V. TRÌNH TỰ XÉT XỬ TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM
2. Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa
tụng tại phiên tòa
Thủ tục tranh tụng được quy định từ Điều 306 đến 318 BLTTHS 2015, được bắt đầu bằng việc Kiểm sát viên (KSV) đọc bản cáo trạng.
Đọc cáo trạng:
TA xét xử vụ án trên cơ sở của bản cáo trạng mà Viện kiểm sát truy tố bị can ra trước TA. Vì vậy, trước khi tiến hành xét hỏi, KSV đọc bản cáo trạng và trình bày những ý kiến bổ sung, nếu có.
Xét hỏi:
. HĐXX sẽ tự mình quyết định thứ tự xét hỏi như thế nào cho hợp lý.
• Nếu người được xét hỏi có mặt tại phiên tòa thì HĐXX và KSV không được công bố lời khai của họ trong giai đoạn điều tra trước khi họ đưa ra lời khai về những tình tiết của vụ án.
• Khi xét hỏi, HĐXX để bị cáo trình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án; người làm chứng khai báo về quan hệ giữa họ và các đương sự và những tình tiết của vụ án mà họ biết, những người khác trình bày tình tiết của vụ án có liên quan rồi sau đó mơi hỏi thêm về những điểm mà họ trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.
- Để đảm bảo cho lời khai của những người được xét hỏi khách quan, cần phải tuân thủ những quy định sau của BLTTHS:
• Đối với bị cáo và người làm chứng, nếu lời khai của người này có thể ảnh hưởng đến người kia thì phải cách ly họ, trường hợp này, bị cáo được thông báo lai nội dung chung về lời khai của bị cáo trước;
Xem xét vật chứng và xem xét tại chỗ:
Vật chứng, ảnh hoặc biên bản xác nhận vật chứng được đưa ra để xem xét tại phiên tòa. Việc xem xét phải được thực hiện theo quy định của BLTTHS. Trong khi xét hỏi, HĐXX xem xét những vật chứng có liên quan trong vụ án và xem xét tại chỗ. Tùy theo diễn biến phiên tòa mà HĐXX quyết định thực hiện việc xem xét này vào khoảng thời gian nào cho hợp lý nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án.
Trình bày hoặc công bố các tài liệu, nhận xét và báo cáo của cơ quan, tổ chức: