7. Kết cấu của luận án
2.2. Quản trị công ty của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
2.2.4. Đo lường quản trị công ty của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
QTCT có sự khác biệt giữa các quốc gia (Roe, 1994; Prowse, 1995) nên không thể có một khung QTCT như nhau áp dụng cho tất cả các trường hợp. Các tài liệu nghiên cứu cho thấy QTCT có thể được đo lường theo hai hướng sau:
Một là, xây dựng một khung QTCT bao gồm các nhân tố QTCT riêng lẻ và chấm điểm cho các nhân tố quản trị này theo một thang điểm nhất định. Sau đó tổng hợp lại (có tính đến trọng số theo mức độ quan trọng của từng nhân tố trong khung QTCT) nhằm có được một chỉ số tổng hợp đại diện cho QTCT. Một số chỉ số QTCT tổng hợp được đề xuất và ứng dụng có thể đề cập đến như bộ chỉ số G-Index (Gompers & cộng sự, 2003); chỉ số G (Ferreira & Laux, 2007); Gov-Score (Brown & Caylor, 2008) hay chỉ số E-Index (Bebchuk & cộng sự, 2008) tại TTCK Mỹ hay G index (Bai & cộng sự, 2004) tại TTCK Trung Quốc. Các chỉ số này được các tác giả đề xuất dựa trên các nguyên tắc QTCT của quốc gia (ví dụ các điều lệ, quy định) hay là một tập hợp các nhân tố QTCT thuộc quản trị nội bộ và quản trị bên ngoài.
Hai là, QTCT được đại diện bởi một hoặc một số ít các nhân tố QTCT riêng lẻ thuộc một trong hai nhóm bên trong hoặc bên ngoài công ty. Các nhân tố quản trị bên ngoài như bảo vệ nhà đầu tư, quyền của chủ nợ, văn hóa quốc gia, thể chế chính trị, môi trường bền vững và R&D, … Các nhân tố quản trị bên trong bao gồm các nhân tố thuộc về các đặc điểm của HĐQT (chẳng hạn quy mô HĐQT, HĐQT độc lập, sự kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc, thành viên nữ trong HĐQT); cấu trúc sở hữu với các loại hình sở hữu trong CTNY (sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài, sở hữu cổ đông lớn, tập trung quyền sở hữu, sở hữu tổ chức); cơ chế đãi ngộ (thù lao của HĐQT, thù lao của ban giám đốc);…
Như vậy, dù cho QTCT được đề cập như thế nào thì nó cũng bao gồm các nhân tố thuộc môi trường quản trị bên trong và bên ngoài công ty. Các nghiên cứu thực nghiệm chủ yếu tập trung vào các nhân tố QTCT riêng lẻ (Cremers & Nair, 2005; Gillan, 2006) và thuộc quản trị nội bộ nhiều hơn (Nguyễn Mạnh Hà, 2016; Phạm Thị Kiều Trang, 2017).
Kế thừa các quan điểm nêu trên, khung QTCT đã đề cập và để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đã đề xuất thì trong luận án này tác giả sẽ đo lường QTCT thông qua các nhân tố QTCT riêng lẻ và thuộc quản trị nội bộ. Các nhân tố được tác giả tập trung nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, cơ cấu của HĐQT bao gồm: -Quy mô của HĐQT;
-Sự độc lập của HĐQT;
-Sự kiêm nhiệm các chức vụ trong ban giám đốc của thành viên HĐQT;
-Tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT.
Thứ hai, cấu trúc sở hữu với hai hình thức sở hữu: -Sở hữu nhà nước;
-Sở hữu nước ngoài.
Thứ ba, cơ chế đãi ngộ dành cho ban giám đốc được đo lường bởi: -Thù lao của ban giám đốc.
2.3. Tác động của quản trị công ty đến mức độ chấp nhận rủi ro của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán