Tranh luận tại phiên tòa

Một phần của tài liệu BÀI THUYẾT TRÌNH LUẬT TỐ TÌNH HÌNH SỰ (Trang 30 - 34)

V. TRÌNH TỰ XÉT XỬ TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM

3. Tranh luận tại phiên tòa

Là nơi các bên tham gia tố tụng thực hiện các quyền tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

BLTTHS quy định về thủ tục tranh luận được tiến hành như sau:

- KSV trình bày lời luận tội. Trong lời luận tội của mình, KSV đề nghị kết tội bị cáo một phần hay toàn bộ cáo trạng hoặc kết luận về tội danh nhẹ hơn; nếu thấy không có căn cứ để kết tội thì rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị HĐXX tuyên bố bị cáo vô tội. Trong trường hợp này HĐXX yêu cầu những người tham gia tố tụng tại phiên tòa trình bày ý kiến về việc rút quyết định truy tố.

- Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại theo quy định tại Điều 155 BLTTHS 2015 thì sau khi KSV trình bày lời luận tội, người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội.

- Nếu bị cáo có người bào chữa thì người này bào chữa cho bị cáo. Nếu không có người bào chữa thì bị cáo tự mình trình bày lời bào chữa.

- Người bị hại, nguyên đơn ,bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ được trình bày ý kiến bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Đối đáp:

- Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về lời luận tội của KSV và đưa ra đề nghị của mình;

- Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác. CTPT không được hạn chế thời gian tranh luận và tạo điều kiện cho người tham gia trình bày ý kiến. CTPT có quyền đề nghị KSV phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án.

Bị cáo nói lời sau cùng:

Một phần của tài liệu BÀI THUYẾT TRÌNH LUẬT TỐ TÌNH HÌNH SỰ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(40 trang)