C ƢƠN 2: ẨY M NH XÂY DỰNG HẬU PHƢƠNG TRONG KHÁNG HIẾN HỐNG THỰ DÂN PHÁP (1946 – 1954)
2.4 Những bài học kinh nghiệm qua quá trình xây dựng hậu phƣơng trong kháng chiến chống Pháp
kháng chiến chống Pháp
Từ thực tế xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống Pháp, bước đầu có thể nêu lên mấy bài học kinh nghiệm sau:
Một là: Phải dựa chắc vào dân, tổ chức nhân dân xây dựng lực lượng mọi mặt của hậu phương kháng chiến.
Nắm vững quan điểm cách mạng là sự nghiệp cuả quần chúng, với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh, Đảng ta luôn đặt
công tác vận động tổ chức quần chúng là một trong những công tác quan trọng hàng đầu. Trong quá trình xây dựng và củng cố hậu phương, vấn đề giành dân, giữ dân giữa ta và địch diễn ra hết sức quyết liệt. Địch dùng mọi thủ đoạn mua chuộc, kết hợp với bạo lực để giành dân với ta. Vì thế việc vừa giáo dục rèn luyện nhân dân đề cao tinh thần cảnh giác, vừa tuyên truyền làm cho quần chúng thấy rõ âm mưu quỷ quyệt và hành động tàn bạo của kẻ thù, động viên nhân dân tự lực, tự cường vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn là nhiệm vụ thường xuyên của cấp ủy Đảng, chính quyền và các dồn thể quần chúng. Khơng chỉ tun truyền giáo dục, vận động quần chúng, các cấp ủy đảng và chính quyền cịn phải có những chủ trương, biện pháp đúng nhằm bồi dưỡng củng cố sức dân. Cán bộ, đảng viên từ trung ương đến cơ sở, từ vị chủ tịch nước đến người đảng viên thường phải là những tấm gương mẫu mực về tinh thần chiến đấu hy sinh, về đạo đức cần kiệm liêm chính, thường xuyên gần gũi và hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của quần chúng. Chính nhờ có đường lối chủ trương chính sách đúng, nhờ cán bộ đảng viên gương mẫu mà Đảng đã tập hợp được sức mạnh của toàn dân, huy động được sức mạnh của toàn dân phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến.
Xuất phát từ tính chất, nhiệm vụ của hậu phương trong cuộc kháng chiến toàn dân tồn diện, Đảng ta khơng ngừng chăm lo xây dựng, củng cố các đoàn thể quần chúng trong nông dân, công nhân, phụ nữ, thanh niên, đồng thời hết sức tranh thủ các nhân sĩ, trí thức thân hào yêu nước,mở rộng và củng cố mặt trận, phát huy sức mạnh to lớn của mặt trận trong cơng cuộc đồn kết tồn dân, củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Việc nghiêm chỉnh chấp hành chính sách dân tộc, chính sách tơn giáo vận của Đảng có ý nghĩa quyết định đến cơng cuộc xây dựng hậu phương, xây dựng thực lực cách mạng. Không chỉ vùng tự do mà ngay ở vùng tạm bị chiếm, đồng bào ta không phân biệt tơn giáo đều hết lịng ủng hộ, đóng góp cho kháng chiến. Nhiều làng cơng giáo trong vùng địch hậu là những làng kháng chiến kiên cường. Đồng bào các dân tộc ít người cũng hăng hái tham gia đánh giặc giữ làng, đưa con em vào dân quân du kích, gia nhập bộ đội chủ lực, đóng góp nghĩa vụ lương thực, thực phẩm, đi dân công phục vụ các
chiến dịch. Trong các chiến dịch Biên Giới, Tây Bắc, hàng nghìn địng bào H’mơng, Dao cả đời ít khi xuống núi nhưng vẫn hăng hái đi dân công. Đêm đêm trên các chặng đường hành quân kháng chiến, bên ngọn duốc của các đồn dân cơng Kinh, Tày… cịn có những ánh lửa của các bàn đèn thuốc phiện của đồng bào H’mông. Đi phục vụ kháng chiến, những dân công người H’mông ấy chưa bỏ được thói quen tập tục cũ, nhưng trong họ lại tràn đầy lịng tin vào Đảng và Bác Hồ. Đó là một trong những hình ảnh mộc mạc mà tuyệt đẹp của toàn dân kháng chiến.
Xây dựng được khối đồn kết nhất trí giữa nhân dân các dân tộc, tơn giáo từ vùng thấp đến vùng cao, từ vùng tự do đến vùng tạm chiếm, huy động được toàn dân tham gia kháng chiến, vừa xây dựng hậu phương vừa hết lòng chi viện tiền tuyến là thành công lớn nhất của Đảng ta. Nhờ sự ủng hộ tham gia đóng góp của nhân dân mà chúng ta đã có được một hậu phương vững mạnh, đủ sức đáp ứng mọi yêu cầu của kháng chiến.
Hai là: Để hồn thành thắng lợi cơng cuộc xây dựng hậu phương vững mạnh, yếu tố quyết định là phải xây dựng được đảng bộ các cấp vững mạnh.
Hiểu sâu sắc Đảng là người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến, các tỉnh ủy và liên khu ủy luôn coi công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ hàng đầu. Xây dựng các chi bộ, đảng bộ vững mạnh về chính trị tư tưởng đi đơi với việc tăng cường giáo dục đường lối chủ trương của Đảng là công tác thường xuyên của cấp bộ Đảng. Trong hoàn cảnh vừa đánh giặc vừa xây dựng hậu phương, tổ chức Đảng các cấp luôn coi trọng giáo dục cho đảng viên những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản, tính tiên phong, tính giai cấp, mục đích chiến đấu của Đảng để nâng cao lập trường, tác phong, đạo đức và khí tiết của người cộng sản.
Xây dựng Đảng về chính trị có ý nghĩa quan trọng hàng đầu để vận dụng đường lối chủ trương của trung ương vào địa phương trong mỗi giai đoạn của cuộc kháng chiến, phát huy nghĩa vụ và trách nhiệm của đảng viên trong việc thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, làm cho mỗi cán bộ đảng viên thật sự là người lãnh đạo, người lính xung kích trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và lao động sản xuất, thực sự là tấm gương cho nhân dân học tập và noi theo.
Ở các đảng bộ, chi bộ thành phần đảng viên đa số là nông dân, bao gồm nhiều dân tộc. Nhận thức rõ thực tế đó, trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng giáo dục cho đảng viên lập trường của giai cấp công nhân, ý thức đoàn kết dân tộc, phấn đấu cho lý tưởng cao cả của Đảng là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, chống mọi biểu hiện của tư tương ích kỷ, cục bộ địa phương và dân tộc hẹp hịi. Các cấp bộ đảng ln chú trọng xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn sự đồn kết nhất trí trong chi bộ, đảng bộ, giữ và phát huy mối liên hệ chặt chẽ giữa Đảng và quần chúng, dựa vào sức mạnh của quần chúng để hoàn thành mọi nhiệm vụ của hậu phương kháng chiến. Các đảng bộ đã thường xuyên gắn công tác củng cố và phát triển đảng với việc đào tạo cán bộ tại chỗ là người địa phương, của các dân tộc.
Thắng lợi của công cuộc xây dựng hậu phương gắn liền với công tác xây dựng Đảng vững mạnh.
Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng ở các vùng tự do, các vùng tranh chấp, vùng tạm chiếm còn mắc một số khuyết điểm. Có lúc có đảng bộ địa phương chạy theo số lượng, bỏ qua các nguyên tắc tổ chức, tiêu chuẩn đảng viên, phát triển đảng ồ ạt như các năm 1947, 1948 đến Trung ương phải quyết định tạm đóng cửa, dừng phát triển để củng cố. Có lúc có đảng bộ lại quá nhấn mạnh củng cố, không chú trọng phát triển những quần chúng ưu tú trong sản xuất và chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Khuyết điểm tương đối phổ biến là còn hẹp hòi, thành phần chủ nghĩa, chỉ chú ý phát triển quần chúng có thành phần xuất thân là bần cố nơng. Những sai lầm đó phần nào đã ảnh hưởng đến sức mạnh của Đảng. Mặc dù có những sai lầm, khuyết điểm, song nhìn chung Đảng là cuộc sống, là niềm tin của quần chúng, người đảng viên là những chiến sĩ dũng cảm, kiên cường và tận tụy, được quần chúng hết lịng thương u đùm bọc và kính trọng sâu sắc. Đó là yếu tố quyết định để tồn Đảng, toàn dân, toàn quân ta xây dựng được một hậu phương kháng chiến ngày càng vững mạnh.
Ba là: phải xuất phát từ thực tế đất nước, bám sát các yêu cầu cuộc kháng chiến ở mỗi giai đoạn để quyết định mục tiêu phương hướng xây dựng hậu phương
mà trước hết là xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và nền kinh tế kháng chiến.
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta tiến hành trong điều kiện nước ta vốn là một nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, lại bị kiệt quệ do chính sách vơ vét bóc lột của đế quốc Pháp và phát xít Nhật. Bốn năm đầu, cuộc kháng chiến toàn quốc của nhân dân ta diễn ra trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc. Sau chiến thắng Biên giới (10-1950), hậu phương kháng chiến được mở rộng với sự giúp đỡ, viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Sự giúp đỡ đó (chủ yếu là các mặt hàng quân sự) là to lớn và vô cùng quý báu nhưng cũng chỉ chiếm khoảng 22% tổng số vật chất mà quân đội ta sử dụng từ năm 1951 đến năm 1954.
Xuất phát từ thực tế kể trên, đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh là khoa học và sáng tạo, trong đó hậu phương có vai trị nổi bật, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá: Mọi thắng lợi của công cuộc kháng chiến đều dựa vào dựa vào sự hy sinh đóng góp của đồng bào nơi hậu phương.
Mở rộng chiến tranh xâm lược, thực dân Pháp ra sức giành giật với ta từng tấc đất, từng người dân nhất là ở những vùng có vị trí chiến lược quan trọng, nhũng nơi đông người nhiều của. Sau một năm kháng chiến, chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bị thất bại, hình thái vùng tự do và vùng tạm chiếm xuất hiện. từ yêu cầu kháng chiến, các liên khu ủy, tỉnh ủy, huyện ủy trong các vùng tự do đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp tích cực nhằm xây dựng địa bàn trở thành địa phương hậu phương kháng chiến. Xây dựng hậu phương kháng chiến trước hết là xây dựng chế độ xã hội mới vững mạnh về chính trị, có tiềm lực về qn sự và kinh tế, vừa bảo đảm cho nhu cầu tại chỗ, vừa chi viện cho tiền tuyến và làm nghĩa vụ quốc tế.
Tin tưởng và nắm vững đường lối kháng chiến của Trung ương, cấp ủy và chính quyền các cấp đã vận dụng sáng tạo đường lối đó vào hồn cảnh cụ thể của địa phương mình, từng bước đáp ứng được yêu cầu ngày càng lớn của sự nghiệp kháng chiến mà trước hết là lực lượng gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ
trang ba thứ quân. Nhờ có hậu phương vững mạnh mà bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích được xây dựng với số lượng ngày càng lớn, chất lượng ngày càng cao.
Cung cấp đủ số lượng, nuôi dưỡng, trang bị và bảo đảm chất lượng đáp ứng nhu cầu kháng chiến là một thành công lớn của công cuộc xây dựng hậu phương. Trong điều kiện tiến hành kháng chiến lâu dài nhằm lấy thời gian khắc phục những khó khăn, hạn chế thì việc bảo đảm ăn mặc, trang bị vũ khí và phục vụ cho lực lượng vũ trang là nhiệm vụ thường xuyên của hậu phương. Để đảm bảo yêu cầu: “ăn no, mặc ấm, đánh thắng” cho lực lượng vũ trang ba thứ quân, các địa phương vùng tự do đã chú trọng trước hết là sản xuất nơng nghiệp sau đó mới đến cơng nghiệp quốc phịng, thương nghiệp, thủ cơng nghiệp, giao thơng vận tại, văn hóa xã hội.
Bốn là: Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ hậu phương. Trong suốt chín năm kháng chiến, kẻ địch tìm mọi cách đánh phá, lấn chiếm thu hẹp hậu phương của ta. Âm mưu và hành động phá hoại của thực dân Pháp cực kỳ thâm độc và nham hiểm. Chúng sử dụng mọi thủ đoạn, vừa mua chuộc về vật chất, vừa khống chế đàn áp dã man, liên tiếp tổ chức các cuộc hành quân càn quét vùng tự do để mở rộng phạm vi chiếm đóng, và làm cho hậu phương của ta rối loạn, mất ổn định.
Từ thực tế trên việc kết hợp giữa hai nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng hậu phương là một trong những điều kiện để hậu phương có thể đứng vững và hoàn thành nhiệm vụ của mình. Để bảo vệ hậu phương, chúng ta đã dựa vào hệ thống các làng xã chiến đấu hợp thành các mặt trận, các phòng tuyến, phát động và tổ chức toàn dân chiến đấu bảo vệ hậu phương với nồng cốt là lực lượng vũ trang ba thứ quân. Nhiều địa phương còn chủ động tổ chức lực lượng luồn sâu vào hậu phương địch, tập kích các vị trí, căn cứ địa hậu cần của chúng, chủ động bảo vệ hậu phương từ xa đồng thời tiêu hao tiêu diệt sinh lực địch, góp phần làm đảo lộn các chiến lược chiến tranh của địch. Đối với bọn phản động phá hoại từ bên trong, chúng ta một mặt giáo dục, thuyết phục, cảm hóa, mặt khác sử dụng bộ máy chuyên chính kiên
quyết trấn áp. Tuy nhiên trong cơng tác bảo vệ hậu phương, có lúc có nơi cịn phạm khuyết điểm cả hữu khuynh và tả khuynh. Trong các cuộc ném bom hay những trận tập kích bằng lực lượng dù, địch thường gây cho hậu phương cho nhau nhiều khó khăn và tổn thất do chúng ta chưa nhiều hỏa lực phịng khơng và cũng chưa tích cực đánh trả khơng quân địch mà chủ yếu là phòng tránh.
Như vậy muốn bảo vệ vững chắc hậu phương chủ động xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, đặc biệt là phải có lực lượng tại chỗ mạnh. Phải xây dựng hậu phương toàn diện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, đồng thời phải luôn luôn đề cao cảnh giác, kiên quyết trấn áp các cuộc bảo loạn, các thủ đoạn phá hoại của địch từ bên trong, đồng thời sẵn sàng đập tan các cuộc tiến công của địch nhằm đánh phá, chiếm đóng vùng tự do của ta.
Trong sự nghiệp vĩ đại của quân và dân ta đánh thắng chiến tranh xâm lược thực dân cũ của Pháp và can thiệp của Mĩ, hậu phương chiến tranh nhân dân là một trong những nhân tố quyết định.
Đối với thực dân Pháp và can thiệp Mĩ, một trong một nguyên nhân thất bại của họ trong cuộc chiến tranh xâm lược này là đã khơng tính hết khả năng xây dựng, huy động và chi viện của hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam cho phía trước. Béc-na-phơn đã nói về thắng lợi của quân và dân ta ở Điện Biên Phủ rằng: “Trước hết và trên hết là những thắng lợi về tổ chức tiếp tế”. Bản thân Nava sau này cũng phải đau xót thú nhận: Trong lĩnh vực quân sự, bài học đầu tiên là không được đánh giá thấp những khả năng của đối phương.
Thành tựu hậu phương trong kháng chiến thể hiện tài năng lãnh đạo và tổ chức của Đảng ta đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đồng thời thể hiện lịng u nước, trí thơng minh của tồn dân và toàn quân ta trong kháng chiến chống Pháp. Điều đó càng được nhân lên khi dân tộc ta bước sang cuộc chiến đấu mới, với kẻ thù mới: đế quốc Mĩ và tay sai.