhưng đây là một cuộc chiến tranh phi nghĩa, vấp phải sự chống đối của phong trào quần chúng.

Như vậy, ta có thể thấy rằng hậu phương cũng chính là tiền tuyến mà tiền tuyến cũng chính là hậu phương, chúng có mối quan hệ khăng khít khơng thể tách rời, hậu phương đã đảm nhận là khâu nối liền với tiền tuyến đánh giặc. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp để giành được thắng lợi, thì hậu phương của ta đã sản sinh ra một khối lượng vật chất và tinh thần rất lớn để cung cấp cho tiền tuyến,

Trong điều kiện ta chưa có kinh nghiệm lại thường xuyên bị bao vây đánh phá nên việc tổ chức chỉ đạo và xây dựng hậu phương không tránh khỏi những sai lầm tổn thất. Nhưng vừa chống chọi với kẻ thù, vừa xây dựng tiềm lực mọi mặt của hậu phương bảo đảm cho kháng chiến thắng lợi là một kì tích của qn và dân ta.

2.3.2 Xây dựng hậu phương là một nhân tố quan trọng làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp

Trong chiến tranh, bên nào cũng cố gắng xây dựng hậu phương của mình. Bên nào có hậu phương được tổ chức vững chắc và hùng hậu, bên đó đã nắm một trong những nhân tố quyết định thắng lợi. Chế độ tiến bộ và cuộc chiến tranh chính nghĩa cho phép động viên cao nhất, nhiều nhất sức người sức của, tạo nên hậu phương vững chắc hơn. Nước Pháp vốn bị tàn phá nặng nề trong Chiến tranh thế giới thế giới thứ hai, nhân dân Pháp thêm điêu đứng do hậu quả của cuộc chiến tranh Đông Dương, càng phản đối và lên án mạnh mẽ cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược Việt Nam. Đối với thực dân Pháp, cái họa bại vong không chỉ ở Việt Nam mà cịn ở chính ngay nước Pháp.

Nhân dân ta thắng vì ta có một hậu phương vững chắc, dựa trên chế độ dân chủ nhân dân. Sau cách mạng tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân lao động đã thực sự làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời mình. Nhân dân ta sẵn sàng hi sinh để bảo vệ, giữ gìn các truyền thống thiêng liêng ấy. Do tính chất và đặc điểm của cuộc kháng chiến theo đường lối đúng đắn và sáng tạo của Đảng, hậu phương của ta được xây dựng ở các vùng tự do, vùng tranh chấp và vùng sau lung địch. Tuy chưa dựa trên cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, nhưng hậu phương của ta cũng đủ khả

năng cung cấp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến lâu dài. Kháng chiến càng phát triển thì hậu phương càng vững mạnh.

Cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu vào lúc nhân dân ta giành được chính quyền. Mười sáu tháng vừa kháng chiến vừa tạm thời hịa hỗn ở miền Bắc chưa đủ để nhân dân ta khắc phục hậu quả và giải quyết những di sản nặng nề của đế quốc, phong kiến và chiến tranh để lại. Ta phải mở cuộc kháng chống Pháp trong khi hậu phương còn nhiều yếu kém về kinh tế, khoa học kỹ thuật. Xây dựng một hậu phương vững chắc trong điều kiện đó cần phải có thời gian lâu dài. Vì thế chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa kháng chiến vừa xây dựng do Đảng ta đề ra phản ánh quy luật tất yếu của cuộc kháng chiến.

Thực tiễn của việc xây dựng hậu phương kháng chiến cho thấy đó là q trình tạo sức mạnh, là quá trình xây dựng lực lượng kháng chiến về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Thực chất đây là xây dựng một chế độ mới – chế độ dân chủ nhân dân.

Xuất phát từ yêu cầu cuộc kháng chiến và khả năng thực tế, việc xây dựng hậu phương trong kháng chiến nhằm mục tiêu cơ bản: đủ ăn, đủ mặc, đủ vũ khí để đánh giặc, ai cũng được học hành.

Chính sách của Đảng và Nhà nước để giảm tô và tạm cấp ruộng đất của bọn thực dân phản động, tạm cấp ruộng công, ruộng vắng chủ, ruộng bỏ hoang cho nông dân đã giải quyết được vấn đề quyền làm chủ của người lao động. Ở một số vùng tự do đã tiến hành cải cách ruộng đất càng làm cho người lao động nhận rõ bản chất của chế độ mới. Thực hiện tốt chính sách ruộng đất ngay trong kháng chiến là một nhân tố có ý nghĩa quyết định để xây dựng và củng cố hậu phương. Nhờ đó tinh thần và lực lượng kháng chiến của hàng triệu nông dân được phát huy mạnh mẽ, khối liên minh cơng nơng được tăng cường, chính quyền nhân dân và mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố, sức chiến đấu của lực lượng vũ trang tăng lên, mọi mặt hoạt động của kháng chiến được đẩy mạnh.

Xây dựng hậu phương kháng chiến về mọi mặt, ngay trong quá trình kháng chiến là một chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong điều kiện so sánh lực lượng giữa ta và địch rất chêch lệch thì điều quan trọng hàng đầu làm chuyển hóa so sánh lực lượng là phải vừa chiến đấu vừa xây dựng, tích lũy lực lượng. Phải vừa tích cực tiêu diệt sinh lực địch vừa tích cực bồi dưỡng lực lượng ta.

Thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, xây dựng hậu phương vững chắc là một yếu tố cấp bách đối với từng chiến trường cũng như cả nước. Kháng chiến lâu dài phải có lực lượng tồn dân tham gia, phải có sức mạnh về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội, trong đó qn sự đóng vai trị quyết định trong việc tiêu diệt sinh lực địch tạo ra sự biến đổi so sánh lực lượng ngày càng có lợi cho ta.

Vận dụng các chủ trương của Trung ương, các liên khu ủy, tỉnh ủy đã đề ra nhiều biện pháp cụ thể trên các lĩnh vực xây dựng về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, đáp ứng ngày càng cao các yêu cầu của cuộc kháng chiến.

Xây dựng để đảm bảo cho kháng chiến thắng lợi, đồng thời kháng chiến để đảm bảo cho xây dựng thành cơng. Trong q trình lãnh đạo, xây dựng hậu phương, Đảng ta luôn nhận thức sâu sắc mối quan hệ biện chứng này, đã lãnh đạo nhân dân đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược. Giải quyết từng bước, hợp lý, khoa học cả hai nhiệm vụ chiến lược là một thành công lớn của Đảng từ Trung ương đến cơ sở. Nhờ có hậu phương vững chắc mà tiền tuyến lớn thắng to và nhờ những thắng lợi ở tiền tuyến mà hậu phương được xây dựng và củng cố vững chắc, xứng đáng là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến.

Một phần của tài liệu Xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) (Trang 60 - 64)