Mạch dao động đa hài sử dụng IC LM555

Một phần của tài liệu THIẾT kế và mô PHỎNG MẠCH điều KHIỂN PID tốc độ ĐỘNG cơ DC (Trang 28 - 30)

Đây là mạch tạo xung mà không cần bất cứ sự kích hoạt từ các tín hiệu khác.

Hình 11. Sơ đồ chân IC LM555

Tụ điện 0.01uF được kết nối với chân VC( chân cực điện áp điều khiển) thực ra không cần sử dụng. Tụ điện này sử dụng nhằm để tránh các vấn đề nhiễu có thể phát sinh trong mạch nếu chân đó bị hở.

Mạch trên có thể được sử dụng để tạo ra sóng vuông, trong đó thời gian cao (T1) và thời gian thấp (T2) có thể được tính toán. Sóng đầu ra thu được từ chân 3 được hiển thị với các dấu hiệu sau:

Hình 12. Sơ đồ tín hiệu xung của IC LM555

Trục thời gian T được đo bằng giây và trục điện áp được đo bằng Vôn. Các mức thời gian có thể được tính bằng cách sử dụng các giá trị của các thành phần R1, R2 và C được hiển thị trên sơ đồ mạch trên.

Ta có các công thức tính như sau:

Tham số Công thức Đơn vị

Thời gian cao nhất (T2) 0,693 × 𝑅2× 𝐶 s Khoảng thời gian (T) 0,693 × (𝑅1+ 2𝑅2) × 𝐶 s

Tần số (F) 1,44 (𝑅1+ 2𝑅2) × 𝐶 Hz Chu kỳ xung 𝑇1 𝑇 × 100 %

Bảng 1. Công thức tính thời gian thấp nhất, thời gian cao nhất, chu kì xung của xung vuông từ IC555

Ta có các lưu ý khi tính toán như sau: - Chu kì T và tần số F tỉ lệ nghịch - Tăng C sẽ làm giảm tần số F

- Tăng R1 sẽ tăng thời gian cao T1 nhưng sẽ không làm thay đổi thời gian thấp T2 - Tăng R2 sẽ tăng thời gian cao T1 và cũng tăng thời gian thấp T2

- Vì vậy, luôn đặt T2 rồi mới đặt T1

- Tăng T2 sẽ làm giảm chu kì xung ⇒ tần số F tăng

Một phần của tài liệu THIẾT kế và mô PHỎNG MẠCH điều KHIỂN PID tốc độ ĐỘNG cơ DC (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)