Phân tích tương quan

Một phần của tài liệu báo cáo công trình nghiên cứu khoa học sinh viên đề tài mối quan hệ giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận và ý kiến kiểm toán của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 53 - 55)

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Phân tích tương quan

Phân tích tương quan là thước đo độ lớn của các mối liên hệ giữa các biến định lượng trong nghiên cứu. Thông qua thước đo này người nghiên cứu có thể xác định mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập, biến phụ thuộc với nhau trong nghiên cứu. Nếu hệ số tương quan khác 0 chứng tỏ các khái niệm nghiên cứu có mối liên hệ thực sự, hệ số tương quan dương phản ánh mối quan hệ cùng chiều và tương quan âm phản ánh mối quan hệ ngược chiều.

Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy Biến phụ thuộc Ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần liên quan tới vấn đề trích lập dự phòng (AOit) có mối quan hệ tương quan cùng chiều với biến độc lập TLEit - Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của năm 2014 và biến LAOit-1 - biến giả Ý kiến kiểm toán năm 2013 của công ty với hệ số tương quan lần lượt là 0.265 và 0.241 tại mức ý nghĩa 5%.

Bảng 4.3 Kết quả phân tích quan hệ tương quan giữa các biến nghiên cứu

Aoit DA BIGit ROAit TURNit INVRECit TLEit ARGALit AGEit LAOit-1 LLOSSit-1

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS

Bên cạnh mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập còn có sự tương quan giữa các biến độc lập với nhau.

Tại mức ý nghĩa 1%: DA và ARGAL có tương quan cùng chiều; ROA và INVREC, ARGAL, LLOSS có tương quan ngược chiều; TURN có tương quan ngược chiều với ARGAL; INVREC có tương quan ngược chiều với TLE và tương quan cùng chiều với ARGAL; TLE có tương quan ngược chiều với ARGAL; AGE có tương quan ngược chiều với LLOSS.

Tại mức ý nghĩa 5%: TURN có quan hệ cùng chiều với AGE và ngược chiều với LLOSS; LAO có quan hệ tương quan cùng chiều với LLOSS.

4.3 Kiểm định đa cộng tuyến

Trong mô hình được xây dựng, một số biến có tương quan với nhau, do đó để chắc chắn mô hình được xây dựng không có hiện tượng đa cộng tuyến, nhóm tác giả tiến hành kiểm định đa cộng tuyến của mô hình

Model DA LAOit-1 LLOSSit-1 ROAit BIGit TURNit INVRECit TLEit ARGALit AGEit Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS

Các giá trị VIF đều nhỏ hơn 10 cho thấy không tồn tại đa cộng tuyến giữa các biến độc lập với nhau (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Một phần của tài liệu báo cáo công trình nghiên cứu khoa học sinh viên đề tài mối quan hệ giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận và ý kiến kiểm toán của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w