KINH DOANH VỚI CÁC QUYỀN, LUẬT LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu bài thu hoạch cá nhân – luật kinh doanh (Trang 27 - 29)

Dựa trên những phần đã đề cập ở trên, có thể thấy quyền tự do kinh doanh đã hiện hữu trong nhiều Luật, Bộ luật và cả Hiến pháp.

Quyền tự do trong kinh doanh là một trong những quyền cơ bản và tối thiểu nhất của mỗi người, mỗi công dân vì đó là một trong những công cụ giúp họ có thể tham gia vào việc xây dựng kinh tế riêng cho bản thân, gia đình và đóng góp vào nền kinh tế chung của cả nước, thậm chí là của cả thế giới. Bởi vì mỗi người là một tế bào của xã hội, mỗi hành động, việc làm của họ đều có thể tác động đến nhịp độ vận hành chung của xã hội theo từng cấp độ quy mô. Và kinh doanh là một trong những kênh có thể giúp họ tạo lập nên nguồn vốn, thu nhập cho chính bản thân mình nhằm đáp ứng những nhu cầu chi tiêu của bản thân và gia đình, tham gia đóng góp xây dựng nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Bên cạnh đó, còn có thể giảm thiểu những gánh nặng của đất nước khi phải chi trả những khoản trợ cấp xã hội.

Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia thì quyền tự do trong kinh doanh sẽ có những giới hạn nhất định. Tại Việt Nam, quyền tự do kinh doanh được định nghĩa là quyền mà công dân có thể kinh doanh bất kì loại hình nào mà mình muốn, trừ những loại hình hoặc mặt hàng bị nhà nước cấm. Tùy theo từng giai đoạn, từng thời kì mà những loại hình kinh doanh này có thể điều chỉnh. Mỗi quốc gia sẽ có những quy định khác nhau về những loại hình hoặc mặt hàng kinh doanh bị cấm. Có thể lấy ví dụ về những tranh cãi gần đây về việc có nên hợp pháp hóa “phố đèn đỏ” hay không. Có thể dễ dàng nhận thấy việc hợp pháp hóa mại dâm không còn là điều gì quá mới mẻ với nhiều nước phương Tây nhưng ở ngay tại những nước phương Đông, và cụ thể là Việt Nam thì đây còn là điều khó có thể dễ dàng chấp nhận được. Mặc dù nếu hợp pháp hóa thì vẫn có những phương án có thể đưa vào vận hành một cách an toàn và triệt để. Tuy nhiên, đi cùng với nó hàng là loạt những mặt tiêu cực, những việc làm, hành vi phạm pháp, gây mất trật tự an toàn xã hội có thể nảy sinh ra. Mặt khác, với nền văn hóa và tư tưởng của phương Đông thì việc hợp thức hóa loại hình kinh doanh này rõ ràng là không phù hợp và thậm chí đi ngược lại những quan điểm trước đó. Mặc dù khi thế giới ngày càng phát triển, các nền văn hóa giao thoa với nhau nhiều hơn, mọi người được tiếp cận nhiều nền văn hóa mới nhưng có những quan điểm cốt lõi, giá trị cốt lõi của mỗi nền văn hóa vẫn thứ bền vững là và khó bị xói mòn qua năm tháng, vì nó làm cho mỗi cá thể tạo nên sự khác biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa, những quốc gia dần trở nên đa văn hóa thì những giá trị cốt lõi vẫn còn đó, mọi người có thể hòa nhập nhưng sẽ không thể dễ dàng hòa tan được. Chính vì những lí do đó nên tại Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch (diễn ra tại Hội An ngày 9/8/2020), Thủ tướng Chính

- 28 -

phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh rằng: Việt Nam sẽ không có phố đèn đỏ; “Chúng ta không phát triển theo hướng đó” Điều . này đã một lần nữa khẳng định những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nước Cộng hòa Xãhội chủ nghĩa Việt Nam luôn được tôn trọng và duy trì cho đến ngày nay. Như vậy có thể thấy, Việt Nam cũng hòa vào nhịp động phát triển của nhiều quốc gia khác khi vẫn có thể giữ vững những quan điểm, nền văn hóa, tư tưởng của riêng mình – những nét khác biệt khiến cho Việt Nam ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên trường quốc tế. Mặc dù có những sai lầm trong quá trình xây dựng đất nước nhưng Việt Nam vẫn có thể nhận ra và chỉnh sửa thì mới có thể có được vị trí ngày hôm nay. Chính vì vậy, Việt Nam luôn thể hiện rõ mong muốn nhanh chóng phát triển nền kinh tế nhưng không phải là bằng mọi giá, mà còn phải thích hợp với tình hình, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh đó, theo điều 33 Hiến pháp 2013: “Mọi người quyền tự do kinh doanh”, đã đánh dấu một bước ngoặt mới về mặt nhận thức. Nếu như trước đây chỉ có công dân Việt Nam mới có quyền này thì nay nó đã được mở rộng cho tất cả mọi người. Điều này đã dẫn đến những điểm mới về quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài trong lĩnh vực kinh tế. Cụ thể:

- Theo khoản 1 và khoản 2, Điều 32 Hiến pháp 2013 đã mở rộng chủ thể được hưởng quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. Nếu trước đây chỉ có công dân Việt Nam mới có quyền sở hữu thu nhập hợp pháp và các tài sản phát sinh từ hoạt động kinh doanh thì nay mọi ngườiđều có quyền này.

- Song hành với quyền thì người nước ngoài cũng có nghĩa vụ tương xứng đối với Nhà nước. Theo điều 47, Hiến pháp 2013 thì người nước ngoài cũng phải có nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước như những công dân Việt Nam. Như vậy, có thể thấy Việt Nam đã thừa nhận sự đóng góp của người nước ngoài trong lĩnh vực kinh tế nên đã có những điều luật cụ thể nhằm đảm bảo cho họ những khả năng phát triển các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam.

Lời kết:Dựa vào những điểm mở rộng trong quyền tự do trong kinh doanh, có thể nhận thấy Việt Nam đã và đang làm rất tốt công việc tạo dựng, duy trì và phát triển một nền kinh tế bền vững; thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng như những người nước ngoài tham gia vào nền kinh tế của quốc gia. Song hành với những “mở cửa” dành cho người nước ngoài là chính sách đối nội, đối ngoại đúng đắn đã khẳng định vị thế ngày càng vững mạnh trên trường quốc tế. Điều này đã được ghi nhận rõ vào năm 2019 khi Việt Nam đã trúng cử vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, với số phiếu gần như tuyệt đối (192/193 phiếu); và cũng là nơi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Triều Tiên – Hoa Kỳ. Đó chỉ là 2 trong số rất nhiều sự kiện thể hiện được vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế.Một lần nữa, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước đã và đang làm rất tốt mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ và văn minh.

- 29 -

Một phần của tài liệu bài thu hoạch cá nhân – luật kinh doanh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)