2 2 4 1 Khảo sát một số đặc điểm về dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu bao gồm:
- Tuổi: xác định bằng cách lấy năm nghiên cứu trừ năm sinh Phân thành 4 nhóm tuổi: từ 35-45 tuổi; từ 46-55 tuổi; từ 56-65 tuổi; và ≥ 66 tuổi
- Nơi cư trú: chia hai nhóm là: nông thôn (gồm những người sống ở xã, ấp) và thành thị (gồm những người ở các phường và thị trấn)
- Nghề nghiệp: chia làm 4 nhóm nghề (theo qui định phân loại ngành nghề trong thống kê dân số) là: nông dân (gồm những người làm nghề nông, lâm, ngư nghiệp, nội trợ); công chức, viên chức (hành chính sự nghiệp, giáo dục, y tế); buôn bán và nghề tự do
- Tôn giáo: chia hai nhóm là có tôn giáo (có tham gia một trong các đạo sau: phật giáo, thiên chúa và đạo khác) và không có tôn giáo
- Trình độ học vấn: chia làm 4 nhóm là: 1) mù chữ và tiểu học, 2) trung học cơ sở, 3) trung học phổ thông, 4) từ trung học chuyên nghiệp trở lên
- Tình trạng kinh tế: chia làm 2 nhóm: nghèo và không nghèo Nghèo được xác định khi có sổ hộ nghèo hoặc cận nghèo (do địa phương xác nhận)
- Mãn kinh (nữ): phân làm hai nhóm: mãn kinh và chưa mãn kinh Mãn kinh khi người phụ nữ không có kinh liên tục trong 12 tháng qua và không mang thai [1]
2 2 4 2 Tỉ lệ tăng acid uric máu ở người dân tỉnh Cà Mau và một số yếu tố liên quan
* Tỉ lệ tăng acid uric máu ở người dân tỉnh Cà Mau
- Xét nghiệm sinh hóa máu định lượng nồng độ AUM ở người dân: + Ghi nhận nồng độ AUM trung bình và phân nồng độ AUM thành hai nhóm: có tăng và không tăng Xác định tăng AUM khi nồng độ AUM >6 mg/dl (ở nữ) và >7/mg/dl (ở nam) [15]
+ Tính tỉ lệ tăng AUM trong dân số chung và tỉ lệ tăng AUM theo giới tính + Phân mức độ tăng acid uric, gồm: tăng nhẹ (AUM từ 6-7,9mg/dl đối với nữ, 7-9,4mg/dl đối với nam); tăng vừa (AUM từ 8-9,9mg/dl đối với nữ, 9,5- 11,9 mg/dl đối với nam); tăng cao (AUM từ ≥10mg/dl đối với nữ, ≥12mg/dl đối với nam)
Chúng tôi khảo sát 2 nhóm yếu tố sau:
* Nhóm yếu tố nguy cơ gây tăng acid uric máu bao gồm:
- Hút thuốc lá: Chúng tôi phân biến số hút thuốc lá thành hai nhóm: có hút thuốc lá (gồm những người trong tiền sử và hiện đang có sử dụng thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử) và nhóm không hút thuốc lá (chưa bao giờ sử dụng thuốc lá)
- Vận động thể lực: chia làm 2 nhóm: có vận động và không vận động Có vận động thể lực là người có vận động thể lực như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, chạy xe đạp từ 150-300 phút/tuần Không vận động thể lực là không hoạt động thể lực hoặc ít hơn tiêu chuẩn trên [138]
- Thói quen uống rượu, bia (gọi chung là uống rượu): chia làm hai nhóm uống hơn 2 đơn vị rượu/ngày đối với nam giới và hơn 1 đơn vị rượu/ngày đối với nữ giới (1 đơn vị rượu bằng 10 gam rượu nguyên chất) Nhóm còn lại uống ít hơn hơn 2 đơn vị rượu/ngày đối với nam giới và ít hơn 1 đơn vị rượu/ngày đối với nữ giới [2]
- Thói quen dinh dưỡng: Căn cứ theo khuyến cáo của tổ chức Nông lương thế giới năm 2013 [92], qui định tiêu chuẩn lượng protein tiêu thụ trung bình hằng ngày cho người trưởng thành là 75-100g/ngày Để đánh giá thói quen dinh dưỡng các chất đạm của người dân trong nghiên cứu, chúng tôi chia làm hai nhóm: Nhóm không có thói quen ăn một loại chất đạm khi người đó không ăn hoặc ăn ít hơn tiêu chuẩn đã được qui định đối với chất đạm đó (dùng ít hơn 100g đạm/ngày) và nhóm có thói quen ăn một loại chất đạm khi người dân ăn ≥100g chất đạm động vật đó trong ngày và ăn thường xuyên (ăn hàng ngày hoặc ăn chất đạm đó ≥3 ngày/tuần) Dựa theo qui định này, chúng tôi xây dựng bộ câu hỏi soạn sẳn để khảo sát thói quen ăn các loại chất đạm đó của người dân Khi hỏi thói quen ăn các loại chất đạm, chúng tôi phối hợp dùng hình ảnh của từng loại chất đạm, giúp người dân được phỏng vấn biết và nhớ lại loại và lượng chất đạm đã sử dụng trong dinh dưỡng hàng ngày, qua
đó, chúng tôi khảo sát được thói quen ăn các chất đạm này của người dân Để tránh sai số nhớ lại ở người dân, chúng tôi thiết lập bộ câu hỏi mở với từng loại thực phẩm cụ thể và có các mức lựa chọn để người được phỏng vấn chọn số lượng mỗi lần ăn Cụ thể, các loại thực phẩm được chúng tôi đưa vào khảo sát thói quen dinh dưỡng của người dân là:
+ Thói quen ăn thịt đỏ (thịt heo, bò, trâu, ) gồm hai giá trị: nhóm không có thói quen khi người dân ăn <200 gr thịt đỏ/ ngày và nhóm có thói quen khi ăn200 gr thịt đỏ/ ngày và ăn hàng ngày hoặc3 ngày/tuần
+ Thói quen ăn hải sản (tôm, cua, cá biển ) gồm hai giá trị: Nhóm không có thói quen khi người dân ăn <200gr phần thịt ăn được/ngày và nhóm có thói quen khi ăn200gr phần thịt ăn được/ngày và ăn hàng ngày hoặc3 ngày/tuần [39]
+ Thói quen ăn thực phẩm khô (tôm khô, cá khô, mắm, lạp xưởng ) gồm hai giá trị: Nhóm không có thói quen khi người dân ăn <150gr phần ăn
được/ngày và nhóm có thói quen khi ăn150 gr phần ăn được/ngày và ăn hàng ngày hoặc3 ngày/tuần [39]
+ Thói quen ăn phủ tạng động vật (gan, lòng, ruột ) gồm hai giá trị: Nhóm không có thói quen khi người dân ăn <200gr/ngày và nhóm có thói quen khi ăn200gr/ngày và ăn hàng ngày hoặc3 ngày/tuần và ăn hàng ngày hoặc3 ngày/tuần [39]
- Thói quen ăn rau xanh: Ăn rau xanh nhằm cung cấp lượng chất xơ, theo khuyến cáo lượng chất xơ trung bình người trưởng thành cần 15-20g chất xơ, tương đương 200-300g rau xanh/ngày [39] Chúng tôi chia làm 2 nhóm: Nhóm có thói quen khi người dân ăn <300gr rau xanh/ngày và nhóm có thói quen khi ăn300gr rau xanh/ngày và ăn hàng ngày hoặc3 ngày/tuần
- Thói quen ăn trái cây: chia làm 2 nhóm: Nhóm có thói quen khi người dân ăn <300 gr trái cây các loại/ngày và nhóm có thói quen khi ăn300gr trái cây các loại/ngày và ăn hàng ngày hoặc3 ngày/tuần
* Chỉ số nhân trắc:
- Vòng eo: có hai giá trị là tăng và không tăng Tăng vòng eo ở nam khi vòng eo >90 cm; tăng vòng eo ở nữ khi vòng eo >80 cm [4]
- Thừa cân, béo phì: Đánh giá dựa trên chỉ số khối cơ thể (CSKCT – BMI: Body mass index), theo tiêu chuẩn phân mức độ CSKCT của WHO 2003, dành cho người Châu Á Chúng tôi phân làm 2 nhóm: thừa cân/béo phì khi CSKCT có mức ≥23 và không thừa cân béo phì khi CSKCT <23 [4]
+ Giới tính: gồm Nam và Nữ giới
+ Nhóm tuổi: Phân tuổi của người dân theo các nhóm: từ 35-44 tuổi; từ 45-54 tuổi; từ 55-64 tuổi và ≥ 65 tuổi
* Các yếu tố bị ảnh hưởng bởi tăng acid uric máu
+ Đái tháo đường: chia thành hai nhóm: có và không đái tháo đường Có đái tháo đường được xác định khi nồng độ glucose máu lúc đói ≥7 mmol/L hoặc được chẩn đoán và điều trị đái tháo đường (theo giấy ra viện hoặc sổ khám bệnh) [4]
+ Tăng creatinin máu: chia làm 2 nhóm: tăng và không tăng Tăng creatinin máu khi nồng độ creatinin máu >1,2 mg/dl [15]
+ Hội chứng chuyển hóa (HCCH): chia làm hai nhóm: có hội chứng chuyển hóa và không có hội chứng chuyển hóa Người có HCCH khi có ít nhất 3 trong 5 tiêu chí của NCEP ATP III đã hiệu chỉnh dành cho người Châu Á [4], [112]
Bảng 2 2 Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hoá theo NCEP ATP III [112]
* Hiệu chỉnh cho người Châu Á ** Hoặc đã được chẩn đoán tăng huyết áp và đang điều trị thuốc hạ áp;*** Hoặc đã được chẩn đoán đái tháo đường và đang điều trị
+ Tăng huyết áp: chia hai nhóm có hoặc không Có tăng huyết áp khi huyết áp đo được ghi nhận có tăng (theo tiêu chuẩn chẩn đoán năm 2010 của Bộ Y tế) [3] và có kèm theo một trong 2 tiêu chuẩn sau: đang dùng thuốc hạ áp hoặc có tiền sử tăng huyết áp đã được bác sĩ chẩn đoán trước đó (theo giấy ra viện, sổ khám bệnh)
Bảng 2 3 Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp (BYT 2010) [3]
Phân loại HATT (mmHg) HATTr (mmHg)
HA tối ưu <120 <80 HA bình thường <130 <85 HA bình thường cao 130-139 85-89 THA độ 1 (nhẹ) 140-159 90-99 THA độ 2 (trung bình) 160-179 100-109 THA độ 3 (nặng) ≥180 ≥110
THA tâm thu đơn độc ≥140 <90
Phân loại này dựa trên đo huyết áp tại phòng khám Nếu HATT và HATTr không cùng một phân loại thì chọn mức huyết áp cao hơn để xếp loại
Yếu tố nguy cơ Chỉ số
Béo phì trung tâm (đánh giá dựa trên (*) vòng bụng ) Nam Nữ >90cm >80 cm Triglycerid >150 mg/dL HDL-c Nam Nữ <40 mg/dL <50mg/dL ** Huyết áp ≥ 130/85mmHg *** Glucose lúc đói ≥ 110mg/dL
+ Rối loạn lipid máu (RLLPM): chia làm hai nhóm: có và không có rối loạn lipid máu Có RLLPM khi kết quả xét nghiệm lipid máu, ghi nhận có tăng cholesterol máu (tăng ChT, tăng LDL-c), tăng TG hoặc tăng cả hai ChT và TG kèm giảm HDL-c trong máu [4], [112]
Bảng 2 4 Mức độ RLLM theo khuyến cáo của Bộ y tế Việt Nam [4]
+ Các bệnh lý khác: Chia làm hai nhóm: có bệnh và không bệnh Có bệnh khi theo giấy ra viện hoặc sổ khám bệnh ghi nhận có các bệnh sau: Bệnh mạch vành, Tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận
LDL-c (mg%) <100 Tối ưu 100 – 129 Gần tối ưu 130 – 159 Cao giới hạn 160 -189 Cao ≥ 190 Rất cao CT (mg%) < 200 Bình thường 200 – 239 Cao giới hạn ≥ 240 Cao HDL-c (mg%) < 40 Thấp ≥ 60 Cao TG (mg%) < 150 Bình thường 150 – 199 Cao giới hạn 200 -499 Cao ≥ 500 Rất cao
+ Mức độ các bệnh nến ở đối tượng nghiên cứu: Gồm
Đái tháo đường có và không có biến chứng: có biến chứng là khi người bệnh được xác định có kèm theo một trong các tình trạng sau: bệnh mạch vành, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu
Mức độ tăng huyết áp: phân loại mức độ tăng huyết áp theo bảng 2 3 Mức độ phối hợp các bệnh nền đã được ghi nhận ở trên: gồm mắc 1 bệnh , 2 bệnh, và từ 3 bệnh trở lên
Phân tích hồi qui đơn biến và đa biến các yếu tố liên quan dược khảo sát, để xác định và phân tầng yếu tố liên quan thật sự đến tăng AUM ở người dân tỉnh Cà Mau nghiên cứu
2 2 4 3 Kết quả can thiệp ở người dân có tăng acid uric máu tại tỉnh Cà Mau
* Đối tượng can thiệp:
Người dân đã được chẩn đoán xác định tăng AUM ở các cụm nghiên cứu từ mục tiêu 1, được phân làm 3 nhóm: nhóm can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe đơn thuần, nhóm can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe kết hợp dùng vitamin C và nhóm chứng không can thiệp Cụ thể:
- Nhóm chứng: gồm 82 người Nhóm này không thực hiện các biện
pháp can thiệp trong nghiên cứu mà được hướng dẫn đến các cơ sở y tế địa phương để được tư vấn và điều trị các bệnh lí kèm theo (nếu có) như các người dân khác của địa phương
- Nhóm can thiệp: gồm 2 nhóm:
+ Nhóm can thiệp bằng truyền thông giáo dục đơn thuần (CT1): gồm 87 người Nhóm này được can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe về các biện pháp hạn chế các yếu tố nguy cơ gây tăng AUM và tăng cường các yếu tố làm giảm AUM
+ Nhóm can thiệp bằng truyền thông giáo dục kết hợp với dùng vitamin C (CT2): gồm 86 người Nhóm này được can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe về các biện pháp hạn chế các yếu tố nguy cơ và tăng cường các
yếu tố làm giảm AUM, đồng thời, được hỗ trợ dùng thêm vitamine C với liều 250mg/ngày, uống một lần sau khi ăn sáng và uống liên tục trong 12 tháng
Chúng tôi thực hiện nhóm can thiệp này nhằm mục đích đánh giá vai trò của sử dụng vitamin C kết hợp trong việc làm giảm AUM và mức độ giảm AUM ở người tăng AUM nghiên cứu Qua tham khảo, các nghiên cứu can thiệp cộng đồng làm giảm AUM ở người dân chủ yếu tập trung vào các biện pháp truyền thông giáo dục đơn thuần để cải thiện các thói quen sinh hoạt, ăn uống có nguy cơ gây tăng AUM Gần đây, một số nghiên cứu đã ghi nhận Vitamin C có vai trò làm giảm AUM [77], [81], [97] Tại Việt Nam, chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề can thiệp giảm AUM ở người dân bằng dùng vitamin C với liều trung bình (250mg/ngày) kết hợp với truyền thông giáo dục cải thiện thay đổi lối sống, chế độ ăn Xem như đây là một nghiên cứu bước đầu làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp sau, nhằm tìm ra biện pháp can thiệp hiệu quả nhất để làm giảm AUM, một vấn đề sức khỏe cộng đồng đang có chiều hướng gia tăng như hiện nay
* Nội dung can thiệp
- Truyền thông GDSK: Phối hợp giữa truyền thông tực tiếp và gián tiếp Thông qua chương trình truyền thông – giáo dục sức khoẻ trực tiếp bằng nhiều hình thức: nói chuyện trực tiếp, thăm hộ gia đình, tuyên truyền các thói quen có lợi, có hại cho sức khỏe và có đội ngũ cộng tác viên theo dõi thay đổi về hành vi Các phương pháp TT-GDSK gián tiếp bao gồm, áp phích, tờ rơi, sách mỏng hướng dẫn Tờ rơi, sách mỏng sử dụng trong các buổi thảo luận nhóm, tư vấn tại trạm y tế Áp phích được trưng bày tại phòng truyền thông giáo dục sức khoẻ trạm y tế
- Nội dung truyền thông gồm:
+ Cách thay đổi chế độ sinh hoạt có hại (ăn uống, thói quen hút thuốc lá, uống rượu, vận động thể lực); cách kiểm soát cân nặng, các bệnh kèm theo có liên quan Tư vấn dinh dưỡng được chú ý đến số lượng và chất lượng dinh
dưỡng của thức ăn và thức uống hàng ngày, nhiều rau, giảm đạm động vật, giảm ăn các nội tạng động vật, uống nhiều nước
+ Khuyến khích gia tăng vận động thể lực, hạn chế ngồi một chỗ hàng giờ, tăng cường đi bộ, làm vườn, đi lại bằng phương tiện không có động cơ, đi nhanh, chạy xe đạp, bơi lội trở thành thói quen hàng ngày Thành lập câu lạc bộ tham gia vận động thể lực hàng ngày Nhân sự hướng dẫn gồm trưởng nhóm và các thành viên Thực hiện vận động thể lực theo nội qui bao gồm: hình thức vận động thể lực, địa điểm tập trung, thời gian bắt đầu tập trong ngày, thời gian tập mỗi ngày, số ngày tập trong tuần
- Dùng vitamin C: thực hiện cho nhóm can thiệp truyền thông kết hợp dùng vitamin C Nhóm này vừa thực hiện các biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe và vừa được uống vitamin C 250mg/ngày x 12 tháng can thiệp Chúng tôi chọn liều dùng này, dựa trên kết quả các nghiên cứu bổ sung vitamin C cho người tăng AUM, thường dùng với liều là 500 mg/ngày trong thời gian ngắn, 4 tuần, 8 tuần, 12 tuần [77], [81], [97] Chúng tôi sử dụng vitamin C hàng ngày, kéo dài liên tục trong 12 tháng cho đối tượng can thiệp, nên giảm liều còn 250mg/ngày Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Ferraro và cộng sự cũng cho thấy là không có mối liên quan (p=0,3) giữa dùng Vitamin C hàng ngày với tỉ lệ mắc bệnh sỏi thận, khi liều vitamin C được dùng hàng ngày là ≥250mg/ngày [63]
* Mô hình can thiệp thực hiện nghiên cứu gồm các bước sau:
Bước 1:
Chuẩn bị phương tiện truyền thông: thiết kế, biên soạn tài liệu và phương tiện truyền thông gồm áp phích, tờ rơi, sách mỏng, tài liệu tập huấn cho cộng tác viên, nói chuyện tại các buổi sinh hoạt cộng đồng Nội dung tài