IC LM331 được kết nối thành bộ biến đổi tần số thành điện áp để chuyển đổi tần số đầu vào thành điện áp tỷ lệ tuyến tính với tần số đầu vào.
Việc chuyển đổi tần số thành điện áp thông qua phân biệt tần số đầu vào bằng cách sử dụng tụ điện C3 và điện trở R7, ngõ ra được đưa đến chân 6 của IC.
Mạch so sánh xung âm của chuỗi xung ngõ ra ở chân 6 kích hoạt mạch hẹn giờ. Bất cứ lúc nào có dòng điện chạy ra khỏi chân 6 sẽ tỷ lệ thuận với tần số và giá trị đầu vào của các thành phần thời gian (R1 và C1).
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ CỤ THỂ MẠCH ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ DC
❖ Sơ đồ khối tổng quát của mạch điều khiển tốc độ động cơ DC
Hình 24. Sơ đồ khối tổng quát mạch điều khiển tốc độ động cơ DC
Như ta đã biết, điều khiển động cơ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, tự động hóa... Vì vậy, ta có thể thấy được tầm quan trọng về ứng dụng của nó trong thực tiễn, như vậy về tổng thể để thiết kế mạch điều khiển tốc độ động cơ ta cần 6 khối chính:
Khối nguồn: làm nhiệm vụ cung cấp tín hiệu điện áp cho mạch hoạt động đồng thời so sánh với tín hiệu điện áp hồi tiếp về từ khối encoder để đưa vào mạch PID.
Khối PID: có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ khối nguồn tiến hành tích phân, vi phân giá trị, để đưa ra tín hiệu tương tự cung cấp cho khâu so sánh của khối PWM.
Khối PWM: có nhiệm vụ tạo xung tam giác và đem so sánh với tín hiệu tương tự của PID đưa vào để tạo ra xung vuông có độ rộng xung thay đổi được.
Khối công suất: sau khi nhân được tín hiệu của khối PWM khối công suất có công dụng khuếch đại tín hiệu để cấp cho động cơ hoạt động.
Khối động cơ: có công dụng chuyển đổi tín hiệu từ khối công suất thành cơ năng (tốc độ vòng quay)
Khối encoder: có nhiệm vụ đếm tốc độ quay của động cơ để chuyển sang tín hiệu tần số.
Khối F_V: vì khối nguồn là tín hiệu điện áp nên ta cần khối F_V để chuyển miền tần số sang điện áp để có thể so sánh với tín hiệu ở khối nguồn.