Đạo đức trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tăng acid uric máu và đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng ở người từ 35 tuổi trở lên tại tỉnh cà mau (Trang 77 - 78)

Người tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện tham gia nghiên cứu (ký phiếu thỏa thuận nghiên cứu) và được quyền từ chối tham gia nghiên cứu ở bất kỳ thời điểm nào của quá trình nghiên cứu mà không bị truy cứu gì

Các đối tượng tham gia nghiên cứu được quyền tìm hiểu thông tin về mục đích, phương pháp và cần thiết vấn đề mà họ tham gia phỏng vấn, làm xét nghiệm Người tham gia nghiên cứu được bảo mật về các thông tin mà họ cung cấp về tình trạng bệnh lý, thói quen sinh hoạt…và được phản hồi đầy đủ về kết quả xét nghiệm của họ Cộng tác viên sẽ trả kết quả xét nghiệm đến từng đối tượng nghiên cứu Mỗi người tham gia nghiên cứu là 50 000 đồng/đợt từ kinh phí đề tài nghiên cứu do UBND tỉnh Cà Mau hỗ trợ

Luận án được sử dụng số liệu từ nghiên cứu đề tài cấp tỉnh do trường Cao đẳng Y tế Cà Mau chủ trì và đề tài này được hỗ trợ kinh phí bởi Ủy ban nhân tỉnh Cà Mau Các đối tượng không can thiệp (nhóm chứng) được giới thiệu đến y tế địa phương để được thực hiện các yêu cầu về khám chữa bệnh theo đúng qui định, thực hiện xét nghiệm và các hướng dẫn theo các chương trình y tế phù hợp được triển khai tại trạm y tế địa phương

Đề tài đã chấp thuận của hội đồng khoa học và hội đồng đạo đức trong nghiên cứu khoa học của trường Đại học Y dược Cần Thơ theo Quyết định số 019/PCT-HĐĐĐ ngày 15 tháng 10 năm 2018 của Hiệu trưởng trường Đại học Y dược Cần Thơ

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua nghiên cứu 2232 người dân cư trú tại tỉnh Cà Mau trong thời gian từ 08/2018 đến 06/2020, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tăng acid uric máu và đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng ở người từ 35 tuổi trở lên tại tỉnh cà mau (Trang 77 - 78)