Nghiệp vụ kỳ hạn

Một phần của tài liệu thực trạng phòng vệ rủi ro tỷ giá bằng công cụ phái sinh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 37 - 44)

2.2.1.1 Qui tc sdng hợp đồng khn ti ACB

a.Số tiền ký quỹ

Để đảm bảo tính cam kết thực hiện hợp đồng, khách hàng cần ký quỹ tại ngân hàng ACB một khoản tiền như sau: Số tiền ký quỹ = % x số lượng giao dịch = …. Vào ngày ký kết hợp đồng, ngân hàng được phép trích tiền

gửi tài khoản thanh toán của khách hàng để ký quỹ. ACB sẽ hoàn trả toàn bộ số tiền ký quỹ và tiền lãi ký quỹ sau khi khách hàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình cho ngân hàng.

Số tiền ký quỹ có thể thực hiện bằng ngoại tệ hoặc VND theo tỷ giá quy đổi do ngân hàng quyết định.

Số tiền ký quỹ được hưởng mức lãi suất do ngân hàng quyết định trong từng thời kỳ.

b.Xuất trình chứng từ

Khách hàng chỉ được yêu cầu xuất trình chứng từ thanh toán chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ hợp pháp cho ngân hàng theo các quy định quản lý ngoại hối hiện hành khi dùng đồng Việt Nam mua ngoại tệ vào ngày ký kết hợp đồng và vào ngày hiệu lực thanh toán của hợp đồng.

c.Mục đích sử dụng ngoại tệ

Khách hàng cam kết sử dụng ngoại tệ theo đúng pháp luật và các quy định của Chính phủ về quản lý ngoại hối và sử dụng ngoại tệ, và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng này.

d.Thực hiện hợp đồng

Hai bên có nghĩa vụ phải thực hiện thanh toán đầy đủ trên toàn bộ trị giá hợp đồng vào ngày hiệu lực thanh toán.

Trước ngày hiệu lực thanh toán của hợp đồng khách hàng có thể yêu cầu thực hiện giao dịch ngoại tệ bù trừ bằng cách ký kết với ngân hàng một hợp đồng kỳ hạn khác có cùng số lượng, cùng ngày hiệu lực thanh toán nhưng trái chiều với hợp đồng này theo tỷ giá kỳ hạn do ngân hàng tính toán và quyết định. Đến ngày hiệu lực thanh toán, bên này phải trả tiền chênh lệch giá cho bên kia, chứ không giao nhận ngoại tệ thực tế.

Vào ngày hiệu lực thanh toán của hợp đồng, nếu khách hàng không chuẩn bị đầy đủ toàn bộ số tiền phải thanh toán cho ngân hàng hoặc không xuất trình chứng từ chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ hợp pháp cho ngân hàng trong trường hợp dùng đồng Việt Nam để mua ngoại tệ kỳ hạn, thì ngân hàng vẫn thực hiện hợp đồng kỳ hạn này và đồng thời thực hiện luôn một giao dịch ngoại tệ bù trừ bắt buộc có cùng số lượng nhưng trái chiều với hợp đồng kỳ hạn này theo tỷ giá giao ngay hiện hành do ngân hàng niêm yết hai chiều gồm giá mua và giá bán tính tại thời điểm thực hiện giao dịch ngoại tệ bù trừ để làm cơ sở thanh toán tiền chênh lệch giá, chứ không giao nhận ngoại tệ thực tế .

Trong trường hợp các chứng từ xuất trình của khách hàng cho thấy số lượng ngoại tệ thực tế được chứng minh mục đích sử dụng nhỏ hơn giá trị của hợp đồng kỳ hạn này, ngân hàng sẽ chỉ thực hiện hợp đồng kỳ hạn cho khách hàng với số lượng tối đa bằng với phần ngoại tệ có thể xuất trình chứng từ của khách hàng. Đối với phần ngoại tệ còn lại mà khách hàng không chứng minh được mục đích sử dụng, ngân hàng sẽ thực hiện luôn một giao dịch ngoại tệ bù trừ bắt buộc.

Trong trường hợp thanh toán chậm tiền chênh lệch giá, bên vi phạm sẽ chịu mức phạt tối đa bằng 150 % lãi suất cho vay ngắn hạn hiện hành do ngân hàng công bố trong từng thời kỳ.

e.Thanh lý hợp đồng

Hợp đồng chấm dứt hiệu lực và mặc nhiên được thanh lý sau khi hai bên đã thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng.

f. Rủi ro khi thực hiện hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn là công cụ lâu đời nhất, và có lẽ vì lý do đó mà nó ít phức tạp nhất. Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng giữa 2 bên. Người mua và người bán, để mua hoặc bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thỏa thuận ngày hôm nay. Nếu vào ngày đáo hạn, giá thực tế cao hơn giá thực tế thì người sở hữu hợp đồng sẽ kiếm được lợi nhuận; nếu ngược lại thì người sở hữu hợp đồng sẽ chịu một khoản lỗ.

Bản thân hợp đồng kỳ hạn mang trong mình 3 loại rủi ro:

Thứ nhất: Nếu giá thực tế vào ngày đáo hạn hợp đồng cao hơn giá mong đợi, rủi ro vốn có của công ty sẽ làm giảm giá trị công ty nhưng sự sụt giảm này sẽ được đền bù bằng lợi nhuận của hợp đồng kỳ hạn. Vì vậy, hợp đồng kỳ hạn cung cấp một cách phòng ngừa rủi ro hoàn hảo.

Thứ 2, rủi ro tín dụng hay rủi ro không có khả năng chi trả của hợp đồng. Rủi ro này có hai chiều, người sở hữu hợp đồng hoặc là người nhận được hoặc là người chi trả, phụ thuộc vào biến động giá cả thực tế của tài sản cơ sở.

Thứ 3, giá trị của hợp đồng kỳ hạn chỉ được giao nhận vào ngày nào đáo hạn của hợp đồng, không có khoản chi trả nào được thực hiện vào ngày ký kết hoặc trong thời hạn của

hợp đồng. Vậy nên, bản thân những hợp đồng

kỳ hạn có chứa nhiều rủi ro nhất trong các công cụ phái sinh.

2.2.1.2 Tình hu ng

a.Tình huống 1:

Ngày 1/1/2013, công ty A nhập khẩu một lô hàng từ Châu Âu, và phải thanh toán bằng đồng EUR với giá trị lô hàng là 20.000 EUR, nhưng ngày thanh toán là 1 tháng sau. Công ty A lo rằng nếu một tháng sau mới mua EUR để thanh toán mà giá EUR lúc đó lại tăng lên, thì sẽ bị lỗ ngoài mong muốn. Để tránh rủi ro Công ty A sẽ tới ACB ký hợp đồng mua kỳ hạn đồng EUR với số lượng là 2000 EUR, thời hạn 1 tháng, với giá kỳ hạn là 23.294 đồng/EUR (Giá bán giao ngay ACB đang niêm yết lúc này là 23.278) .Vào ngày đáo hạn hợp đồng, dù tỷ giá EUR/VND là bao nhiêu công ty A cũng được mua EUR với giá 23.924 đồng.

- Trường hợp 1: Vào ngày 1/2/2013 giá EUR là

24.000 đồng/EUR thì công ty A lời 1.520.000 đồng = ( 24.000-23.924 )*20.000.

- Trường hợp 2 : Vào ngày 1/2/2013 Giá EUR là

23.800 đồng/EUR thì công ty A lỗ 2.480.000 đồng = ( 23.924-23.800 )*20.000.

Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái, công ty A đã sử dụng hợp đồng kỳ hạn cho EUR với kỳ vọng giá EUR vào ngày 1/2/2013 sẽ giảm so với giá EUR trên hợp đồng. Còn ngân hàng ACB thì kỳ vọng ngược lại là giá EUR sẽ tăng. Như ví dụ trên, ở trường hợp 1 ngân hàng ACB bị lỗ vì kỳ vọng sai về giá EUR vào ngày 1/2/2013 còn trường hợp 2 thì ngược lại.

b.Tình huống 2 :

Để minh họa cho việc sử dụng giao dịch kỳ hạn giữa ngân hàng và khách hàng, chúng ta xem xét tình huống sau đây:

Ngày 04 / 08 / 200x tại ngân hàng ACB có hai khách hàng liên hệ giao dịch ngoại tệ kỳ hạn :

- Công ty Saigonimex liên hệ với ACB để bán 90.000EUR kỳ hạn 6 tháng

- Công ty Cholimex liên hệ muốn mua 100.000EUR

kỳ hạn 3 tháng

Đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng, ACB sẽ chào tỷ giá mua kỳ hạn 6 tháng cho công ty Saigonimex và tỷ giá bán kỳ hạn 3 tháng cho công ty Cholimex. Thông tin cần thiết để xác định tỷ giá kỳ hạn bao gồm :

- Tỷ giá giao ngay USD / VND : 15888 – 15890

- Tỷ giá giao ngay EUR / USD : 1,2248 – 1,2298

- Lãi suất kỳ hạn 3 tháng và kỳ hạn 6 tháng của VND

và EUR như sau :

Vào ngày thỏa thuận, dựa vào thông tin tỷ giá và lãi suất trên đây , ACB sẽ xác định và chào tỷ giá kỳ hạn cho khách hàng như sau:

- Đối với Saigonimex , ACB chào tỷ giá mua EUR / VND kỳ hạn 6 tháng . Để xác định tỷ giá này trước tiên cần xác định tỷ giá mua giao ngay: EUR/VND = EUR/USD x USD/VND =

1,2248x15888=19459.

Kể đến tỷ giá kỳ hạn được xác định theo công thức : Em = Sm + Sm[Ltg(VND) - Lcv(NT)]N100x360 = 19459+19459 [ 0,68 * 12-6,5 ] 180 = 19621 100*360

- Đối với Cholimex , ACB chào tỷ giá bán EUR / VND kỳ hạn 3 tháng . Để xác định tỷ giá này trước tiên cần xác định tỷ giá bán giao ngay: EUR / VND = EUR / USD x USD / VND = 1,2298 x 15890 =

19542 .

Kế đến tỷ giá kỳ hạn được xác định theo công thức :

Fb = Sb + Sb [ Lcv ( VND ) - Ltg ( NT ) ] N 100 x 360 = 19542+ 19542 [ 0,96 * 12-6,2 ] 90 = 19801 100 * 360

Nếu ngân hàng và khách hàng đồng ý giao dịch thì vào ngày đáo hạn sẽ thực hiện chuyển giao ngoại tệ như sau : Saigonimex giao cho ngân hàng 90.000EUR , ngân hàng thanh toán cho Saigonimex số tiền VND bằng: 90.000 x 19621 = 1.765.890.000VND

- Cholimex nhận 100.000 EUR và thanh toán cho ngân hàng số tiền bằng 100.000 x 19801 = 1.980.100.000VND.

Một phần của tài liệu thực trạng phòng vệ rủi ro tỷ giá bằng công cụ phái sinh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 37 - 44)