Nghiệp vụ hoán đổi

Một phần của tài liệu thực trạng phòng vệ rủi ro tỷ giá bằng công cụ phái sinh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 44 - 48)

2.2.2.1 Quy tc sdng nghip vụ hoán đổi ti ACB

Trong hợp đồng giao dịch hoán đổi, hai bên ngân hàng và khách hàng thỏa thuận với nhau một số nội dung chính như sau:

a.Thời hạn giao dịch

Thời hạn giao dịch hoán đổi có thể từ 3 ngày đến 6 tháng. Nếu ngày đáo hạn rơi vào ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ thì hai bên sẽ thỏa thuận chọn một ngày đáo hạn thích hợp và thời hạn hợp đồng sẽ tính trên số ngày thực tế.

b.Điều kiện thực hiện

Giao dịch hoán đổi áp dụng đối với khách hàng có đủ các điều kiện sau:

Có giấy phép kinh doanh

Xuất trình các chứng từ chứng minh nhu cầu sử dụng ngoại tệ Mở tài khoản ngoại tệ và tài khoản VND ở ngân hàng

Trả phí giao dịch theo quy định

Duy trì một tỷ lệ đặt cọc tối đa không quá 5% trị giá hợp đồng để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng

Ký hợp đồng giao dịch hoán đổi với ngân hàng

c.Ngày thanh toán

Trong giao dịch hoán đổi, ngày thanh toán bao gồm hai loại ngày khác nhau là ngày hiệu lực và ngày đáo hạn:

Ngày hiệu lực là ngày thực hiện thanh toán giao dịch giao ngay Ngày đáo hạn là ngày thực hiện thanh toán giao dịch có kỳ hạn

d.Xác định tỷ giá hoán đổi

Một hợp đồng hoán đổi liên quan đến hai loại tỷ giá: tỷ giá giao ngay và tỷ giá có kỳ hạn, trong đó:

Tỷ giá giao ngay là tỷ giá do ngân hàng niêm yết tại thời điểm giao dịch do hai bên thỏa thuận

Tỷ giá có kỳ hạn được tính trên cơ sở tỷ giá giao ngay, chênh lệch lãi suất giữa VND và ngoại tệ, và số ngày thực tế của hợp đồng

e.Quy trình thực hiện giao dịch hoán đổi

Tại NHTMCP ACB quy trình thực hiện giao dịch hoán đổi tiến hành qua các bước sau:

Khách hàng có nhu cầu thực hiện giao dịch hoán đổi đến để liên hệ với phòng kinh doanh tiền tệ của ngân hàng

Căn cứ vào cung và cầu ngoại tệ, phòng kinh doanh tiền tệ sẽ chào giá và kỳ hạn cụ thể cho khách hàng

Nếu khách hàng đồng ý giá cả thì hai bên sẽ ký hợp đồng hoán đổi

2.2.2.2 Tình hu ng

a.Trường hợp 1: Ngân hàng đang dư thừa một lượng ngoại tệ và cần một lượng cố định ngoại tệ khác:

Ngân hàng ACB cần 1.000.000 EUR trong 90 ngày tới, trong khi hiện tại đang dư thừa USD => Thực hiện nghiệp vụ Swap cho ngân hàng.

Thông tin thị trường:

EUR/USD = 1,1235/75 Lãi suất 3 tháng

USD: 4,25 – 4,5% EUR: 5,125 – 5,25%

- Bước 1: Tại T+2, ngân hàng nhận từ đối tác kinh doanh 1.000.000EUR và bán giao ngay USD theo tỷ giá bình quân giao ngay EUR/USD. Số USD bán là:

1.000.000*1,1255 = 1.125.500 USD

- Bước 2: Tại T+2+90, ngân hàng trả đủ 1.000.000 EUR cho đối tác kinh doanh và nhận lại số USD theo Dswap

Dswap EUR/USD = Dbq + phí tổn Swap Dswap EUR/USD = Dbq + ( 2 − 1 )∗90

36000+ 1 ∗90

= 1,1255 +1,1255 (4,25−5,25)90 = 1,1227 36000+5,25∗90

Số USD ngân hàng nhận lại: 1.000.000*1,1227 = 1.122.723 (USD)

b.Trường hợp 2: Ngân hàng dư thừa một lượng cố định ngoại tệ và cần một lượng ngoại tệ khác:

Ngân hàng A hiện tại dư thừa 1.000.000EUR trong 90 ngày, trong khi cần sử dụng USD. Thực hiện nghiệp vụ Swap cho ngân hàng.

Thông tin thị trường:

EUR/USD = 1,1235/75 Lãi suất 3 tháng:

USD: 4,25 – 4,5 (%) EUR: 5,125 – 5,25 (%)

- Bước 1: Tại T+2, ngân hàng bán giao ngay cho đối tác 1.000.000 EUR theo tỷ giá bình quân:

1,1235+1,1275

2 = 1.125.500

Ngân hàng nhận số USD theo tỷ giá bình quân giao ngay EUR/USD:

1.000.000*1,1235 = 1.125.500 USD

- Bước 2: Tại T+2+90, ngân hàng nhận đủ 1.000.000

EUR từ đối tác và trả USD theo Dswap Dswap EUR/USD = Dbq + phí tổn Swap

∗( 2 − 1 )∗90 = Dbq + 36000+ 1 ∗90 = 1,1255 +1,1255∗(4,5−5,125)∗90 36000+5,125∗90 = 1,1237 Số USD mà ngân hàng cần để chi trả là:

1.000.000 * 1,1237 = 1.123.700 USD

Một phần của tài liệu thực trạng phòng vệ rủi ro tỷ giá bằng công cụ phái sinh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 44 - 48)