Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu báo cáo công trình nghiên cứu khoa học sinh viên đề tài mối quan hệ giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận và ý kiến kiểm toán của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 61 - 72)

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu trả lời hai câu hỏi nghiên cứu đưa ra ở chương I Thứ nhất, ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần và hành vi điều chỉnh lợi nhuận có mối quan hệ với nhau hay không?

Dựa vào giá trị p- value nhóm nghiên cứu kết luận rằng sự thay đổi của các khoản dồn tích có thể điều chỉnh – giá trị đo lường mức độ điều chỉnh lợi nhuận không làm ảnh hưởng sự thay đổi biến ý kiến kiểm toán vì lý do trích lập dự phòng. Có nghĩa rằng ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần vì lý do trích lập dự phòng không có mối quan hệ với hành vi điều chỉnh lợi nhuận.

Đây cũng là kết quả nhận được từ những bài nghiên cứu của một số nước trên thế giới như dưới đây:

Herbohn and Ragunathan (2008) sử dụng mẫu của danh sách các công ty trên sở giao dịch chứng khoán Australia trong giai đoạn 1999-2003 đã chứng minh bằng tài liệu mối quan hệ ngược chiều giữa ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần mà xuất phát từ vấn đề hoạt động liên tục của các công ty rủi ro vì khủng hoảng tài chính và pháp lý kiểm toán.

Tsipouridou và Spathis (2014) tìm ra rằng ý kiến kiểm toán không liên quan đến điều chỉnh lợi nhuận và đặc điểm tài chính của khách hàng, như lợi nhuận và quy mô là yếu tố quyết định cho quyết định ra ý kiến kiểm toán liên quan tới. Ngoài ra, quyết định của kiểm toán viên về việc phát hành ý kiến không chấp nhận toàn phần vì lý do khác được giải thích bởi loại ý kiến kiểm toán phát hành trong năm trước.

Theo đó kết quả bài nghiên cứu của Bradshaw, Richardson, và Sloan (2001) cũng nhận được kết quả như vậy khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong các công ty trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. Họ kết luận rằng kiểm toán viên có thể hiểu được rằng các khoản dồn tích tăng lên thường tạo ra sự liên quan chặt chẽ hơn về việc lợi nhuận tương lai bị giảm và vi phạm GAAP. Nhưng họ không bắt buộc phải cung cấp những thông tin này cho các nhà đầu tư thông qua ý kiểm toán của họ.

Tuy nhiên cũng có một vài bài nghiên cứu cho kết quả nghiên cứu khác hẳn với kết quả bài nghiên cứu của nhóm nghiên cứu:

Bartoz cùng cộng sự (2001), mối quan hệ cùng chiều đáng kể tồn tại giữa giá trị tuyệt đối của các khoản dồn tích có thể điều chỉnh và khả năng nhận được ý kiến

Page 52

kiểm toán không chấp nhận toàn phần. Bên cạnh đó họ còn kết luận rằng tần suất của

ýkiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần không cao ở các công ty có các khoản dồn tích lớn. Nhóm tác giả tìm ra rằng kiểm toán không thông báo với nhà đầu tư về sự gia tăng tác động của việc suy giảm thu nhập tương lai và việc vi phạm GAAP thường liên quan đến mức dồn tích cao. Nguyên nhân chính là khả năng sinh lợi không nằm trong phạm vi của kiểm toán viên. Nói cách khác, kiểm toán viên có thể hiểu sự gia tăng dồn tích trong một kỳ đưa đến một khả năng cao hơn cho sự suy giảm lợi nhuận tương lai và vi phạm GAAP trong kỳ khác, nhưng họ không bắt buộc phải chia sẻ thông tin này cho nhà đầu tư thông qua ý kiến kiểm toán.

Arnedo cùng cộng sự (2008) tìm ra một mối quan hệ ngược chiều giữa ý kiến kiểm toán liên quan tới vấn đề hoạt động liên tục và điều chỉnh lợi nhuận, bắt nguồn từ các báo cáo bao gồm sự không chắc chắn về khả năng công ty tiếp tục hoạt động liên tục. Với nhóm công ty có ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần vì lý do ngoài hoạt động liên tục thì mối quan hệ này lại cùng chiều.

Butler cùng cộng sự (2004) kết luận rằng kiểm toán viên ít khả năng phát hành ý kiến không chấp nhận toàn phần vì lý do điều chỉnh lợi nhuận. Dựa vào hơn 7000 ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần của các công ty ở Mỹ từ năm

1994-1999, họ khám phá ra mối quan hệ giữa các khoản dự phòng bất thường và

loại ý kiến kiểm toán. Họ tìm ra mối quan hệ cùng chiều giữa ý kiến không chấp nhận toàn phần và dồn tích bất thường, trong trường hợp các khoản dồn tích được đo lường trong thời hạn nhất định. Bằng việc thay đổi biến phụ thuộc từ mức độ xác thực của các khoản dồn tích bất thường thực tế, họ tìm hiểu được là có mối quan hệ ngược chiều giữa ý kiến không chấp nhận toàn phần và các khoản dồn tích. Nói chung, họ kết luận rằng không có bằng chứng về việc kiểm toán viên sử dụng báo cáo kiểm toán để thông báo cho người dùng báo cáo tài chính về việc điều chỉnh lợi nhuận quá mức hay hệ quả của mức độ dồn tích cao.

Điều này có thể được giải thích bởi IAS 240 Khi thực hiện kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán quốc tế, kiểm toán viên chịu trách nhiệm đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, không còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn Do những hạn chế vốn có của kiểm toán, nên có rủi ro không thể tránh khỏi là một số sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính sẽ không được phát hiện, kể cả khi cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện theo các chuẩn mực kiểm toán quốc tế.

Maureen McNichols và G. Peter Wilson (2014) cho rằng trích lập dự phòng là một

công cụ để điều chỉnh lợi nhuận giảm, bên cạnh đó là việc trích lập dự phòng trở thành vấn đề được đề cập khá lớn trong các báo cáo kiểm toán cũng như tình hình sử dụng trích lập dự phòng tại Việt Nam đã khiến nhóm nghiên cứu hình thành giả thiết

Page 53

để phân chia ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần thành hai loại là liên quan tới trích lập dự phòng và không liên quan tới trích lập dự phòng.

Nhóm nghiên cứu đã giả thiết cho rằng có mối quan hệ giữa việc điều chỉnh lợi nhuận và việc ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần vì lý do trích lập dự phòng. Tuy nhiên kết quả đã bác bỏ giả thuyết này. Như vậy tại Việt Nam các công ty sử dụng các khoản dồn tích có thể điều chỉnh cao sẽ không thể chắc chắn rằng những báo cáo kiểm toán sẽ liên quan đến vấn đề trích lập dự phòng.

Tuy nhiên kết quả của nhóm nghiên cứu lại chứng minh rằng biến độc lập DA-Biến dồn tích có thể điều chỉnh không có mối quan hệ trong việc tác động lên khả năng nhận được ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần vì lý do trích lập dự phòng. Theo nhóm nghiên cứu điều này có thể giải thích rằng bởi điều kiện nghiên cứu của nhóm tác giả trên là ở Mỹ, nơi có hệ thống kế toán khá khác biệt so với Việt Nam nên những kết quả nghiên cứu của họ chỉ mang tính tham khảo và căn cứ lý thuyết mà thôi. Bên cạnh đó thời điểm nghiên cứu của nhóm là năm 2014 thời gian tồn tại nhiều biến động kinh tế thế giới và các chính sách của Chính phủ Việt Nam tác động không nhỏ lên tình hình hoạt động của các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam. Ban giám đốc dường như sử dụng những phương thức điều chỉnh

khác để đạtđược mức lợi nhuận mong muốn chứ không sử dụng các khoản trích

lập dự phòng nữa bởi các chuẩn mực, quy định đã chặt chẽ hơn và có ảnh hưởng hơn tới tình hình trích lập của các doanh nghiệp.

Cũng bởi vậy kết quả này cũng chứng minh rằng hiện tại Việt Nam các khoản dồn tích có thể điều chỉnh cũng như trích lập dự phòng chưa chắc là công cụ nhận diện điều chỉnh lợi nhuận để đưa ra ý kiến kiểm toán không châp nhận toàn phần.

Thhai, mối quan hệ của ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần và các biến có ý nghĩa thống kê trong mô hình

Từ kết quả kiểm định, những công ty được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán thuộc Big 4 sẽ có khả năng nhận được ý kiến kiểm toán về vấn đề trích lập dự phòng cao hơn so với các công ty khác. Điều này có thể kết luận rằng các KTV thuộc Big 4 dường như khá quan tâm tới khoản trích lập dự phòng của công ty khách hàng. Họ đã đưa ra ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần sau khi trải qua quy trình kiểm toán để nhận diện ra các vấn đề có thể vi phạm các chuẩn mực chung. Họ cũng phải thảo luận với khách hàng về những vấn đề này trước khi cho phát hành ý kiến kiểm toán. Như vậy các khoản trích lập dự phòng là khoản mục mà cho ban giám đốc và KTV đáng quan tâm.

Mô hình nghiên cứu cho kết quả rằng biến TLE - hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu có mối quan hệ tương quan cùng chiều với sự phát hành ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần vì lý do trích lập dự phòng. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu chính là bằng

Page 54

chứng của việc sử dụng đòn bẩy của ban giám đốc. Việc sử dụng đòn bẩy sẽ làm lợi nhuận sau thuế được cao hơn so với thực tế khi công ty đã vượt qua mức hòa vốn. Việc sử dụng đòn bẩy sẽ khiến công ty được lợi từ lá chắn thuế. Công ty có xu hướng nhận được ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần khi cơ cấu nợ quá cao. Việc này được giải thích bởi công ty có cơ cấu nợ cao thì sẽ gia tăng rủi ro vỡ nợ nên các KTV sẽ chú ý để xem xét về khả năng thanh khoản đặc biệt là các khoản phải thu. Các khoản trích lập dự phòng đã cho thấy khả năng thu hồi nợ của công ty cao hay thấp. Khả năng thu hồi nợ sẽ ảnh hưởng tới tài sản và hiệu quả kinh doanh của công ty. Số vốn hoạt động sẽ chủ yếu thu được từ nợ vay và huy động vốn phổ thông và nguồn vốn giữ lại. Như vậy việc nhận ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần bị ảnh hưởng một phần bởi việc sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty. Mặc dù ảnh hưởng này không lớn nhưng đây là dấu hiệu để KTV lưu ý khi đánh giá rủi ro của công ty.

5.2. Hạn chế của bài nghiên cứu

Mặc dù bài nghiên cứu của nhóm tác giả đã có những đóng góp về mặt khoa học cũng như đóng góp về mặt thực tế, bài nghiên cứu vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

Thứ nhất, việc phân chia ý kiến kiểm toán dựa vào trích lập dự phòng có thể gây nhầm lẫn bởi trong khoản trích lập dự phòng vì sẽ bao gồm nhiều loại trích lập như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, khoản phải thu, đầu tư tài chính, tổn thất tài sản nên việc đánh giá chỉ mang tính khái quát mà chưa có tính cụ thể.

Thứ hai, nhóm nghiên cứu chưa mở rộng mẫu để đo lường cho toàn bộ công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam. Bởi sự tác động của hành vi điều chỉnh lợi nhuận tới việc nhận được kiểm toán chấp nhận toàn phần cũng đang là vấn đề đáng quan tâm bởi một công ty nhận được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần thì chưa chắc ban giám đốc của công ty đó không có hành vi điều chỉnh lợi nhuận.

Thứ ba, sự đánh giá điều chỉnh lợi nhuận dựa vào chỉ số biến dồn tích có thể điều chỉnh chỉ mang tính ước tính số lượng và những thông số có thể tạo ra sai số nhưng những sai số này không ảnh hưởng quá nhiều đến kết quả nghiên cứu. 5.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo

Qua các hạn chế của nghiên cứu được nêu ở trên, nhóm nghiên cứu đề xuất các nghiên cứu tiếp theo về mối quan hệ giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận và ý kiến kiểm toán có thể mở rộng thời gian nghiên cứu, phân chia nhỏ hơn các loại trích lập dự phòng và bổ sung thêm các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định phát hành ý kiến kiểm toán của KTV để làm rõ hơn các yếu tố có thể ảnh hưởng tới ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần.

Page 55

Tài liệu tham khảo

1. Akhgar M. Omid (2015), Qualified audit opinion, accounting earnings management and real earnings management: Evidence from Iran.

2. Ambrose Jagongo (2014), A Survey of the Factors Influencing Investment Decisions: The Case of Individual Investors at the NSE.

3. Andra Gajevszky (2012), The impact of auditor’s opinion on earnings management: Evidence from Romania.

4. Anis Ben Amar (2014), The effect of independence Audit Committee on earnings management: The case in French.

5. Ari Barkah Djamil, Toto Rusmanto, Yashinta Salim (2014), The effect of earnings management to issuance of audit qualification: Evidence from Indonesia.

6. Bùi Thị Mai Hoài, Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2015), Các nhân tố quyết định hành vi điều chỉnh thu nhập làm giảm thuế thu nhập DN phải nộp: trường hợp Việt

Nam.

7. Carmen Joosten (2012), Real earnings management and accrual-based earnings management as substitutes.

8. Connie L. Becker, Mark L. Defond, James Jiambalvo, K. R. Subramanyam (1998), The effect of audit quality on earning management.

9. Đàm Thị Kim Oanh, 2015, Kế hoạch trích lập dự phòng ảnh hưởng tới thông tin trình bày trên BCTC của các CTCP niêm yết trên thị trường chứng khoán

VN, http://www.khoahockiemtoan.vn/Category.aspx?newsID=636, truy cập ngày 3/1/2016.

10. Eli Bartov, Ferdinand A. Gul and Judy S.L. Tsui, (2000), Discretionary – accruals models and audit qualifications.

11. Huỳnh Thị Vân (2012), Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các CTCP trong năm đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

12. Jenifer J. Jones (1991), Earnings Management during import relief investigations.

13. Jere R. Francis, Jagan Krishnan (1999), Accounting Accruals and Auditor Reporting Conservatism.

14. Jong – Hag Choi, Kyu – An Jeon, Jong – II Park (2004), The role of Audit Committees in decreasing earning management: Korean evidence.

15. Joshue Ronen, Varda Yaari (2008), Earnings management: Emerging insights in theory, practice and research.

16. Katherine Schipper (1989), Commentary on Earnings Management.

17. Kathleen Herbohn, Vanitha Ragunathan (2008), Auditors reporting and earnings management: Some additional evidence.

18. Laura Arnedo, Santiago Sanchez, Fermin Lizarraga (2008), Discretionary accruals and auditor behaviour in code-law contexts: an application to failing Spanish firms.

19. Linda DeAngelo (1988), Discussion of evidence of earnings management from the Provision for bad debts.

20. Maria Tsipouridou, Charalambos Spathis (2014), Audit opinion and earnings management: Evidence from Greece.

21. Masahiro Enomoto, Fumihiko Kimura, Tomoyasu Yamaguchi, (2005), Accrual-based and Real Earning Management: An International Comparison for Investor Protection.

22. Maureen MeNichols, G. Peter Wilson (1988), Evidence of earnings management from the provision for bad debts.

23. Meng Yanqiong, Earnings management incentives and techniques in China’s listed companies.

24. Nadine Lybaert, Mieke Jan, Raf Orens (2005), Provisions: a tool for earnings management.

25. Nguyễn Thị Minh Trang (2011), Kỹ thuật điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị.

26. Nguyễn Thị Minh Trang (2012), Vận dụng mô hình của DeAngelo và Friedlan để nhận dạng hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị.

27. Paul M. Healy, James M. Wahlen (1998), A review of the earnings management literature and its implications for standard setting.

28. Phạm Thị Bích Vân (2013), Các cách đo lường sự trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận.

29. Renick van Oosterbosch (2009), Earnings management in the Banking industry.

30. Shireenjit Johl, Keith Houghton (2007), Earnings management and audit opinion: Evidence from Malaysia.

31. S. Verbruggen, J. Christaens, K. Milis (2008), Earnings management: a literature review.

32. Thanh Thương, 2012, Nhiều DN "quên" trích lập dự phòng, http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/nhieu-doanh-nghiep-quen-trich-lap-du- phong-2012082010382932.chn, truy cập ngày 15/1/2016.

33. Vũ Điển, 2012, Chất lượng kiểm toán chưa đạt chuẩn,

http://www.tinmoi.vn/chat-luong-kiem-toan-chua-dat-chuan-01802654.html, truy cập ngày 11/1/2016.

34. Marty Butler, Andrew J. Leone, Michael Willenborg 2004, An empirical analysis of auditor reporting and its association with abnormal accruals

Một phần của tài liệu báo cáo công trình nghiên cứu khoa học sinh viên đề tài mối quan hệ giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận và ý kiến kiểm toán của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 61 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w