3.2.3.1.Chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình:
Chi tiêu cho học tập của hộ dân cư trong 12 tháng qua được tính là:
+ Tất cả các khoản chi cho các thành viên có đi học cho những môn học nhà trưYng như học phí theo quy định, học phí trái tuyến, các khoản đóng góp cho trưYng, lớp, quý phụ huynh học sinh, quỹ lớp, các khoản mua sắm vật dụng học tập như quần áo đồng phục trang phục, sách giáo khoa, sách tham khảo, dụng cụ học tập khác, chi phí học thêm cho môn học thuộc chương trình quy định, chi phí giáo dục khác như lệ phí thi, đi lại trọ, bảo hiểm thân thể học sinh sinh viên,...
+ Chi phí học ngoài những môn học của nhà trưYng như ôn thi đại học, học cắt may, cắt tóc làm đầu, trang điểm, sửa chữa xe máy, cắm hoa, nữ công gia chánh, đánh máy chữ, tốc ký, học các nghề truyền thống theo dạng thầy truyền nghề, trò
học và làm công cho thấy, các lớp do các doanh nghiệp tự mở theo dạng kèm
cặp...trong thYi gian ngắn và không bằng cấp chứng nhận theo giáo dục nghề nghiệp của hệ thống giáo dục quốc dân.
3.2.3.2. Giới tính của chủ hộ
Trong gia đình ở Việt Nam, ngưYi chủ gia đình thưYng là ngưYi có vai trò điều hành, quản lý, là ngưYi quyết định hầu hết mọi công việc của họ. Chủ hộ thưYng là ngưYi có thu nhập cao nhất trong hộ, nắm được thông tin hầu hết các các hoạt động kinh tế cũng như thông tin của các thành viên khác. Việt Nam là một quốc gia theo truyền thống văn hóa phương Đông thưYng quan niệm đàn ông là ngưYi xem trọng sự nghiệp, mong muốn được nắm giữ những vị trí quan trọng trong gia đình cũng như trong xã hội. Họ nhận thức được rằng học tập sẽ giúp họ đạt được những gì họ mong muốn. Nam giới giữ vai trò chủ hộ sẽ có những hành động khuyến khích các thành viên trong hộ học tập nhiều hơn. NgưYi phụ nữ cũng chịu ảnh hưởng văn hóa lâu đYi, lại thưYng có xu hướng e ngại cạnh tranh và tham vọng ở các vị trí cao, từ đó sẽ dẫn đến không đặt đầu tư cho tri thức lên hàng đầu. Hộ gia đình có chủ hộ là nam giới nhiều hơn nữ giới.
3.2.3.3. Dân tộc của chủ hộ
Có rất nhiều dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Ở ĐBSCL, dân tộc sinh sống chủ yếu là ngưYi Kinh,ngưYi Khmer, ngưYi Chăm, ngưYi Hoa. NgưYi
Khmer sống chủ yếu ở Trà Vinh, Sóc Trăng và ngưYi Chăm theo đạo Hồi sống
ởTân Châu, An Giang. NgưYi Hoa sống ở Sóc Trăng 64.910 ngưYi, tỉnh Kiên Giang 29.850 ngưYi, tỉnh Bạc Liêu 20.082 ngưYi (2009). Dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 17,667 triệu ngưYi vào năm 2016.
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu dân tộc thiểu số ở ĐBSCL
Mỗi dân tộc có những đặc điểm, phong tục tập quán, quan điểm sống và nhận thức khác nhau. Do đó có sự khác biệt trong đYi sống giữa các dân tộc, trong đó có chi tiêu cho học tập. Nghiên cứu của Đào Thị Yến Nhi ( 2013 ) , Nguyễn Thị Hồng Hạnh ( 2014 ) đều cho thấy biến dân tộc có mối liên hệ với chi tiêu cho giáo dục của hộ, dân tộc của chủ hộ là Kinh hoặc Hoa thì chi tiêu cho giáo dục cao hơn các dân tộc khác.
3.2.3.4. Học vấn của chủ hộ
Trình độ cao nhất về học vấn của chủ hộ được thể hiện qua bằng cấp đạt được tại thYi điểm thống kê số liệu. Hộ gia đình có chủ hộ đạt trình độ từ tốt nghiệp cấp trung học phổ thông trở lên có 91 hộ, chiếm 46,67 %. Nếu được giáo dục đào tạo bài bản thì ngưYi chủ gia đình sẽ nhận thức được vai trò, lợi ích mà giáo dục mang lại trong tương lai, từ đó sẽ mong muốn các thành viên trong hộ được học tập và sẽ quyết định đầu tư cho giáo dục phù hợp. Nghiên cứu của Trần Thanh Sơn (2012) cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ có tác động tích cực với mức chi tiêu cho giáo dục của hộ, chủ hộ có học vấn càng cao thì chi tiêu cho giáo dục càng nhiều. Đào Thị Yến Nhi (2013) cũng cho thấy trình độ học vấn có tương quan dương với chi tiêu giáo dục của hộ, chủ hộ có học vấn càng cao thì thu nhập của họ càng cao, khả năng chi tiêu học tập cho các thành viên đang học trung học của hộ được gia tăng hơn. Các nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2014), Nguyễn Minh Thuấn (2014), Khổng Tiến Dũng và Phạm Lê Thông (2014), Lê Thanh Tòng (2015) cũng đều cho thấy yếu tố học vấn cao nhất của chủ hộ có mối liên hệ với mức mức chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục.
3.2.3.5. Tuổi của chủ hộ
Ngày nay, khi cuộc sống được nâng cao, ngưYi dân thưYng tập trung vào phát triển sự nghiệp vững vàng nên thưYng lập gia đình muộn hơn những ngưYi không có đi học cao và vì thế nhận thức của họ cũng cao hơn. Tuổi của chủ hộ là nhân tố thể hiện tuổi đYi của chủ hộ tại thYi điểm khảo sát. Trong nghiên cứu đã cho thấy rằng các chủ hộ mà có tuổi càng cao thì sẽ chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn các hộ gia đình ít tuổi hơn.
3.2.3.6. Tình trạng hôn nhân
Tình trạng hôn nhân của chủ hộ cũng là một trong những tác nhân tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Hộ gia đình với chủ hộ có đầy đủ vợ chồng họ sẵn lòng chi tiêu giáo dục nhiều hơn hộ gia đình với chủ hộ đơn thân. Chủ hộ đơn thân chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất, trong khi hộ gia đình có đầy đủ vợ/chồng có thêm sự hỗ trợ thu nhập từ ngưYi vợ/chồng còn lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy hộ gia đình có bố mẹ đơn thân chi tiêu cho giáo dục của con trẻ ít hơn hộ gia đình
có đầy đủ bố mẹ. Tình trạng hôn nhân còn đầy đủ vợ/chồng của chủ hộ được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình.
3.2.3.7. Khu vực sinh sống của hộ:
Khu vực sinh sống của hộ gia đình thế hiện ở địa chỉ đăng ký thưYng trú của hộ và địa chỉ này năm ở khu vực nông thôn hay thành thị. Các hộ gia đình sống ở vùng thành thị sẵn lòng chi cho giáo dục nhiều hơn các hộ sống ở nông thôn. Do sự khác biệt về thu nhập giữa nông thôn và thành thị, cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất như đưYng xá, trưYng học. Ngoài ra, ở thành thị không những có nhiều trưYng, lớp khác nhau để lựa chọn mà còn có nhiều các trung tâm đào tạo các kỹ năng khác.
Trong mẫu quan sát thì hộ dân cư sống ở khu vực thành thị là chủ yếu, chiếm 88,20 %. Và theo Nguyễn Minh Thuận (2014) thì chi tiêu giáo dục của hộ dân cư sống ở khu vực thành thị chi tiêu cho giáo dục cao hơn vùng nông thôn. Ở thành thị thành viên đi học của họ có nhiều cơ hội tiếp cận với dịch vụ giáo dục phong phú đa dạng hơn và giá dịch vụ cũng cao hơn vùng nông thôn.
3.2.3.8. Qui mô hộ gia đình
Quy mô hộ gia đình là tổng số ngưYi trong một hộ. Quy mô hộ gia đình cũng có thể ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Khi hộ gia đình có càng nhiều thành viên thì chi phí cho giáo dục của hộ càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu học của các thành viên. Tuy nhiên, chi phí cho giáo dục của hộ gia đình tăng vì quy mô hộ gia đình lớn lại gánh nặng nhân khẩu khi đó làm chi phí cho giáo dục tăng theo hướng tiêu cực.
3.2.3.9. Thu nhập của chủ hộ
Thu nhập của hộ dân cư là tổng nguồn thu từ tiền công, tiền lương của các thành viên trong hộ, của tất cả các hoạt động kinh tế của hộ và các nguồn thu khác của hộ gia đình. Nghiên cứu của Khổng Tiến Dũng và Phạm Lê Thông ( 2014 ) đều cho thấy thu nhập có mối quan hệ cùng chiều với chi tiêu cho học tập, trong điều kiện không thay đổi các yếu tố khác thì khi thu nhập tăng thì chi tiêu cho giáo dục của họ cũng tăng.
3.2.3.10. Chi tiêu bình quân hộ gia đình
Trong các nghiên cứu trên, hầu hết các nhà nghiên cứu khi để cập đến nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình thì luôn cho rằng thu nhập của hộ gia đình nên xem xét đầu tiên. Thu nhập của hộ gia đình có ảnh hưởng tích cực đến chi tiêu giáo dục của hộ. Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng, việc sử dụng biến thu nhập để khảo sát ảnh hưởng đến chi tiêu
cho giáo dục thưYng không thật sự khách quan. Việc thống kê số liệu liên quan đến thu nhập thưYng không chính xác do tính minh bạch trong vấn đề kê khai, ngưYi ta thưYng kê khai không đúng về thu nhập của mình. Vì vậy mà hầu hết các nghiên cứu liên quan đến thu nhập thưYng sử dụng biến chi tiêu để thay thế. Việc điều tra số liệu về chi tiêu sẽ dễ dàng hơn và chính xác hơn. Tổng chi tiêu còn thể hiện khả năng thanh toán thực tế và phụ thuộc vào thu nhập thực tế của hộ gia đình. Với nhân tố này, chúng ta kỳ vọng rằng hộ gia đình có tổng chi tiêu hay chi tiêu bình quân càng cao thì cũng chi tiêu cho giáo dục càng cao và ngược lại.
3.2.3.11. Số thành viên đi học của hộ:
Số thành viên đi học của họ là số trẻ từ 3 đến 18 tuổi đang đi học và số thành viên trên 18 tuổi vẫn còn được gia đình chu cấp kinh phí để đi học. Mẫu nghiên cứu hộ gia đình có 1 trẻ đi học là nhiều nhất chiếm 56,41 %, những hộ có 2 trẻ đi học, chiếm 36,92 %, còn lại là những hộ có 3,4 trẻ đi học.
Theo nghiên cứu, số ngưYi đang đi học của hộ là yếu tố có tác động nhiều nhất đến mức chi tiêu cho giáo dục của hộ, có quan hệ cùng chiều với chi tiêu giáo dục, khi hộ gia đình có thêm một ngưYi đi học ở bất kỳ cấp học nào thì đều có xu hướng làm gia tăng mức chi tiêu của hộ cho giáo dục.
3.2.3.12. Ý thức giáo dục của chủ hộ
Ý thức giáo dục của chủ hộ thể hiện ở việc nhận thức được vai trò, lợi ích của học tập đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội, từ đó chủ hộ luôn xác định và quyết tâm là sẽ đầu tư cho con cái học hành đến nơi đến chốn, kỳ vọng là con cái sẽ có được công việc tốt hơn và thu nhập cao hơn trong tương lai. Chủ hộ có ý thức về giáo dục chiếm 56,92 % mẫu quan sát. Khi ngưYi chủ hộ đã có ý thức giáo dục thì dù thu nhập của hộ nhiều hay ít, họ vẫn sẽ ưu tiên hơn phần thu nhập của hộ cho chi phí học tập cho các thành viên trong hộ.
3.2.3.13. Chi tiêu cho y tế
Chi tiêu cho y tế là một loại chi tiêu đặc biệt. Ngoài chi cho các loại bảo hiểm thì các chi tiêu cho y tế khác đểu không do mong muốn của ho gia đình. Chi phí để khám, chữa bệnh thưYng rất cao, đôi khi làm khánh kiệt kinh tế của hộ gia đình. Xem xét ảnh hưởng của chi tiêu y tế đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình nhằm làm sáng tỏ liệu một trẻ mà có chi phí cho y tế cao thì chi tiêu cho giáo dục có giảm hay không? Ngoài ra, biến bảo hiểm y tế cũng được đưa vào mô hình để xem xét khi hộ gia đình mua bảo hiểm cho trẻ thì chi tiêu cho y tế có tăng hay giảm và từ đó ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục như thế nào?
3.2.3.14. Chi tiêu cho thực phẩm
Thực phẩm và giáo dục là hai yếu tố hình thành nên nguồn nhân lực. Thực phẩm là nền tản của thể lực, làm tăng khả năng hấp thu kiến thức và các kỹ năng còn giáo dục là nền tăng của tri thức, truyền đạt các kiến thức, hình thành nên các kỹ năng cho con ngưYi. Nếu ta xem giáo dục và thực phẩm là hai loại hàng hóa mà gia đình sử dụng thì theo lý thuyết về lựa chọn tiêu dùng của Mas-collet và cộng sự (1995), trong giới hạn về thu nhập của hộ gia đình và nhu cầu được sử dụng nhiều hàng hóa khác nhau nên nhiều khả năng sẽ dẫn đến tình trạng chi tiêu cho hàng hóa này nhiều thì sẽ giảm chi tiêu cho hàng hóa khác. Mức tăng hay giảm các loại hàng hóa tùy thuộc vào sự lựa chọn, cân nhắc của từng hộ gia đình sao cho tối ưu hóa độ hữu dụng cho hộ của mình. Vì vậy, sử dụng biển chi tiêu thực phẩm bình quân trong mô hình là muốn xem xét liệu khi mức sống ngưYi dân tăng lên đồng nghĩa với tỷ trọng chi tiêu thực phẩm giảm thì chi tiêu cho giáo dục có tăng hay không?
3.2.3.15. Vùng sinh sống
Chi tiêu giáo dục của hộ gia đình không những bị ảnh hưởng bởi khu vực sinh sống thành thị và nông thôn mà còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện địa lý vùng miền nơi hộ cư trú. Với những hộ của nước ta nếu ở vùng miền có thiên tai mất mùa sẽ có thu nhập trung bình và điều kiện kinh tế thấp hơn so với các vùng khác, đồng thYi hộ cư trú ở đồng bằng, trung tâm thành phố sẽ thuận lợi hơn trong việc tiếp cận giao thông, giáo dục, y tế,... so với hộ ở miển núi, trung du hay vùng biển. Theo Huy Vu Quang (2012) chi tiêu giáo dục của hộ sống miền Nam và Bắc có mức chi tiêu giáo dục thấp hơn so với hộ sống ở trung tâm, trong khi nghiên cứu của Đào Thị Yến Nhi (2013) cho thấy hộ sống ở Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng có mức chi tiêu giáo dục cao nhất so với các vùng khác.