Chính phủ: là cơ quan hành chính cao nhất của Việt Nam, thực hiện quyền thi hành pháp luật.

Một phần của tài liệu bài thu hoạch cá nhân – luật kinh doanh (Trang 25 - 26)

hành pháp luật.

- Thủ tướng (hiện tại là ông Nguyễn Xuân Phúc) là người đứng đầu và lãnh đạo điều hành các hoạt động của Chính phủ.

- Thủ tướng có các quyền hạn như lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật, đề nghị Quốc hội bổ nhiệm các Bộ và các cơ quan ngang Bộ, lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia.

- Phó thủ tướng có nhiệm vụ giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về nhiệm vụ được phân công

- Ủy ban nhân dân ở cấp địa phương là do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu và là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân đó. Ủy ban có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ với nhiệm vụ: lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lí nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức, thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

- Dưới Bộ là các cơ quan chuyên môn cho các ngành nghề thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (không phải là cơ quan hành chính Nhà nước) là các Sở như

- 26 -

Sở Tư pháp, Sở Tài chính,...Sở có nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động và thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về ngành nghề đó tại địa phương.

- Dưới Sở là các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (không phải là cơ quan hành chính Nhà nước) là các Phòng như Phòng Giáo dục đào tạo, Phòng y tế,...

Một phần của tài liệu bài thu hoạch cá nhân – luật kinh doanh (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)